Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Thời gian bao lâu thì mãn tang phù hợp

Thứ Hai, 09/10/2017 13:22 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Việc để tang đã thể hiện một nền văn minh lâu đời, có tôn ti trật tự, có phép tắc hẳn hoi, và thân sơ phân biệt rõ ràng vì thế, bao lâu thì mãn tang là điều rất quan trọng đối với văn hóa người Việt.
 
Trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là Phát Tang, Để Tang và Xả Tang trước khi tìm hiểu bao lâu thì mãn tang hay cách chúng ta báo hiếu, việc ân đền, nghĩa trả cùng lòng kính trọng, tiếc thương đối với người quá cố như thế nào thì phù hợp.
 
Định nghĩa tổng quát:
 
- Phát Tang: là thời điểm bắt đầu tất cả anh em, họ hàng, con cháu thể hiện sự tiếc nuối với người đã khuất. 
 
- Để Tang: là quãng thời gian những người thân thi hành nhiệm vụ và bổn phận của sự buồn thương, nuối tiếc cũng là sự trả hiếu, trả ân nghĩa cho nhau trong một thời hạn cố định. 
 
- Xả Tang: là thời điểm hoàn tất nhiệm vụ và bổn phận để tang cho người đã mất. 
 
Bao lau thi man tang la phu hop
 

Bao lâu thì mãn tang


Thời hạn để tang phụ thuộc theo sự liên hệ gần hay xa đối với người đã mất. Việc để tang ở nước ta chia ra đại tang và tiểu tang. Về tiểu tang có 4 bậc, đại tang chỉ có 1 bậc. Đại tang và tiểu tang gồm tất cả 5 bậc, gọi là ngũ phục.
 

1. Đại tang:


Sau 3 năm sẽ mãn tang (thực ra có 27 tháng ) 
 
- Để tang tứ thân phụ mẫu: Con để tang cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi, nàng dâu để tang cha mẹ chồng, cháu đích tôn thừa trọng (thay cha khi cha mất) để tang ông bà, và chắt thừa trọng (thay cha và ông khi cha và ông đều mất) để tang cụ ông cụ bà.   
 
- Vợ để tang chồng

Tham khảo: Năm hạng tang phục là gì?
 

2. Tiểu tang:


Thời gian tiểu tang tính từng tháng cho đến tối đa là một năm và mỗi loại có tên và thời gian khác nhau tùy theo thân sơ. 
 
- Cơ niên: 1 năm 
 
+ Cha mẹ để tang cho con trai, con dâu trưởng, và con gái (chưa đi lấy chồng)

+ Chồng để tang cho vợ

+ Con rể để tang cho cha mẹ vợ

+ Anh em và chị em (chưa đi lấy chồng) kể cả anh chị em cùng cha khác mẹ để tang cho nhau

+ Em để tang cho chị dâu trưởng

+ Cháu trai và cháu gái (chưa đi lấy chồng) để tang cho ông bà nội

+ Cháu để tang cho chú bác ruột và cô ruột (chưa đi lấy chồng)

+ Cháu dâu để tang cho ông bà nhà chồng. 
 
- Đại công: 9 tháng  
 
+ Cha mẹ để tang con gái (đã đi lấy chồng) và con dâu thứ

+ Chị em ruột (đã đi lấy chồng) để tang cho nhau

+ Anh em con chú con bác ruột để tang cho nhau

+ Chị em con chú con bác ruột (chưa đi lấy chồng) để tang cho nhau. 
 
- Tiểu công: 5 tháng  
 
+ Anh chị em cùng mẹ khác cha để tang cho nhau

+ Chị em con chú con bác ruột (đã đi lấy chồng) để tang cho nhau

+ Con để tang cho dì ghẻ

+ Cháu để tang cho ông chú, bà bác, và bà thím

+ Cháu để tang cho bà cô (chưa đi lấy chồng), chú họ, bác họ, thím họ, cô họ (chưa đi lấy chồng), ông bà ngoại, cậu, và dì ruột

+ Chắt để tang cho cụ ông cụ bà bên nội. 
 
Thoi gian xa tang chung ta ap dung theo Nho giao
 
 - Ti ma: 3 tháng  
 
+ Cha mẹ để tang cho con rể

+ Con cô con cậu và đôi con dì để tang cho nhau

+ Cháu để tang cho ông chú họ, ông bác họ, bà cô họ (chưa đi lấy chồng), bà cô (đã đi lấy chồng), và cụ cô (chưa đi lấy chồng)

+ Chắt để tang cho cụ chú cụ bác; và chút để tang cho kỵ ông kỵ bà bên nội. 
 
Đồng thời cũng là: 
 
- Những người con, cháu đã quay lưng với cha mẹ, ông bà họ hàng nhưng vì biến cố người này qua đời mà họ đang bắt đầu biết thương xót, biết ăn năn, hối hận. 
 
- Những người vợ, người chồng đã lỡ bội bạc nay vì biến cố người kia qua đời mà họ đã bắt đầu biết ăn năn, hối hận. 
 
- Những ai là người không tốt trong họ hàng, trong bạn bè… Nay vì biến cố chết chóc này họ cũng đã biết bắt đầu ân hận về cách cư xử không đẹp đối với người xấu số.
 
Qua đây, có thể thấy quan niệm trước đây rất trọng năm khinh nữ khi thời gian vợ để tang chồng là 27 tháng, tức là đại tang nhưng chồng để tang vợ chỉ có một năm. Ngoài ra, con gái đã được gả chồng thì thuộc về nhà chồng nên phụ nữ đã đi lấy chồng sẽ được người thân thích để tang một thời hạn ngắn hơn là lúc chết mà chưa có chồng.
 

Sau 49 ngày có thể xả tang được cho cha mẹ hay không? 

 
Tục lệ về đại tang, tiểu tang cùng thời gian bao lâu thì mãn tang cho phù hợp đều bắt nguồn từ văn hóa của Nho giáo người Trung Hoa. Do họ đã xâm chiếm và cai trị đất nước Việt Nam cả một ngàn năm nên những phong tục tập quán lễ nghi của chúng ta đã chịu ảnh hưởng rất sâu đậm. Hơn nữa, trong thời kỳ Tam giáo đồng nguyên: Nho, Phật và Lão, cả ba nguồn văn hóa  đều có sự sinh hoạt trộn lẫn hòa quyện với nhau một cách rất chặt chẽ.
 
Theo Nho giáo “Thiên kinh vạn quyển hiếu nghĩa vi tiên” tức là phải lấy việc hiếu thảo làm đầu. Cho nên, người ta cư tang với mục đích là để bày tỏ nỗi lòng hiếu thảo của những người còn sống đối với người đã chết. Người Việt Nam mới bắt chước làm theo vì thấy phù hợp và phong tục tập quán này đã lưu truyền cho đến hôm nay. 
 
Trong Phật giáo không có đề cập đến việc phục sức tang chế. Lúc còn sống mình đối xử với những người thân thuộc như ông bà cha mẹ… của mình như thế nào, thì khi chết cũng phải cư xử như thế đó. Do vậy, việc để tang là một biểu nghi hình thức để bày tỏ nỗi nhớ thương người đã khuất bóng. 
Sau 49 ngay co the xa tang duoc cho cha me hay khong
 
Ngày xưa, việc cư tang rất lâu, phải qua cái lễ cúng đại tường 2 năm, tiểu tường là 1 năm. Cho nên, ngày xưa các con cháu phải để tang cho cha mẹ ông bà phải đúng 2 năm mới xả. Nghĩa là phải qua cái lễ giỗ đại tường. Nhưng về sau, người ta lại giảm dần đi. Vì để tang lâu, có nhiều việc bất tiện, trở ngại nhiều cho việc cưới hỏi, làm ăn, ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống hàng ngày nên, việc cư tang hiện nay đã không còn giữ đúng như tục lệ ngày xưa nữa.
 
Giờ đây, thông thường là sau 49 ngày là con cháu có thể làm lễ xả tang. Vì một lý do hoàn cảnh nào đó quá đặc biệt, ngoài ý muốn như bố mẹ mất ở Việt Nam trong khi con cái đang làm ăn, học tập ở nước ngoài không thể về Việt Nam được để thọ tang, thì Phật tử và gia quyến trong thân thuộc có thể đến chùa để xin chư Tăng Ni làm lễ thọ tang.

Việc này không được xem là bất hiếu. Phật tử chỉ cần đến chùa xin chư Tôn đức Tăng Ni để làm lễ thọ và xả tang đều được cả. Đây là vì hoàn cảnh bất khả kháng, thật tâm không muốn như thế.

Cha mẹ hay ông bà là những người thân thuộc nhất cuộc đời mình, lẽ ra là mình phải về để cư tang mới đúng đạo làm con, nhưng vì hoàn cảnh bắt buộc phải như thế. 
 
Có nhiều khi, ông bà cha mẹ mới chết, mà con cháu lại tranh chấp đấu đá tranh giành hơn thua với nhau, hoặc giả sát sanh hại vật cúng tế linh đình. Việc này chỉ làm cho người đã khuất khó được siêu thoát thì việc cư tang cũng không có ý nghĩa gì nhiều. 
 
Do đó, tục lệ cư tang tùy theo thời đại mà nó có sự thay đổi và thích nghi. Vì thế, tùy theo yêu cầu ý muốn của tang quyến mà chúng ta làm theo, thiết nghĩ, cũng không có gì là lỗi đạo sai trái.

Vấn đề thời gian ngắn hay dài, lâu hay mau không thành vấn đề nữa. Thật ra hiếu thảo hay không là ở nơi lòng người. Còn tang chế, cũng như các hình thức lễ nghi khác, tất cả chỉ là biểu lộ cho tấm lòng của con người mà thôi. 

Nguyệt Minh (Tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

X