- 1. Khái niệm tùy hỷ
- 1.1 Tùy hỷ là gì?
- 1.2 Tùy hỷ công đức là gì?
- 1.3 Vì sao ta khó tùy hỷ?
- 2. Lợi ích của việc tùy hỷ là gì?
- 2.1 Có được niềm vui đích thực
- 2.2 Được hưởng phước báu tương đương
- 2.3 Chấm dứt ân oán
- 3. Không biết tùy hỷ thường gieo rắc tội ác
- 4. Chớ ngăn trở người khác làm điều thiện
- 5. Tại sao nên tùy hỷ chứ không phải cạnh tranh?
1. Khái niệm tùy hỷ
1.1 Tùy hỷ là gì?
“Tùy” là thuận, xuôi theo, “hỷ” trong hoan hỷ nghĩa là vui mừng, điều tốt lành. Theo đó, tùy hỷ là cảm xúc của mình vui theo niềm vui của người, trong lòng ta cảm thấy hân hoan như thể mình đã đạt được thành tựu như của họ vậy.
Thực lòng vui cái vui của người, mừng thấy cái tốt của người đòi hỏi phải có sự thấu hiểu, đồng cảm, nhờ đó mà tạo được không khí an lành đầy chân thành hòa đồng trong tâm niệm hạnh phúc.
Lúc đó tâm ta sẽ thấy an vui, nhẹ nhõm, thanh thoát cõi lòng, sống trong hiện tại rất là thư thái và được nhiều người thương yêu, hỗ trợ, cuộc sống sẽ gặp may mắn và tràn đầy phúc khí.
1.2 Tùy hỷ công đức là gì?
Tùy hỷ ở đây có thể là người khác vui theo những công đức mình đã làm, cũng có thể nói là mình vui theo những công đức mà người khác đã làm, thấy họ làm điều phước thiện, đạo đức mình sẵn sàng trợ giúp họ.
Ví dụ như nếu thấy người làm việc bố thí, chúng ta phát tâm tùy hỷ trợ giúp họ, tự nhiên người ấy sẽ tích cực muốn làm nhiều thêm. Họ càng thích làm điều thiện, thường xuyên bố thí thì những người xung quanh bớt đi đau khổ.
Quan trọng nhất là ở trong tâm của mình vì tuy cùng làm một việc, mà người phát tâm nhỏ hẹp thì công đức sẽ nhỏ hẹp, người phát tâm rộng lớn thì công đức rộng lớn.
Phật dạy: “Người phát tâm rộng lớn bố thí, của chỉ bằng hạt cải mà quả báo như núi Tu di. Ngược lại, người ôm lòng nhỏ hẹp bố thí, của bằng núi Tu di, công đức chỉ bằng hạt cải”.
1.3 Vì sao ta khó tùy hỷ?
Hoặc một người nghèo chỉ có tức giận chứ làm gì thấy vui khi bản thân không có nổi một căn nhà, trong khi người giàu ngày càng giàu có, mua thêm nhiều xe sang, nhà đẹp.
Việc tùy hỷ nghe qua có vẻ rất nhẹ nhàng, dễ dàng nhưng ta cảm thấy khó khăn khi thực hiện vì bao lâu nay chúng ta cứ để cho "gắnh nặng" của tâm mình ngăn cản, ta chưa học cách để kiểm soát nó đúng cách. Trở ngại này thường xuất phát từ tính tật đố, ganh tị đang ngự trị trong tâm tư chúng ta nên không cho phép ta làm.
Hầu hết, chúng ta ai cũng có cái tôi quá lớn, chỉ thích những điều tốt đẹp diễn ra trong cuộc sống của mình mà thôi, nếu nó xảy ra với người khác thì cảm thấy ghen tức, khó chịu, không hài lòng.
Thế nên, một hiện tượng thường thấy đó là khi thấy ai làm điều tốt, được khen ngợi, có được thành tích... thì chúng ta có phản ứng ngay. Có kẻ tìm cách phá hoại, khinh miệt, "dìm hàng" là để thỏa mãn tính tự cao, tật đố, tham lợi… của mình.
Đây là lời mà Phật dạy về cho và nhận mà không phải ai cũng biết, thấu hiểu được chân lý sau đây bạn sẽ có được công đức vô lượng.
2. Lợi ích của việc tùy hỷ là gì?
2.1 Có được niềm vui đích thực
Việc tùy hỷ trước tiên mang lại niềm vui cho chính chúng ta. Khi tâm ta vui thay vì đố kỵ, ta có thể tạo được không khí an lành đầy chân thành hòa cùng niềm vui của mọi người.
Ngay thời điểm đó, trong lòng ta cảm thấy nhẹ nhõm, thư thái, có những suy nghĩ tốt đẹp, tích cực tới người khác. Chỉ khi đó ta mới tìm được niềm vui đích thực.
Lời Phật dạy về lòng đố kỵ đã chỉ cho ta thấy mối nguy từ sự ghen tị trong lòng ta. Thế nên, Ngài từng khẳng định rằng muốn tìm được hạnh phúc, muốn tìm được sự an lạc là ngay lúc này cần thể hiện lòng tùy hỷ.
2.2 Được hưởng phước báu tương đương
Một trong những lợi ích tuyệt vời nhất của việc tùy hỷ đó là bản thân mình cũng nhận được phước báu tương đương như người ta.
Phật dạy rất rõ: “Một người bố thí và một người không bố thí nhưng tùy hỷ thì phước bằng nhau”. Ngày giải thích đó là vì người bố thí xả bỏ tâm tham, còn người tùy hỷ xả tâm tật đố.
Điều này có nghĩa là nếu chúng ta tùy hỷ công đức của chư Phật thì chúng ta cũng được một phần công đức vô lượng của chư Phật. Việc tùy hỷ này là ở nơi tâm, không phải chỉ vì qua một câu nói nào đó như: "Ta vui cho anh" nhưng trong lòng lại đang ghen tị.
2.3 Chấm dứt ân oán
Khi có được sự hoan hỷ trong lòng, cho dù đó là vui cho niềm vui của người, ta loại được tâm đố kỵ - tác nhân gieo rắc oán hận và tội ác. Thực tế đã cho thấy, nếu đố kỵ sẽ gây ra thù hận, cuối cùng lại thành oan gia trái chủ, để phải luân hồi sanh tử mãi mà đọa đày trả ân oán với nhau.
Thế nhưng khi ta đã biết vui cái vui của người, mừng thấy cái tốt của người. Cho đến không còn thấy họ cũng như là bản thân ta, phá tan được cái cách biệt giữa và người, chấm dứt hoàn toàn ân oán từ đây.
Tuy nhiên, điều quan trọng đó là tâm tùy hỷ xuất phát từ tâm chân thật. Cái tâm mới là chính yếu chứ không phải hành động. Hình thức bố thí thật sự có ích cho người bố thí và người nhận bố thí hay không tùy thuộc vào cái tâm của họ.
3. Không biết tùy hỷ thường gieo rắc tội ác
- Người tu không tùy hỷ: Khi bản thân chưa thể tu tập như người khác cũng nên vui cho thành tích của bạn đồng tu. Hay khi không có điều kiện giúp các vị pháp sư làm đạo hay giảng pháp thì hãy khuyến khích người khác đến nghe.
Ngay cả trong chùa, nếu chùa này ít người tới liền không vui khi thấy chùa gần đó đông hơn, hay đạo tràng này đông thì đạo tràng bên cạnh sinh phiền não.
- Vợ chồng không tùy hỷ: Trong đời sống vợ chồng, nhiều người chồng không muốn vợ hơn mình.
Người đàn ông thấy vợ mình có cuộc sống tốt hơn mình liền không vui, hoặc một số người vợ vì kiếm được nhiều tiền hơn liền "lên mặt" khiến không khí gia đình thường xuyên căng thẳng. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến hôn nhân đổ vỡ.
- Anh em không tùy hỷ: Thấy bố mẹ thương anh/em hơn là người kia ganh tị, luôn đem lý do này ra để chửi bới, gây mâu thuẫn. Tình cảm anh em vì thế phai nhạt. Hoặc anh em mà kẻ giàu, người nghèo là cái cớ khiến họ chẳng thể ngồi lại nói chuyện được với nhau.
- Bạn bè không tùy hỷ: Bạn chung một lớp nhưng người được thầy cô khen thưởng sẽ bị người khác tìm cách nói xấu, gây hại sau lưng. Hay một người thi đậu một người thi rớt thì bắt đầu có sự đối đầu, ghen ghét.
Hay thấy một người thành công hơn liền tìm cách chê bai rằng người kia còn không có tài bằng tôi, chỉ là nó gặp thời.
- Các thế hệ không tùy hỷ: Thế hệ đi trước hay nghĩ mình dày dặn kinh nghiệm mà coi thường thế hệ sau.
Thế hệ trẻ khó chấp nhận thế hệ già, họ thường có thái độ chê bai, cho rằng người đi trước cổ hủ, lạc hậu. Điều này càng tạo nên khoảng cách lớn giữa hai thế hệ, chẳng mang lại chút lợi ích nào.
4. Chớ ngăn trở người khác làm điều thiện
Nhiều người không làm bố thí lại còn không thích người khác làm bố thí. Chính điều này vô tình xây một bức tường ngăn cách giữa họ và mọi người, cuối cùng phước lộc cũng tiêu tan.
Chẳng những ngăn cản mà ông còn giật lấy bát cơm và đổ xuống đất rồi lấy chân giẫm lên. Chính vì thế mà từ khi sinh ra đời ông phải sống trong nghèo cùng khốn khổ, đến khi được Tôn giả Xá Lợi Phất độ cho xuất gia thì lại tiếp tục làm một vị Tỳ-kheo bất hạnh, luôn phải chịu đói khát do không có người cúng dường.
5. Tại sao nên tùy hỷ chứ không phải cạnh tranh?
Theo nhà Phật thì luôn đề cao sự hợp tác chứ không dạy cạnh tranh.
Hợp tác tuy là tối ưu nhất nhưng trong một hoàn cảnh nó không nhận được sự hợp tác thì nên tùy hỷ. Tốt hơn nữa đó là thể hiện tự tùy hỷ bằng cách hỗ trợ để người kia có được thành công lâu dài.
Ví dụ như trong tình yêu, dù ai đó không chọn chúng ta làm người yêu, hay bị phản bội thì hãy tùy hỷ tôn trọng quyết định của đối phương. Khi họ tìm được hạnh phúc bên người khác thì ta không làm phiền nữa. Lòng tùy hỷ mang lại an vui cho bản thân và người khác.
Nói về việc tùy hỷ với đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh có vẻ là quá khó khăn với những người làm ăn lớn. Nhưng thực ra, việc này không hề gây ra tác động tiêu cực, nếu có tầm nhìn đủ lớn ta sẽ nhận ra đối tượng mà ta có thể phục vụ ở ngoài kia vô cùng đa dạng, và cách thể hiện sự phục vụ cũng vô cùng phong phú. Ngay cả cùng một sản phẩm cũng có cách phục vụ khác nhau.
Nếu không phục vụ đối tượng khách hàng này thì ta phục vụ đối tượng khách hàng khác. Vì thế mới có "chiến lược đại dương xanh" trong kinh doanh. Còn nói ngắn gọn thì nghĩa là: "Ai cũng có lộc riêng", vậy nên không có gì phải cạnh tranh cả.
Khi ta vượt qua được chướng ngại trong lòng mà có thể tùy hỷ với cả thù địch của ta trước đây thì bản thân ta đã vượt lên trên tất cả, không còn bị phiền não, mê lầm nào bao vây.
Hiểu được tùy hỷ là gì và lợi ích của chúng thì chúng ta phải thường xuyên tự soi xét lại mình, để thấy được cái sai lầm của bản thân mà sửa đổi mỗi ngày vì đó là cách gia tăng phước đức vô cùng dễ dàng mà ta không nên lãng phí nó một chút nào.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: