Thứ Sáu, 09/06/2017 14:22 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Phật Di Lặc là vị Phật có tạo hình kì lạ nhất trong số các vị Phật, Bồ Tát bởi dáng vẻ tươi cười, không nghiêm trang, quần áo không chỉnh tề. Điều này đều có căn nguyên, là ngụ ý sâu xa của Phật giáo trong việc xây dựng hình tượng của Ngài.
Nhiều người thường biết tới
Phật Di Lặc như một Thần Tài, mang tới tiền tài, phúc lộc nhưng thật ra cách hiểu này chưa toàn diện và có phần chưa chính xác.
Phật giáo không lấy vật chất làm trung tâm, Phật cũng không phải bậc thánh thần ban lộc phát tài để chúng sinh cầu gì được nấy nên thờ Phật Di Lặc như một vị Thần Tài, cầu xin làm ăn phát đạt là chưa hiểu rõ về ý nghĩa của Ngài.
Tham khảo thêm bài viết:
Ngày vía 1/1, hiểu đúng về cách thờ Phật Di LặcNgày 1 tháng 1 âm lịch hàng năm là ngày vía của Đức Phật Di Lặc, một trong những vị Phật quen thuộc và được chúng sinh tôn sùng. Với nét mặt rạng rỡ, thân hình
Trong kinh Phật có ghi, Phật Di Lặc chính là hiện thân trong tương lai của Phật Thích Ca Mâu Ni, vì dáng vẻ hiền hòa, tươi cười, tai to mặt lớn, phúc hậu đủ đầy nên chúng sinh coi Ngài là biểu tượng của sự ấm no, sung túc, viên mãn, tròn đầy.
Khi tới bất cứ ngôi chùa nào cũng có thể thấy tượng Phật Di Lặc ở sau điện Thiên Vương, tạo hình của Phật Di Lặc bụng to, phanh ngực lộ bụng, tư thế không nghiêm chỉnh thuyết pháp hoặc thiền định mà rất tùy ý, phóng khoáng. Nụ cười rộng, hòa ái dễ gần mang tới cảm giác thân thiện.
Phật Di Lặc cũng được gọi là Từ Thị, đại biểu cho sự từ bi, tương lai sẽ từ nội viện ra cứu giúp nhân gian, sắp trở thành Hiền Kiếp Đệ Ngũ tôn Phật. Sở dĩ tất cả các ngôi chùa Phật giáo đều thờ tượng Di Lặc ở đệ nhất tòa trong điện phủ là vì hàm nghĩa đặc biệt.
Xem thêm bài viết
Đặt tượng Phật Di Lặc chuẩn phong thủy để rước tài lộc đón niềm vui.
Tương truyền ngày trước có vị Bố Đại Hòa Thượng, không chỉ có hình tượng kì lạ mà tư tưởng lại càng siêu thoát. Khi hóa duyên, trong quá trình khuyến giáo đã bị rất nhiều người khinh thường, có người còn ném đá, trêu đùa nhưng Hòa Thượng hoàn toàn không để ý cũng chẳng giải thích.
Hòa Thượng đi khắp nơi vân du, chỉ có một chiếc bát xin cơm và một chiếc túi bố khoác trên vai nhưng lòng dạ rộng rãi, cuộc sống thanh bần đạo hạnh, thường tự mình hóa duyên cho người khác, khuyến giáo chúng sinh, phân phát, trợ giúp người nghèo hoặc trẻ nhỏ.
Kinh Phật ghi lại rằng vị Bố Đại Hòa Thượng này chính là hóa thân của Phật Di Lặc, từ đó về sau, tất cả tượng Phật Di Lặc trong chùa chiền đều được tạo hình tương tự với Bố Đại Hòa Thượng. Khắc họa qua câu đối có ý nghĩa: bụng bự có thể chứa trên trời dưới đất, cả những việc khó chứa; mở miệng cười tươi, cười cả những chuyện khó cười ở đời.
Phật Di Lặc hóa nhân gian có ý nghĩa từ bi, nhẫn nhục, khoan dung và lạc quan, thể hiện những tư tưởng tốt đẹp của Phật giáo. Thờ tượng Phật với tạo hình bụng lớn, miệng cười tươi ở tòa đệ nhất trong điện phủ là thể hiện sự trang nghiêm mà khôi hài, từ bi và gần gũi.
Một mặt có thể khiến chúng sinh hữu duyên tiếp xúc với Phật hiệu trong tâm thế thoải mái, vui vẻ. Mặt khác là để chúng sinh nhìn Ngài học tập, mở rộng lòng dạ xử thế, được những phẩm chất tốt đẹp của Ngài dẫn dắt, bất luận trong hoàn cảnh nào cũng có thể lạc quan rộng rãi, vinh nhục đều không sợ hãi. Không tính toán thị phi yêu ghét, không có tâm trách người oán mình, lấy tấm lòng khoan dung mà kết thiện duyên.
Như vậy, không phải tự dưng mà tạo hình của Phật Di Lặc là vị Phật khác biệt nhất trong chúng chư Phật, Bồ Tát. Sự phóng khoáng, vô tư, lạc quan của Ngài chính là bài học mà tất cả chúng Phật tử cần noi theo, học hỏi và định hướng đúng con đường mình sẽ đi.
Cung dượng Phật Di Lặc không phải là chăm chăm thờ rồi cầu xin tài lộc, cầu xin vàng bạc tiền của. Sự giàu có mà Ngài mang đến không nằm ở những thứ đó mà ở tấm lòng bao dung, thiện lương, tâm tính khoáng đạt, bốn biển đều có duyên, tám hướng đều có thể mở rộng chân tâm mà giúp đỡ những người xung quanh.