Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Cứ mãi đổ thừa do nghiệp chỉ khiến ta nghèo không lối thoát

Thứ Sáu, 04/09/2020 15:39 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Tâm lý đổ thừa do nghiệp là tâm lý chung và cơ bản của hầu hết chúng ta nhưng vì không nhận diện và đối mặt với nó nên ta mãi không tìm ra được cách hợp lý để thay đổi số phận.
 

Khi đối mặt với thất bại trong cuộc sống thì tâm lý đổ thừa do nghiệp là điều khá phổ biến của hầu hết chúng ta nhưng làm gì với điều đó còn quan trọng hơn là việc chỉ nhận diện nó. Tiếng Anh có câu: What can't kill you makes you stronger (Điều gì không giết được bạn sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn).

Thế nên có 2 lựa chọn xảy ra đó là: 

1. Bạn chấp nhận thua số phận

2. Mạnh mẽ vươn lên làm chủ số phận
 
Mọi người thường chọn số 1 vì nó mang lại cảm giác thoải mái, dễ dàng. Cuối cùng thì bạn vẫn là người có quyền chọn hướng đi cho mình chứ chẳng có ai có thể quyết định hộ vì số phận ở tương lai của bạn là do "nghiệp" bạn tạo từ thời điểm lựa chọn mà thôi.

Vì thế, con hư mà bạn không chịu dạy dỗ chúng chu đáo thì đừng đổ do nghiệp, không thể giàu nổi thì cũng đừng đổ lỗi do nghiệp, rồi trở thành người mê tín, giao phó tương lai của mình cho một sức mạnh vô hình nào đó.  
 
tam ly do thua do nghiep
 

Đổ thừa cho NGHIỆP có cái ĐÚNG

 
Nghiệp là quả của chuỗi quá trình tạo tác, hoạt động trên cơ sở luật nhân quả, khi ta có hành động, lời nói, ý nghĩ nào đó được xem là nhân thì điều này sẽ tạo thành quả trong tương lai và khi ta nhận quả đó được xem là nghiệp báo tới.

Ta nhận về điều lành, dữ, tốt, xấu là do ba nghiệp: "Thân, Ngữ, Ý". Chính do ba chỗ tạo thành thói quen này mà đời sống của chúng ta có những biến đổi xấu, tốt, lành, dữ khác nhau.

Nếu tạo thành thói quen tốt thì kết thành quả báo tốt. Ngược lại, nếu chúng ta gây nghiệp xấu ác, thì chúng ta phải lãnh lấy quả báo xấu ác. Phải chịu nhiều điêu đứng thất điên bát đảo như Phật tử đã nói. 

Sức mạnh của nghiệp lực khá lớn và ta chẳng thể nào thoát nổi, từ đó mới có tâm lý đồ thừa. Hơn nữa việc đổ lỗi là một căn bệnh phổ thông triền miên của con người. Người ta chỉ thích nhận điều tốt đẹp do mình làm nhưng không muốn nhận lấy trách nhiệm dù mình gây ra tội lỗi ấy.

Nếu nhìn hạn cuộc những việc xảy ra trong hiện tại, thì đây quả là một cách chạy tội không dám nhìn nhận cái kết quả do chính hành động bất thiện của mình gây ra.
 
Tuy nhiên, nếu nhìn bằng cặp mắt nhân quả báo ứng xuyên suốt qua ba thời kỳ: quá khứ, hiện tại và vị lai thì, chúng ta sẽ có một cách nhìn khác. Trên đời, không có một việc gì xảy ra mà không có cái nguyên nhân của nó.
 
Đúng là nhìn quả là ta biết có nhân nhưng gieo hạt lúa không thể nào tạo thành cây gạo cho ra hạt gạo mới được vì nó còn đòi hỏi nhiều yếu tố trợ duyên tốt khác nữa. Bởi nhân quả được đặt định trên chiều thời gian. Cho nên việc đổ thừa cho nghiệp cũng không hẳn là hoàn toàn vô lý. Có những nghiệp nhân gây ra vì trải qua thời gian lâu xa nên chúng ta không biết, nay đến thời điểm chín mùi tất nhiên là ta phải nhận lấy và tưởng rằng mình vô can.  
 
hieu sai loi phat day ve nghiep nen oan than
 

Đổ thừa cho NGHIỆP cũng có cái SAI


Bạn có quyền nhìn nhận mọi vấn đề theo nghiệp, nhưng đừng lấy nghiệp ra để bao che cho sự yếu kém của bản thân. Phải tìm hiểu làm cách nào để trả nghiệp để vừa có thái độ chấp nhận lại vừa tìm cách cải thiện, từ đó mà tu tâm, tu tính để nghiệp trong tương lai là nghiệp lành.

Nếu thấy những người sanh ra trong gia cảnh tốt, khá giả, con cháu học hành đỗ đạt, thăng quan tiến chức, thì người ta hay mượn câu ca dao này để khen ngợi:
 
Bởi chưng kiếp trước khéo tu,
 
Ngày nay con cháu võng dù nghênh ngang. 
 
Võng dù đó không phải ngẫu nhiên được, mà do trước kia khéo tu, đã tạo nghiệp lành, tạo phước đức nên ngày nay con cháu mới được thừa hưởng. Chỉ có người hiểu về khái niệm Nghiệp một cách hời hợt mới đổ thừa oán trách trời đất, xã hội bất công.

Dù đối tượng nói tới là nghiệp nhưng cũng có nghĩa là chính ta không khéo, không tạo nhân tốt nên phải khổ. Bây giờ tự biết điểm dở của mình, cố gắng sửa thì sẽ hết.

Nghiệp từ thân, miệng, ý mà ra thì cũng phải từ thân, miệng, ý mà thay đổi, tự tu mình. Vậy nên tu chỉ là chuyển ba nghiệp ác thành ba nghiệp thiện, chớ không có gì khác.  

Theo Đạo Phật có nêu ra hai loại thói quen: cũ và mới.

+ Thói quen cũ lâu đời (căn bản chủng tử) nó có gốc rễ sâu xa thật khó trừ khó đoạn. Như những thói quen tham, sân, si, mạn, nghi... Những thói quen nầy chúng có một sức mạnh phi thường làm chủ chi phối đời ta. Nếu nghe theo mệnh lệnh của nó sai khiến thì, chúng ta tạo ra vô số nghiệp ác. Từ đó, chúng ta phải bị trầm luân sa đọa thọ khổ.
  
+ Thói quen mới (tân huân chủng tử) đây là những thói quen do ta bị ảnh hưởng bởi môi trường xã hội mà chúng ta đang sống. Tục ngữ có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Nếu ảnh hưởng bởi môi trường tốt thì, chúng ta có những thói quen lành mạnh tốt.

Như vậy nghiệp có thể chuyển đổi được, nếu muốn nhận về nghiệp tốt thì từ nay hình thành thói quen mới tốt lành như thói quen đọc sách, thể dục, thể thao, từ thiện, giúp người, bố thí,... 
 
Không phải đổ thừa cho nghiệp rồi mình buông xuôi tới đâu hay đó. Mà mình có thể chuyển nghiệp xấu thành nghiệp tốt và quyết không đầu hàng buông xuôi. 

Với những gì mà mình đã gây ra, dám làm thì phải dám chịu, phải can đảm thành thật mà nhận lấy trách nhiệm, quyết không đổ thừa đổ trút cho ai cả. Có thế, thì mình mới ăn năn hối cải và quyết tâm vươn lên làm mới lại cuộc đời. Đó không phải là hành động khiếp nhược mà là hành động dũng mãnh cang cường có ý thức. 

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X