Thiền - phương pháp rèn luyện thân thể hiệu quả theo khoa học

Thứ Năm, 27/08/2015 09:30 (GMT+07)

Thiền – một nghi thức tâm linh đã được khoa học chứng minh là có tác dụng đối với sức khỏe. Như vậy, tâm linh không còn chỉ có ảnh hưởng về mặt tinh thành mà đã “lấn sân” sang cả lĩnh vực vật chất đối với con người.


Có nguồn gốc từ phương Đông cổ xưa, việc thực hành thiền định được cho là giúp giữ gìn tâm tính và đạt được một mức độ cao hơn về nhận thức, trong khi việc nâng cao sức khỏe và hạnh phúc chỉ được coi như một hiệu quả phụ diện. Khoa học hiện nay đang tiến gần hơn đến việc chứng minh lợi ích sức khỏe của thiền định. Các nghiên cứu mới nhất từ đội ngũ khoa học Trường Y Harvard cho thấy, cách rèn luyện thân và tâm này có thể ảnh hưởng đến gen, kiểm soát mức độ căng thẳng và chức năng miễn dịch.
Bác sĩ tâm thần học là John Denniger của Đại học Harvard và nhóm của ông đã sử dụng công nghệ chụp ảnh neuro và hệ gen để đo những thay đổi sinh lý tiềm tàng trong mỗi cá nhân một cách chính xác. Sau khi quan sát một người bị căng thẳng cao tập yoga và thiền định, nhóm nghiên cứu nhận thấy sự gia tăng sản xuất các ty thể, khả năng đàn hồi và hồi phục được cải thiện, những thứ này giúp làm giảm căng thẳng liên quan đến điều kiện sức khỏe như tăng huyết áp và vô sinh.
Trên thực tế, những quan sát qua điện não đồ cho thấy, chỉ cần nhắm mắt để loại bỏ thị giác là đã giảm được 50% các kích thích từ bên ngoài. Do đó, nhắm mắt lúc ngồi thiền giúp giảm các kích thích giác quan.
Ngày nay, khoa học đã biết rất rõ tác động qua lại giữa hai yếu tố thần kinh và cơ. Khi thần kinh căng thẳng, trương lực cơ bắp cũng gia tăng. Ngược lại, nếu điều hòa trương lực cơ bắp ở mức thư giãn thì thần kinh cũng sẽ được ổn định. Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này khi quan sát một người đang giận dữ. Khi tức giận, gân cổ nổi lên, cơ bắp căng cứng, bàn tay nắm chặt.Đó là lúc thần kinh quá căng thẳng. 
Ngược lại, hãy nhìn một người đang ngồi ngủ gật trên xe. Lúc người này thiếp đi là lúc thần kinh thư giãn, tâm không còn ghi nhận ý niệm gì cụ thể; cơ bắp cũng giãn mềm nên đầu dễ dàng ngoẹo sang một bên. Vì vậy, trong quá trình hành thiền, việc chủ động giãn mềm cơ bắp sẽ thúc đẩy nhanh quá trình thư giãn, nhập tĩnh.
Thứ nhất, mặt và hai bàn tay là những vùng phản chiếu, có các điểm tương ứng với toàn bộ cơ thể. Do đó, nếu thư giãn được vùng mặt hay hai bàn tay thì sẽ thư giãn được toàn thân. Thứ hai, theo học thuyết Paplop, khi tập trung gây ức chế thần kinh một vùng hoặc một điểm ở vỏ não (qua hiệu ứng thư giãn) thì sự ức chế này sẽ lan tỏa gây ức chế toàn bộ vỏ não.
Như vậy, thiền ngoài việc là liệu pháp tinh thần hiệu quả, còn là phương pháp rèn luyện thân thể rất khoa học mà mọi người có thể áp dụng.
ST