Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Tại sao không nên ngủ trên giường của người đã mất? Chỉ cách xử lý đồ của người mất hợp lý nhất

Thứ Sáu, 15/04/2022 15:56 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Chúng tôi sẽ lý giải mọi thắc về câu hỏi tại sao không nên ngủ trên giường của người đã mất, xử lý ra sao với đồ của người đã mất để bạn không phải băn khoăn nữa.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

1. Tại sao không nên ngủ trên giường của người đã mất?


Tai sao khong nen ngu tren giuong cua nguoi da mat?
 

1.1 Là di vật là quý giá và linh thiêng

 
Nhiều người coi trọng việc bảo vệ di vật còn sót lại của người đã mất, bởi vì đó là sợi dây tình cảm gắn bó giữa người sống và người chết, cũng chỉ đơn giản là muốn lưu giữ chút bóng dáng của người đã mất trong gia đình.
 
Trong mắt người sống, nó rất quý giá và thiêng liêng, người còn sống thường cất những vật dụng lớn như giường, tủ của người đã khuất.
 
Hãy để họ tỏ lòng thành kính tuyệt đối với người đã khuất, lưu giữ những tâm tư, ký ức, đừng ngủ trên giường của người đã khuất một cách tùy tiện nếu chưa được sự cho phép từ người nhà.
 

1.2 Dễ nằm mơ

 
Tại sao không nên ngủ trên giường của người đã mất? Nếu người thân của bạn vừa mất cách đây không lâu mà bạn ngủ trên giường trước khi người thân qua đời thì khả năng nằm mơ là rất cao, mặc dù không có gì đáng sợ nhưng cũng không tốt.
 
Nếu bạn thường xuyên ngủ mơ thấy người chết sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngày hôm sau tỉnh dậy sẽ mệt mỏi, có tâm trạng không tốt.
 
Nguyên nhân của những giấc mơ có thể là do tâm lý gây ra - tâm lý không thể chấp nhận được việc người thân đã qua đời, vẫn còn vương vấn với họ.
 
Chúng ta nên dành nhiều thời gian hơn cho những người đã khuất trước khi họ chết, nên sống thật tốt cuộc sống của mình sau khi họ chết. 
 
Đây là điều mà người đã mất muốn thấy nhất, là lựa chọn đúng đắn để đối mặt với cuộc sống của bạn một cách tích cực thay vì đắm chìm trong đau buồn rồi mơ mơ màng màng.
 

1.3 Ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào bản thân

 
Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật tự nhiên của cuộc sống, con người khi hấp hối thì thể chất rất kém do vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể đến mức không thể cứu vãn được nữa, đặc biệt là những người mất vì mắc bệnh.
 
Những vi khuẩn này sẽ làm ô nhiễm các vật dụng mà người đã mất sử dụng trước khi qua đời, đặc biệt là các vật dụng gần gũi như quần áo, giày dép, tất và giường.
 
Vì vậy, nếu có thể thì hãy đốt những đồ vật này ở mộ người đã khuất, hoặc đốt chung trong lò hỏa táng, phòng bệnh tật lây lan
 
Mặc dù giường không phải là vật dụng cá nhân nhưng chiếc giường mà người đã khuất sử dụng ít nhiều sẽ mang theo một số vi rút, vi khuẩn từ người ấy khi còn sống.
 

1.4 Tránh nhìn vật nghĩ đến người

 
Khi người thân qua đời, ai cũng rất đau buồn. Nhưng theo thời gian, nỗi buồn ấy sẽ từ từ nguôi ngoai. Nếu bạn cố chấp ngủ trên giường của người đã mất thì tâm trạng buồn bã sẽ kéo dài lâu hơn vì vương vấn, nhớ nhung.
 
Tất nhiên, việc nhớ về người thân đã qua đời là điều bình thường, nhưng nếu bạn quá đắm chìm trong nỗi buồn và xao nhãng những việc khác trong cuộc sống thì đó lại là điều không nên. 
 

1.5 Khiến người còn sống ân ận, tự dày vò bản thân

 
Ở xã hội lúc này, người trẻ thường chọn đi xa để học tập, làm việc. Họ thường không sống cùng cha mẹ, ông bà và thậm chí không có thời gian để gặp họ lần cuối nên lúc về hay ngủ trên giường người thân chỉ để vớt vát nỗi nhớ.
 
Thời gian là liều thuốc tốt nhất, thời gian trôi đi, có thể chúng ta sẽ dần quên đi nỗi buồn trước cái chết của người thân. 
 
Nhưng nếu chúng ta ngủ trên chiếc giường mà người quá cố đã ngủ trước khi qua đời, chúng ta sẽ luôn nhìn mọi vật và nghĩ về người đó rồi dày vò chính mình.
 
Con người luôn là loài động vật sống tình cảm, dù không nên quên người thân nhưng thường xuyên nhìn đồ vật và suy nghĩ. Làm như thế không chỉ tăng thêm phiền phức mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường, thậm chí có thể sinh bệnh vì quá chán nản.
 
Nếu bạn ngủ trên chiếc giường mà người chết đã từng ngủ, tôi tin rằng nhiều người sẽ khó ngủ, cảm giác tội lỗi trong lòng không thể nào khỏa lấp được.
 
Cùng Đạo Phật ngẫm về cái chết sẽ cho phép chúng ta điều chỉnh cảm xúc tiêu cực tốt hơn, có thể nhanh chóng thoát khỏi cảm xúc tiêu cực và kiểm soát nỗi nhớ trong phạm vi có thể chịu đựng được. 
 
Khi hiểu ra bạn sẽ không phải đau khổ từ những cảm xúc tiêu cực gây suy sụp tinh thần.
 

2. Dùng đồ của người đã mất có sao không?

 
Nhiều người truyền tai nhau rằng khi ai đó mất đi thì đồ của họ phải được đem đốt bỏ ngay sau lễ tang. 
 
Nếu không đốt bỏ thì người mất sẽ về đòi lại đồ của họ, bị ma ám. Không may có ai dùng đồ của người đã mất đó, họ sẽ đi theo ám những xui xẻo vào người dùng đồ, ngủ toàn mơ ác mộng. Điều này hoàn toàn nhảm nhí và không đúng.
 
Người đã mất rồi thì năng lượng của họ không còn ở trên thế gian này nữa, họ sẽ đi về cõi riêng của mình ở một thế giới khác, họ không thể về đòi lại đồ như người ta vẫn hay hoang tưởng nữa.
 
Chưa có nghiên cứu nào khẳng định dùng đồ của người đã mất sẽ gây nguy hiểm cho người dùng. Vì vậy tùy vào mong muốn của gia đình để quyết định có nên giữ lại các kỷ vật hay không, chúng tôi vẫn khuyến khích các bạn nên cất đi hoặc đốt.
 

3. Nên làm gì với đồ vật của người đã mất?

 

3.1 Đốt bỏ hoặc cất đi

 
Dot bo hoac cat di
 
Làm gì với đồ của người thân đã qua đời? Không chỉ giường, chiếu, gối, chăn mà các đồ vật khác của người mất cũng được khuyến khích nên đốt hoặc cất đi.
 
Đặc biệt là những người mất vì bệnh tật, trước khi mất họ từng có thời gian chiến đấu với căn bệnh ở trên giường thì người nhà nên gom hết đồ để đốt cùng trong lúc hỏa thiêu. 
 
Đốt bỏ quần áo, giường chiếu sẽ tránh được các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt là với những người mắc bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn trước khi qua đời.
 
Nếu muốn để lại thứ gì thì nên vệ sinh sạch sẽ, diệt khuẩn thứ đó, không để vi khuẩn sinh sôi. 
 
Giữ lại đồ đạc mà thấy tâm lý ổn thì giữ lại, theo khoa học thì không ảnh hưởng gì, nhưng nếu người trong nhà thấy không thoải mái thì việc giữ lại có thể gây một số ảnh hưởng không tốt cho mọi người.
 

3.2 Đem đi làm từ thiện

 
Trong 100 ngày sau khi người ấy chết không nên phân phát hay định đoạt các vật dụng tài sản cá nhân của họ.
 
Nếu đồ của người đã mất mà được vệ sinh sạch sẽ, còn dùng tốt thì gia đình nên đem lên chùa, đền hoặc nơi có trung tâm từ thiện, bán chia tiền cho người nghèo, phóng sinh tu phúc, cúng đèn, hồi hướng cho người đã khuất.
 
Làm như vậy cũng góp phần hồi hướng cho người đã mất, rất tốt và ý nghĩa, vừa đỡ lãng phí vừa giúp được mọi người xung quanh. Người đã mất nếu biết đồ dùng của mình được đem đi làm từ thiện cũng thấy vui lây, mỉm cười nơi suối vàng.
 
Những phúc thiện được tạo ra không chỉ lợi ích cho người chết mà còn lợi ích cho chính bản thân và gia đình người sống.
 

3.3 Tận dụng lại để sử dụng

 
Nếu người nhà không muốn đem cho hay đốt bỏ thì có thể dùng lại đồ vật của người đã mất nếu tâm lý thoải mái. 
 
Thực ra điều này cũng tùy vào phong tục của từng nơi bạn ở và cũng tùy vào suy nghĩ của từng người nữa. 
 
Nếu đồ dùng quá cũ thì bỏ đi, còn nếu vẫn dùng được thì nên giữ lại, vừa để làm kỷ niệm, vừa đỡ lãng phí.
 
Thà sử dụng lại còn hơn vứt khắp nơi như núi rừng, sông suối,…khi vứt khắp nơi, người khác nhìn thấy sẽ cảm thấy ghê sợ lại còn gây ra ô nhiễm môi trường.
 
Nhiều nơi còn thu mua lại đồ áo của những người đã mất, họ thu gom về và giặt sạch, nếu đồ còn mới sẽ được bán với giá rẻ. Sử dụng lại đồ của người đã mất không nguy hiểm như lời đồn đại, chẳng qua là do tâm lý của chúng ta mà thôi.
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X