1. Thời niên thiếu và duyên lành xuất gia
Tôn giả sinh ra đã sống trong sự giàu sang, quyền quý của gia đình. Trong "Tôn Túc Kệ Ngôn" câu số 911 (Theragàthà 11), A Nậu Lâu Ðà đã tự mình diễn tả tóm tắt thời niên thiếu như sau:
(Đoạn văn đã được thoát dịch ra văn vần).
A Nâu Đà La cũng là vị Hoàng tử ưu tú của dòng họ Thích Ca với sự thông minh, thanh nhã và tinh thông võ nghệ. Ngài có giọng hát êm dịu mang cảm giác bình an và hạnh phúc cho người nghe.
Hoàng tử luôn cư xử chân thật, luôn nhu thuận, sống yêu thương hòa ái, đối xử với những người hầu cận thân thiết như một người bạn của mình.
Khi Đức Thế Tôn quay trở về kinh thành Ca Tỳ La Vệ, anh trai của Ngài - Hoàng tử Mahànàma chợt dâng niềm xúc động mạnh mẽ khi nghĩ rằng: "Nhiều hoàng thân trong gia đình "Vương Bá" (ám chỉ vua Tịnh Phạn) đã theo chân đức Phật xuất gia. Trong khi đó, chưa có một người nào thuộc gia đình ông (tức giòng ngự đệ Amitodana) góp mặt trong đời sống cao thượng Tăng Già. Nhất là ngoài ông ra, gia đình còn đến bốn Hoàng tử thông minh khỏe mạnh".
Thế nên Mahànàma thuyết phục em trai A Nậu Lâu Ðà theo Phật. Sau cuộc trò chuyện, A Nậu Lâu Ðà cảm thấy cuộc sống của một vị Sa môn trong Tăng đoàn mới thật sự thuần khiết và thanh tịnh.
Bởi vậy Hoàng tử quyết tâm rời bỏ cuộc sống vương giả để trở thành một vị tu sĩ xuất gia. Kết quả là không chỉ có mình Ngài mà có tới 6 Hoàng tử Thích Ca (Sakya): Bhaddiya, Anuruddha, Ànanda, Bhagu, Kimbila và Devadatta cùng nhau rời kinh đô Ca Tỳ La Vệ tìm đến đức Phật, mang theo một vương bộc tên Upàli.
Ðại Ðức Bhaddiya, vị thứ nhất đắc quả A La Hán với Tam thông: Túc Mạng Thông (biết hết tiền kiếp của mình), Thiên Nhãn Thông (thấy rõ mọi loài, vô hình lẫn hữu hình), và Lậu Tận Thông (tẩy sạch phiền não).
Còn A Nậu Lâu Ðà thì đắc Thiên Nhãn Thông, trở thành Thập Đại Đệ Tử của Đức Phật được người đời ngưỡng vọng. A Nan Ðà (Ànanda) đạt thánh quả Nhập Lưu (Sotapanno). Devadatta (Ðề Bà Ðạt Ða) luyện thành nhiều quyền thuật siêu nhiên. Riêng Bhagu, Kimbila và Upàli thì về sau mới đắc quả A La Hán (giống như A Nan Ðà và A Nậu Lâu Ðà).
Chỉ có Ðề Bà Ðạt Ða vì luyện thành nhiều quyền lực siêu phàm, mà trở nên ỷ lại, rồi ngã mạn và tham lam lại phát sinh, đến nỗi ông trở nên tăm tối, đi vào con đường chống Phật, phải bị đọa vào địa ngục Vô gián.
2. Sự tích về A Nậu Lâu Ðà
Tôn giả A Nậu Lâu Ðà được mọi người vô cùng tôn trọng vì là một bậc tu hành rất thanh tịnh, thế nhưng điểm yếu của Ngài đó là hay ngủ gật mỗi khi nghe Phật thuyết pháp.
Sau vài lần bị Phật quở trách, Ngài xấu hổ nên từ đó lập hạnh “không ngủ”, chỉ ngồi mở to mắt của mình nhìn vào khoảng không, cũng không chớp mắt. Cứ như thế sau 7 ngày 7 đêm không ngủ, cho đến khi hai mắt bị sưng phù rồi mù lòa.
- A Nậu Lâu Ðà này, thầy quả là bậc kiên thệ, là bậc xứng đáng thọ nhận sự cúng dường của trời người. Tuy đôi mắt nhục nhãn của thầy không còn, nhưng ta biết thầy có một đôi mắt trí tuệ siêu phàm. Hãy đưa chiếc y của thầy để Như Lai giúp, đây là việc cần làm của tất cả mọi người.
Sau đó, Đức Phật tự mình cầm tay chỉ dạy Tôn giả A Nâu Đà La may áo và phương pháp tu định để giúp mắt được sáng ra.
Ðức Phật thương xót nên mới dạy Ngài tu Tam muội Kim Cang Chiếu Minh. Không lâu sau, A Nậu Lâu Ðà đắc được Thiên nhãn thông, thấy rõ ba ngàn đại thiên thế giới, như thấy trái Am Ma La trên tay, dù là ở xa hay gần, bên trong hay bên ngoài, A Nậu Lâu Ðà có thể nhìn thấu được hết. Vì thế được Phật ấn chứng là Thiên nhãn đệ nhất.
3. Vì sao A Nậu Lâu Ðà là Thiên nhãn đệ nhất
Tôn giả an trú sâu dần trong các tầng mức thiền định, lúc này cả đất trời hiện diện đủ đầy trong một tia nhìn cùng khắp tường tận đến từng hạt bụi nhỏ. Ngay giây phút đó, Thiên nhãn thanh tịnh siêu nhiên bừng khởi.
Những cõi trời cực kỳ vinh quang thù thắng, chỉ dành cho những người biết đạo lý, cung kính Tam Bảo và gây được nhiều việc thiện lành. Trong khi đó, tầng trời Sắc giới đã hoàn toàn trong sạch không còn vẩn chút tính dục, cõi Phạm Thiên thanh tịnh thuần khiết và ngập tràn ánh sáng, đến cõi trời Vô Sắc thì chư Thiên không còn hình hài mà chỉ là một cõi tâm bao la, phủ trùm tất cả.
Khi Tôn giả A Nậu Lâu Đà bừng khởi Thiên nhãn để quán sát khắp pháp giới thì tất cả các vị A La Hán tại tinh xá cũng đều cảm nhận đạo lực phi thường của Ngài. Tôn Giả Tân Đầu Lô Phả La Đoạ đã tán thán: “Tôn Giả A Nậu Lâu Đà nhìn thấy cả tam giới rõ ràng tường tận như xem trái xoài trong lòng bàn tay”.
Rồi trong nhiều kiếp, cứ mỗi khi nhân duyên bắt gặp nơi có thờ Xá lợi Đức Phật, Ngài lại bừng lên niềm kính ngưỡng và thắp sáng chánh điện với hàng ngàn ngọn đèn nến lung linh.
Tôn giả cũng hình thành nên một đức tính luôn theo Ngài qua vô lượng kiếp là luôn chú tâm quan sát đến những nỗi khổ xung quanh mình để từ đó giúp đỡ, sẻ chia cùng họ. Ngài nhìn thấy nỗi buồn thoáng qua nơi vầng trán của họ và trao cho người ta sự quan tâm tử tế. Bởi thế mà khi được thành tựu, Thiên nhãn của Ngài có thế thấu suốt hàng nghìn thế giới, thấy rõ dòng lưu chuyển của sinh tử luân hồi, soi tỏ đến từng tâm tư vi tế trong lòng của chúng sinh.
4. Tiền kiếp của A Nậu Lâu Ðà
Thuở giáo pháp của Đức Phật quá khứ tên Kassapa (Ca Diếp - trùng tên với Thánh Tăng Ðại Ca Diếp), tiền thân A Nậu Lâu Ðà là người nghèo khó, thế nhưng vẫn thường xuyên cúng dường các bậc Phạm hạnh. Tới khi Đức Phật đã viên tịch, người hằng ngày lo chăm sóc, nhang khói ngôi bảo tháp an trí Xá lợi Phật…
Hạnh hy sinh cao quí đã luôn theo Ngài trong nhiều kiếp nên kiếp này nhờ tu thiền đắc quả, khi đạt được Thiên nhãn thông chợt nhớ lại và tự thuật qua bài kệ ngôn về những kiếp sống của mình.
Ngài từng ở trên cõi trời làm làm vua trời Ðế Thích, còn khi tái sinh xuống trần thế thì làm Đế vương. Cứ thế Ngài lên Trời, xuống làm người trong bảy kiếp. Bảy kiếp trần gian, bảy kiếp thiên đường… Mỗi kiếp đều ngồi ngôi báu đại vương nhưng kiếp nào cũng thường xuyên sống hạnh hiền đức.
5. Ngài A Nậu Lâu Ðà viên tịch
Tôn giả A Nậu Lâu Ðà đã từ bi khuyến khích và tiếp độ vị sư đệ của ông - tôn giả A Nan Đà ngay sau khi Đức Thế Tôn tịch diệt, để đưa vị Sa Môn này vào Thánh giới giải thoát, chấm dứt vòng sanh tử luân hồi.
Theo những câu kết thúc các kệ ngôn ấy, có vẻ gián tiếp nói về nơi nhập diệt của ông. A Nậu Lâu Đà đã tìm đến một khu rừng tĩnh mịch, nơi có những khóm trúc đứng thẳng vút cao. Ngài bình yên thiền tọa, nhập sâu dần trong các tầng thiền định rồi nhẹ nhàng an trú vào Niết Bàn tịch diệt.