Chàng trai loay hoay không biết tìm ở đâu để thấy Phật?
Ở một vùng nọ có anh chàng trẻ tuổi rất thích đọc Kinh Phật, khi tìm hiểu thêm về Đức Phật anh càng thích và mong muốn nhất định phải tìm cách để thấy được Ngài. Anh hào hứng với ý tưởng của mình và gói ghém đồ đạc của mình rời đi.
Thế nhưng anh chàng dù sắp hết kiên nhẫn vẫn chưa được gặp Phật giống như hình dáng trong kinh đã diễn tả. Trong lúc anh đang loay hoay không biết tìm ở đâu để thấy Phật thì vô tình gặp một cụ già râu tóc bạc phơ cốt cách siêu phàm. Anh mừng rỡ, lại gần hỏi ông:
Lúc này trời đã khuya, bà mẹ còn chong đèn ngồi đợi con. Nghe tiếng gọi cửa bà mừng quá, tụt xuống phản tìm đôi guốc trong đêm tối rồi chống gậy tất tả ra mở cửa. Chàng trai thấy mẹ tiều tụy, nước mắt chảy dài trên đôi má nhăn nheo, mang lộn chiếc guốc trái qua chân mặt, guốc phải sang chân trái.
Hãy thờ phụng cha mẹ như Đức Phật
Ta cũng không khác chàng trai kia là bao, chúng ta bôn ba đi tìm Phật khắp nơi, mong được Ngài giúp đỡ, trong khi Ngài ở kề cận bên mình mà chẳng hay. Vì cha mẹ chính là Phật sống trong nhà, khi hiểu ra rồi thì từ nay đừng mất công đi tìm Phật ở nơi nào khác.
Trong kinh Phật có dạy: “Gặp thời không có Phật thì hai vị Phật đáng tôn thờ là cha và mẹ của mình, phải cung kính và thờ phụng hai vị này như tôn thờ đức Phật Thích Ca và Di Lặc vậy.”
Từ lúc sinh ra, ba mẹ đã phải chịu bao nhiêu khổ cực để thay phiên nhau chăm sóc cho ta. Ta lớn lên trong tình thương của ba mẹ. Sau này, ta đi học, ta gặp thầy cô, những người dạy dỗ ta nên người. Công sức của ba mẹ và thầy cô đóng góp vào sự thành tựu của ta không hề nhỏ. Thế nên, dù có đi đâu cũng không được quên công ơn sinh thành này.
Không ít lần nghe những câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng. Có những giọt nước mắt cảm động, song có cả những giọt nước mắt ân hận, xót xa của người từng có những lời nói, việc làm khiến cha mẹ buồn lòng. Thế nhưng mấy ai biết nói yêu bố mẹ mình khi họ còn cận kề bên ta?
Có thể ngày mai, mình sẽ không còn cha mẹ nữa. Bởi vậy, nếu như muốn nói lời yêu thương nào, muốn làm điều gì tốt đẹp cho cha mẹ, ta phải nói ngay bây giờ, làm ngay lúc này. Đừng đợi tới mùa Vu Lan báo hiếu mới bày tỏ, trong từng việc làm hàng ngày ta cũng phải thể hiện sự hiếu thuận, hướng công đức mình làm tới cha mẹ.
Ngạn ngữ dân tộc ta có câu: "Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa". Điều này có nghĩa là phải dành thời gian để tu dưỡng bản thân ngay từ trong ngôi nhà của mình đã trước khi muốn nghĩ tới điều gì đó xa xôi.
Thế nhưng, đừng nghĩ phụng dưỡng cha mẹ là nghĩa vụ, đó là phúc phận may mắn nhất của đời người. Có hiếu với cha mẹ, mới nhận được phúc khí của thiên hạ và được Thần Phật độ trì, vạn sự như ý.
Làm việc hiếu, lòng hướng thiện, sẽ có được tất cả, hậu vận viên mãn vô cùng. Bằng không sẽ rơi vào bể khổ triền miên, không thể tìm thấy bến bờ an lạc.
Chuyện kể lại rằng, ngày xưa, trong hàng môn đồ của Ðại sư Trí Khải - một danh tăng đời Ðường - có một vị sư nhớ nhung cha mẹ, bèn bày tỏ cùng Ngài. Ðại sư dạy:
Vì thế, không chỉ với cha mẹ và với tất cả chúng sanh xung quanh mình ta cũng phải học cách đối đã thật tốt bằng tâm vô tư của mình nữa nhé.