Từ chuyện sóng thần Indonesia 2018: Có phải do chiêu cảm vì sát sinh và nạo phá thai?

Thứ Hai, 24/12/2018 10:34 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Thảm họa sóng thần Indonesia 2018 quả thực tang thương nhưng chúng ta cũng phải cố tìm ra nguyên nhân sâu xa của việc này để có thể phòng tránh những điều tương tự có thể xảy ra.

Sóng thần ở Indonesia theo góc nhìn khoa học


Xã hội hiện đại nhưng cảnh khổ vì chiến tranh, bạo lực, thiên tai, tai nạn, nghèo đói… vẫn hoành hoành mỗi ngày. Và mới đây, thảm hỏa sóng thần vừa xảy ra ở Indonesia khiến cho cả thế giới bàng hoàng. Truyền thông Indonesia cho biết hiện tổng cộng có 235 người được xác nhận đã chết và 877 người bị thương sau khi sóng thần phá hủy hàng trăm ngôi nhà và tòa nhà ở nơi đây.

Nguyên nhân gây ra sóng thần Indonesia 2018 là do hoạt động của núi lửa tại Núi lửa Krakatoa. Núi lửa Krakatoa từng phun trào vào năm 1883, nó đã gây ra cái chết của hơn 36.000 người, cả trực tiếp và gián tiếp sau khi cơn sóng thần mà nó gây ra đi qua.

Những năm qua, chúng ta đã chứng kiến không ít cảnh thương tâm mà con người phải gánh chịu do ảnh hưởng của bão lũ, động đất, sóng thần xảy ra khắp mọi nơi trên thế giới. Hình như bão lũ năm sau luôn mạnh hơn năm trước và thiệt hại vô cùng lớn về người và của. Xem thêm: Những dự đoán quan trọng của nhà tiên tri Vanga năm 2018
 
 
Theo khía cạnh khoa học tất cả đều do việc nóng dần lên của trái đất làm băng tan, do việc phá rừng bừa bãi, sử dụng quá nhiều chất gây tăng khí hiệu ứng nhà kính. 
 
Nguyên nhân gây nên sự thay đổi khí hậu này, chúng ta có thể thấy đó là do sự biến động và thay đổi độ nghiêng trục quay trái đất, sự thay đổi quỹ đạo quay của trái đất quanh Mặt trời, vị trí các lục địa và đại dương và đặc biệt là sự thay đổi trong thành phần khí quyển.

Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài… dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm…
 

Thiên tai địch họa theo góc nhìn Phật giáo

 

Nhân quả báo ứng


Ngoài nguyên nhân khoa học khiến chúng ta không thể thay đổi được tình hình và cam chịu thì nhiều người cho rằng tất cả đều do việc sát sinh mà ra vì các oan hồn uổng tử không được siêu thoát, chồng chất nợ nghiệp nhau nên chiến tranh mới xảy ra khắp nơi còn động đất và sóng thần là do chiêu cảm nghiệp của việc phá thai, các vong nhi không được siêu thoát gây nên. Xem thêm: Đâu là cách giúp các vong nhi chết do nạo, phá thai được siêu thoát

Theo khía cạnh tâm linh, những hiện tượng (y báo) thường xảy ra như thế, là do nghiệp nhân, quả báo của chúng sanh (chánh báo) trên hành tinh địa cầu tác động.

Phật giáo nói: Tất cả đều là do tâm tạo (Vạn pháp duy tâm). Khi tham sân si ngày càng bộc phát dữ dội, để phục vụ cho sự tham lam ích kỷ cá nhân. Vì sự ăn mặc, tiện nghi, hám danh hám lợi, tạo cảnh oán thù, chém giết lẫn nhau, dẫn đến gây nên những thảm cảnh chiến tranh sắc tộc, chiến tranh biên giới, chiến tranh thế giới, thật tàn khốc, giết hại con người không thương tiếc. Đấy là những nghiệp nhân quả báo.
 
Câu hỏi đặt ra là trên trái đất có thể còn nhiều vùng đất khác cũng tương tự như vậy, ví dụ như nhiều vùng ven biển như Indonesia lại không bao giờ hoặc rất ít gặp tai ương, người ta gọi đó là những vùng đất lành nhưng không hiểu tại sao lại lành?
 
Những sự kiện như thảm họa sóng thần Indonesia 2018 chỉ có thể giải thích bằng cộng nghiệp của cư dân. Các phật tử đều tin tưởng rằng tại Thế giới Tây phương cực lạc của Phật A Di Đà, không bao giờ có thiên tai, cõi đất bằng phẳng, đồng nhất, không có các mảng cấu tạo địa chất, không có gió bão, không bao giờ xảy ra địa chấn. Lý do là vì tâm của chúng sinh ở cõi đó bình an, yên tĩnh. Tâm an thì thế giới an.

Còn những ai đang phải chịu hệ quả thương tâm là do họ đã tạo nghiệp, sát sanh loài vật, thú rừng, gia súc: Trâu, bò, cừu, dê, lợn, gà, vịt; dưới biển các loài thủy tộc cũng không được yên với loài người. Chung quy cũng từ con người chuốc lấy oán hờn, tạo thành những cuộc tử sanh, luân trầm, vay trả.
 
Muốn không còn khổ đau, thì con người cần có sự tu tỉnh, tránh xa các điều ác, làm các việc lành, giúp đỡ chúng sanh, thế giới và con người sẽ theo nghiệp cảm mà thọ báo lành, không còn khổ đau nữa. 
 
Ví dụ: Không chặt phá rừng thì không có lũ lụt, hạn hán; không sát sanh, trộm cướp, không ỷ thế hiếp cô thì không còn chiến tranh đau thương chia cách, không tham lam ích kỷ, say đắm ngũ dục thì không có cảnh trái đất nóng dần, băng tan, động đất sóng thần, không xa hoa trụy lạc, cờ bạc rượu chè thì không còn cảnh nghèo đói…
 
Trước thiên tai khổ ách mà nhiều cộng đồng dân cư trên thế giới gặp phải, việc cấp bách cần thiết trước nhất tất nhiên là cứu trợ nạn nhân, giúp đỡ xây dựng lại nhà cửa, cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt của họ.

Nhưng những sự việc tương tự như Sóng thần Indonesia 2018 sẽ vẫn còn lặp lại, vì thế, về lâu dài, cư dân của những cộng đồng đó cũng phải hiểu rằng thiên tai không phải ngẫu nhiên mà đến, hay do trời giáng họa, mà tâm niệm của họ, nghiệp chướng của họ. Thiên tai có thể tránh được nếu họ biết tu tâm dưỡng tánh, sống hiền lương, không hận thù, không sát sinh hại vật.
 
 
 

Kiếp giảm


Theo Phật giáo thì tình trạng môi trường của chúng ta đang sống thuộc về “kiếp giảm”. Những hiện tượng của “kiếp giảm” xảy ra trong thế kỷ XXI làm tổn hại con người, cũng không ai khác hơn là con người tự tạo nghiệp ác.
 
Thọ số của nhân loại ở mức cực cao là 84.000 tuổi. Từ 84.000 tuổi mỗi 100 năm giảm một tuổi, giảm đến chừng nào con người còn 10 tuổi là mức cuối cùng. Khoảng thời gian này kể là một giảm kiếp. 

Như thế một giảm kiếp tính ra có đến 8.399.000 năm. Trong khi thọ lượng được 84.000 tuổi, con người cao 840 trượng, qua trăm năm giảm một tuổi, bề cao cũng thấp xuống một tấc, qua ngàn năm giảm 10 tuổi, bề cao thấp xuống một thước. Đến chừng nhơn loại còn 10 tuổi là thượng thọ, bề cao con người chỉ còn một thước. Trong kiếp giảm, ác nghiệp càng ngày càng tăng, phước báo càng lúc càng kém. 
 
Đến lúc kiếp mạt, thế lực của nghiệp ác mạnh mẽ cùng cực, trong vòng bảy ngày, loài người như mê cuồng, tay cầm đến cây, gậy, ngói, đá, những thứ ấy đều hóa ra đao, kiếm không luận kẻ thân sơ, hễ gặp mặt là tàn sát nhau. Ai nấy đều nghĩ rằng: Nếu mình không giết người ta, người ta cũng giết mình. Trong thời gian đó, thây chết cùng khắp, đường sá vắng người. 

Chúng ta đang thuộc về giai đoạn "kiếp giảm" nên tai họa càng ngày càng tăng và càng khốc liệt nếu con người không biết hồi tâm, chuyển hướng để sống thiện lành.

MiMo