Phật Đản được coi là thánh lễ của Phật giáo với nhiều nghi thức quan trọng, thu hút đông đảo sự quan tâm của các tín đồ trên toàn thế giới. Hàng năm, lễ Phật Đản được tổ chức long trọng, thể hiện niềm tin vào tín ngưỡng và mong muốn hướng tới sự tốt đẹp, thiện lương của hàng triệu người.
1. Lễ Phật Đản là gì?
Ngày lễ Phật Đản là 1 trong 3 ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật bao gồm: Phật Đản, Vu Lan, Thành Đạo. Lễ Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).
Từ năm 1999, Lễ Phật Đản đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới.
Lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày nào?
Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch. Nhưng tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo (Tích Lan) được tổ chức từ 25/5 đến 8/6/1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia là thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch.
Lễ Phật Đản là gì? Tại sao lại có ngày lễ Phật Đản? |
2. Nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ Phật Đản
Ngài sinh vào ngày 8/4 âm lịch, trải qua quá trình ngộ đạo và tu hành khổ hạnh đã xuất thần thành Phật, giảng đạo khắp bốn phương, độ hóa chúng sinh, truyền bá Phật giáo rộng khắp.
3. Hoạt động ngày lễ Phật Đản
Ở Việt Nam, lễ Phật Đản luôn được tổ chức trang trọng vào ngày rằm tháng 4. Ngoài ra, Giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông, tổ chức thuyết giảng về Phật pháp xen kẽ các buổi văn nghệ, đèn lồng, làm lễ đài tổ chức...
Vào ngày lễ Phật Đản, các phật tử ăn chay niệm Phật, không sát sinh, bày biện lại ban thờ Phật, tới chùa phụ giúp công quả và tham gia lễ tắm Phật – một nghi thức quan trọng trong ngày lễ Phật Đản.
Nghi thức này tái hiện lại truyền thuyết về cuộc đời Đức Phật khi Ngài ra đời có 9 rồng xuất hiện phun nước nóng lạnh tắm cho Ngài. Ngoài ra, nhiều tổ chức Phật giáo còn tổ chức phóng sinh, giảng đạo hay các khóa tu để thiện nam tín nữ cùng tham gia, nâng cao ý thức ngộ đạo.