Triết lý Phật giáo vốn sâu sắc và chứa đựng nhiều bài học cảnh tỉnh con người, hướng tới cái từ bi nhân ái và lạc quan đầy nhân văn. Nhưng phải chăng quan niệm “đời là bể khổ” lại đi ngược lại con đường chung của Phật giáo?
► Cùng đọc những câu nói hay về cuộc sống và suy ngẫm |
Nếu như thế thì giáo lý Phật giáo đã không có tiếng là thấm đãm tinh thần từ bi, nhân ái, hướng thiện và nhân văn. Nếu như thế, đạo Phật đã không tha thiết thúc đẩy con người ta tới cuộc sống hạnh phúc hơn, tự tại hơn, an nhiên hơn. Quan niệm này của Phật giáo sâu sắc hơn nhiều so với vẻ bề ngoài.
Cuộc đời này không chỉ toàn màu hồng, toàn hạnh phúc, vui vẻ. Đó là điều chắc chắn. Chẳng ai thích đau khổ và luôn cố gắng trốn chạy những cảm xúc khó khăn, nhưng đó chính là tự làm khổ mình hơn. Cuộc đời mỗi con người không thể tránh được muộn phiền, buồn chán, mất mát và lo âu, nhưng việc ta đặt ra những kỳ vọng không thực tế với viễn cảnh mình sẽ chẳng bao giờ chịu đau khổ thực chất khiến ta càng thất vọng và khổ sở hơn khi đối mặt. Nỗi đau bị che giấu, khước từ hay thậm chí là đè nén sẽ trở thành nỗi đau khủng khiếp hơn.
Đừng mang vào người những suy nghĩ viển vông. Hãy chấp nhận cái chết, tuổi già, bệnh tật, đau khổ và mất mát là một phần của cuộc sống. Hãy chấp nhận đối mặt với xung đột. Hãy thôi lừa bịp mình rằng cuộc sống này là dễ dàng và không có gì đau khổ cả, cả về thể xác lẫn tinh thần.
Bệnh tật, đau khổ, mất mát, thất vọng và tuyệt vọng là những điều không thể tránh khỏi mà chỉ có thể giảm nhẹ nếu biết từ bỏ và đừng níu kéo mãi. Hãy chấp nhận sự thiếu hoàn hảo với một trái tim cởi mở.
Nếu biết nhìn thẳng vào cái “khổ” của cuộc đời, ta sẽ sẵn sàng với tâm thế của một người thấu hiểu, đón nhận những “cơn sóng đời” ập đến, bình tĩnh vượt qua và chế ngự nó. Đó mới là điều mà Phật giáo muốn gửi gắm. Là con đường giúp chúng ta trưởng thành và thành công.
Theo Mindbodygreen