Thứ Tư, 26/08/2020 15:00 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Thiện ác hữu báo theo góc nhìn Khoa học đã cho ta thấy rằng đó không chỉ ở dạng niềm tin mà từng là đề tài nghiên cứu cụ thể, mang lại giá trị lớn lao cho loài người, đặc biệt là cho những ai muốn sống lâu và khỏe mạnh.
Quan niệm thiện ác hữu báo
Từ xa xưa chúng ta đã có quan niệm: “Thiện giả thiện báo,
ác giả ác báo" để răn dạy con cháu mình hãy sống tốt. Thế nhưng ta vẫn thường chưa thấy ngay làm điều xấu sẽ phải nhận những hậu quả gì vì thấy kẻ tàn ác vẫn sống nhởn nhơ nên nhiều người vẫn xem nhẹ lời khuyên này.
Cho đến nay, hàng trăm hàng nghìn năm trôi qua, thiện ác hữu báo vẫn luôn được truyền miệng, lưu lại trong dân gian. Con người khi làm việc xấu, không đối xử tốt với ai, nếu đời này chưa thể chịu báo ứng ngay lập tức thì rất có thể sẽ tiếp tục phải bồi hoàn ở đời sau, cho tới khi bồi hoàn hết thảy mọi nghiệp lực.
Thiện ác hữu báo tồn tại độc lập, bất biến không phụ thuộc hay thay đổi theo quan niệm của bất cứ tôn giáo nào. Thực tế đó là quy luật, vận hạnh của tự nhiên theo đó việc “Thiện” chính là phù hợp với đặc tính tự nhiên nên được tồn tại dài lâu. “Ác” vì đi ngược đặc tính của vũ trụ nên dần tiêu hao năng lượng và tan biến.
Trên thực tế, trong cuốn “Hoàng Đế nội kinh”, tác phẩm y học nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại đã nói: “Tĩnh thì tàng thần, nóng thì tiêu vong”. Nghĩa là khi tinh thần con người ở trong trạng thái nhẹ nhàng, trầm tĩnh thì có thể tồn giữ chân khí trong tâm, được bình an, mang lại nhiều lợi lạc.
Thiện ác hữu báo theo góc nhìn Khoa học
Thiện ác hữu báo giờ đây không chỉ là quan niệm nữa khi mà gần đây đã trở thành đề tài khoa học của Jill Naimak - Giáo sư ngành “Sinh mệnh luân lý học” của trường Đại học Case Western Reserve.
Ông đã chế định một bảng trắc nghiệm chi tiết và giám sát trường kỳ những người thích cho đi và những cách “báo đáp” khác nhau cho từng kiểu “cho đi” đó.
Những người có trái tim nhân hậu, thích hành thiện, bố thí quả thực có năng lực xã hội, phán đoán và cảm xúc đều thăng hoa toàn diện. Dẫu chỉ là những hành động đơn giản như mỉm cười từ đáy lòng với người khác hay một nét mặt hài hước, thân thiện cũng đều khiến nồng độ protein của tế bào miễn dịch có trong nước bọt tăng lên.
Suốt một thời gian dài thu thập số liệu, họ tổng kết lại những thông tin khá bất ngờ: Những hành động lương thiện của con người (khen ngợi, khoan dung, dũng cảm, hài hước, tôn trọng, đồng cảm, trung thành… cho thấy: Giữa sự cho đi và báo đáp có quá trình chuyển đổi bí mật với một nguồn năng lượng thần kỳ.
Tức là khi một người cho đi thì năng lượng báo đáp đồng thời sẽ quay trở về người này theo các hình thức khác nhau.
Tâm hồn giữ thiện niệm và suy nghĩ tích cực thì khoẻ mạnh hơn
Những người sống thiện được cho là sống khỏe, sống lâu là quan niệm được ghi chép lại một cách có hệ thống trong những cuốn sách cổ và Khổng Tử cũng từng nói “Nhân giả Thọ” (Người có lòng nhân thường sống thọ).
Mới đây, Đại học Gaddafi, Anh và trường Đại học Texas, Mỹ đã có một nghiên cứu cùng về chủ đề này và theo kết quả thống kê cho thấy, ở độ tuổi thiếu niên những người từng phạm tôi khá khỏe mạnh so với bạn bè cùng lứa nhưng đến tuổi trung niên thì họ bệnh tật, nằm viện nhiều hơn so với những thiếu niên biết tuân thủ pháp luật ở cùng độ tuổi.
Những người không phạm tội thường liên hệ với thói quen sinh hoạt và trạng thái tâm lý tốt hơn. Nghiên cứu của các nhà khoa học còn phát hiện một hiện tượng kỳ lạ khác. Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học chỉ ra rằng thiện và ác có những tần số năng lượng khác nhau, những đặc tính vật chất khác nhau.
Khi trong tâm hồn người ta tồn giữ thiện niệm và suy nghĩ tích cực thì cơ thể sẽ tiết ra một chất truyền dẫn giúp tế bào được khỏe mạnh. Tế bào miễn dịch cũng trở nên hoạt bát hơn, bởi vậy người ta sẽ không dễ ốm đau, bệnh tật.
Với những ai có tâm sáng, giữ trong mình những suy nghĩ thiện lành thì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh một cách tự nhiên mà có dùng thuốc men cũng không sánh được..
Không chỉ hạn chế được bệnh tật mà những suy nghĩ lương thiện còn giúp con người trẻ hơn. Nghiên cứu khoa học hiện đại chứng minh rằng sau khi con người nhập tĩnh, đại não có thể quay trở lại trạng thái sóng điện của thời ấu thơ, khiến quá trình lão hóa tạm thời bị “đảo ngược”.
Vậy nên những người lương thiện quả thực thường sống khỏe mạnh và trường thọ. Còn những kẻ hành ác lại phải chịu những dày vò về thể xác từ đó sinh ra bệnh tật, cơ thể hao mòn, yếu ớt... khi bước qua tuổi 50.
Tư tưởng tiêu cực khiến cơ thể phát sinh độc tố
Theo nghiên cứu chủ đề “Mối quan hệ xã hội ảnh hưởng như thế nào tới tỷ lệ tử vong” thực hiện trong vòng 9 năm của Đại học Yale và Đại học California đã chỉ ra rằng trong mẫu ngẫu nhiên 7.000 người, những người vui vẻ giúp đỡ người khác và sống hòa hợp có trạng thái sức khỏe và tuổi thọ dự đoán tốt hơn nhiều so với những người luôn có ý nghĩ xấu, lòng dạ hẹp hòi, và gây tổn hại tới lợi ích của người khác.
Kết quả khác được tổng kết đó là: Tỷ lệ tử vong của những người mang ác tâm cao hơn người bình thường gần gấp đôi. Nghiên cứu này chính xác cho các dân tộc, giai tầng có các thói quen rèn luyện sức khỏe khác nhau.
Nhiều thực nghiệm khác cũng rút ra kết luận tương đồng, trong đó có một tạp chí từng tiết lộ một báo cáo nghiên cứu với chủ đề: “Tâm trạng xấu sinh ra chất độc” cho hay, ác niệm của con người chúng ta có thể dẫn tới những thay đổi về chất hóa học trong sinh lý, sẽ sinh ra một loại độc tố trong huyết dịch.
Khi con người ở trạng thái bình thường, hà hơi vào trong một cốc đá lạnh thì sẽ đọng lại một thứ vật chất trong suốt không màu. Còn khi con người ở trong trạng thái oán hận, giận dữ, khiếp sợ, đố kỵ thì thứ vật thể đọng lại sẽ lần lượt cho ra những màu sắc khác nhau. Thông qua phân tích hóa học cho thấy, tư tưởng tiêu cực của con người sẽ khiến bên trong cơ thể người ấy sinh ra độc tố.
Đó là lý do Khoa học chứng minh
tác dụng thiền định rất tuyệt vời, việc này có thể sản sinh năng lượng siêu thường. Đó là khi năng lượng của chúng ta trở nên an lành không chỉ ở chính ta mà còn tỏa ra cả xung quanh.
Một nghiên cứu về trạng thái kết tinh của nước nổi tiếng được ghi lại trong cuốn "Thông điệp của nước" của tác giả Masaru Emoto cũng đã cho thấy khái niệm thiện ác cũng tác động tới tự nhiên.
Khi nước được tiếp xúc với yêu thương, từ bi, bác ái, hạnh phúc,... thì các tinh thể của chúng đẹp lung linh. Nhưng khi nước tiếp xúc với những chê bai, phỉ báng, thù ghét... thì cấu tạo của kết tinh nước lại xấu xí và còn bị phân tán không thể thành hình.
Điều đáng nói là cơ thể của chúng ta có hơn 70% là nước, điều này có nghĩa là những suy nghĩ tiêu cực hay tích cực của ta đều thay đổi tinh thể nước trong người mình khiến nó trở nên lung linh hay biến dạng xấu xí. Vì thế, hãy cẩn thận với suy nghĩ của mình bạn nhé!
Có thể thấy, những nghiên cứu khoa học này mang lại cảm giác chân thực hơn cho chúng ta nhận biết về vấn đề ác giả ác báo. Thiện ác hữu báo theo góc nhìn Khoa học cho thấy đó là quy luật nền tảng vận hành cho toàn bộ xã hội nhân loại.
Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng niềm tin vào thiện ác hữu báo của cổ nhân hoàn toàn không phải là những mê muội, mà lại là bản chất của sinh mệnh và vũ trụ.
(Tổng hợp)