Thần Tài trong Phật giáo: Nguồn gốc và đức hạnh bố thí

Thứ Ba, 18/04/2017 10:31 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Đã từ lâu hình tượng Thần Tài chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của nhiều quốc gia. Đó là hình ảnh rất đỗi quen thuộc, nhất là với những người kinh doanh, buôn bán. Thế nhưng không phải ai cũng tường tận về nguồn gốc cũng như những đức hạnh bố thí của hình tượng này trong Phật giáo.
 

 

1. Đôi nét về nguồn gốc Thần Tài

 
Dân gian tồn tại rất nhiều điển tích về Thần Tài, có thể tham khảo Truy tìm nguồn gốc Thần Tài qua truyền thuyết các nước Đông Nam Á để biết thêm điển tích về ông. Tuy nhiên, hình tượng này đuợc nhiều người biết đến thường gắn liền với nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc, tên là Phạm Lãi.
 
Theo sử sách ghi chép, Phạm Lãi là một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông hết lòng giúp vua Việt Vương trong cơn hoạn nạn và phò tá vua Việt để báo thù Ngô Phù Sai. Đất nước bị diệt vong mà Phạm Lãi còn có thể giúp Việt Vương khôi phục hưng thịnh trở lại là một điều không dễ dàng.
 
 
Nhưng khi đất nước ổn định, Phạm Lãi là người hiểu rõ tính cách, con người của vua Việt Vương Câu Tiễn. Vua là người có thể chia hoạn nạn mà không thể chia giàu sang. Lúc hoạn nạn, mọi người đồng tâm hiệp lực, cứu đất nước, cứu dân tộc, đánh bại quân địch, mình được thắng lợi, thống nhất rồi, những người làm được việc như vậy không cần nữa, thủ đoạn cuối cùng là đem họ ra xử tử.
 
Phạm Lãi rất thông minh, giúp cho Câu Tiễn phục hồi đất nước, rồi ông ta bỏ trốn, không cần chào vua mà lặng lẽ trốn đi. Ông thay tên đổi, vốn từ họ Phạm đổi thành họ Đào. Mọi người hoàn toàn không biết gốc gác ông ta khi ông thay tên đổi họ.
 
Từ đó người ta chỉ biết ông tên là Đào Châu Công, làm nghề buôn bán. Ông buôn bán mấy năm thì phát tài, tiền của rất nhiều. Nhưng ông không tích của, làm được nhiều tiền liền đem số tiền của này bố thí cho những người nghèo khó. Số còn lại chỉ giữ cho bản thân làm ít vốn nhỏ. Sau đó ông lại chăm chỉ làm việc, làm qua mấy năm lại phát tài nữa, phát tài lớn, phát tài lớn lại bố thí nhiều.
 
Chính nhờ đức hạnh bố thí của ông mà người đời tôn sùng ông là một vị thần mang đến tài lộc cho mọi người, gọi đó là Thần Tài.
 

2. Hình tượng Thần Tài trong Phật giáo

 
Hình tượng Thần Tài từ lâu được biết đến gắn chặt với đời sống tâm linh, nhưng đây không phải là nhân vật có mặt trong Phật giáo. Dẫu vậy đức hạnh của ông tương ứng với lời dạy của Đức Phật, đó là hạnh bố thí mà mỗi chúng ta cần học hỏi và noi theo. 
 
Trên thực tế, hầu hết mục đích thời cúng ông Thần Tài chính là người ta muốn cầu tài lộc bằng cách cúng kiến ông trái cây, thức ăn. Đó là quan điểm dân gian và nếu so với quan điểm Phật giáo thì không phù hợp, vì nó trái luật nhân quả mà Đức Phật đã dạy.
 
Đạo Phật không dạy chúng ta cầu khẩn giàu sang bằng cách cung phụng cho một vị thần linh nào đó mà Đức Phật đề cao hạnh bố thí, giúp người sẽ được tài lộc tương ứng. Cho nên bố thí và cúng dường là nhân lành để kết hoa thơm trái ngọt phước báo giàu sang phú quý trong hiện tại và mai sau.
 
 

3. Bài học rút ra từ biểu tượng Thần Tài

 

Hạnh bố thí

 
Câu chuyện lý giải về nguồn gốc Thần Tài trên đã cho thấy sự bố thí rộng lớn của ông từ vua quan đến thường dân. Ông bố thí với tâm từ bi không mong cầu và vì lợi lộc. Do đó, khi đất nước ổn định, ông không đòi hỏi vua ban tặng vàng bạc mà lặng lẽ ra đi. Đây là điều chúng ta cần phải học.
 
Ngày nay, nhiều người hành theo hạnh bố thí đa phần vì mong cầu lợi lạc hoặc để người khác nhớ ơn, báo đáp. Điều đó không sai nhưng phước báu sẽ tạo ra không nhiều vì hành thiện có tính toán và bị giới hạn. Chúng ta dễ vướng mắt khi dang tay giúp đỡ người khác vì cho rằng: Mình sẽ được gì? Liệu họ có trả ơn mình không? Đừng nên như vậy! Vì Đức Phật dạy: Thi ân không cần báo đáp.
 
Luật nhân quả luôn tồn tại một cách công bằng nên khi tạo tác nhân thiện, chắc chắn quả thiện sẽ đến khi đủ duyên mà chẳng cần phải mong cầu. Đó là vì sao khi Phạm Lãi làm ăn khắm khá để bố thí mãi là như thế.
 
Vì thế, chúng ta thờ thần Tài, nếu hiểu đúng nghĩa là cần phải noi gương hạnh lành của ông. Biết san sẻ, bố thí, giúp đỡ người thì việc làm ăn sẽ thuận lợi, tiền bạc không bị thiếu hụt. Bố thí đúng cách - hưởng thụ khi học Phật, hành thiện tích đức, phúc báo bền lâu.
 
 

Chăm chỉ làm việc, không ngừng lao động

 
Dù công việc làm ăn thuận lợi, của tiền dư giả nhưng Phạm Lãi vẫn không dựa vào đó mà lười biếng lao động để hưởng thụ. Cách mà ông “hưởng thụ” thành quả của mình chính là phân phát tiền của cho người nghèo. Rồi lại tiếp tục lao động để có tiền mà bố thí.
 
Ông không hề mong cầu một đấng thần linh nào ban phước, ban tài cho ông mà ông tạo mọi của cải bằng chính đôi tay của mình.Còn chúng ta thì ngược lại. Luôn giao phó vận mệnh tài lộc của mình ở một vị thần để van vái, cầu mong mà không tự mình làm chủ lấy mình. Để rồi khi không được như ý thì quay sang trách ông Thần Tài không linh thiêng.
 
Đặc biệt, điều chúng ta học ở ông chính là tính siêng năng. Trong khi đó người đời ngày nay luôn ỷ lại gia đình khá giả mà không chăm lo cho tương lai mà ì ạch, biếng lười, vun tiền vào những chốn ăn chơi sa đọa.
 
T.H
 
Infographic: 18 loại bố thí không sạch sẽ làm xấu chân lý nhà Phật
(Lichngaytot.com) Đức Phật nói với các Tỳ Kheo, người làm việc thiện nhưng mang tâm không sạch, mưu cầu cá nhân thì không thể coi là bố thí. Dưới đây là 18