Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Robot thay nhà sư giảng đạo tại Nhật Bản, liệu có thể làm “thay đổi bộ mặt của Phật giáo”?

Thứ Năm, 15/08/2019 15:42 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Robot giảng đạo tại Nhật Bản có tên Kannon, do giáo sư Hiroshi Ishiguro từ Đại học Osaka phát minh ra. Kannon có thể giải thích những lời dạy của Đức Phật một cách đơn giản, đã được giới thiệu tại chùa Kodaiji ở Kyoto, Nhật Bản ngày 23/2/2019.
 
Kodaiji là một trong những đền, chùa tâm linh nổi tiếng nhất tại Kyoto, được một góa phụ xây dựng để tưởng nhớ người chồng chiến binh của mình. Ngày nay, Kodaiji là một ngôi chùa thuộc Phật giáo Thiền tông với nhiều họa tiết trang trí đặc sắc cùng những ngôi vườn thanh tịnh.
 
Khoảng từ đầu năm 2019 đến giờ, ngôi chùa đã nên nổi tiếng trong dư luận Nhật Bản khi sử dụng một nhà sư robot để giảng đạo thay các vị sự thật và tuyên bố rằng sẽ “thay đổi bộ mặt của Phật giáo” với phát minh công nghệ này.
 

1. Robot giảng đạo tại Nhật Bản là ai?

 
Robot giang dao tai nhat ban Kannon
 
Robot có tên Kannon, do giáo sư Hiroshi Ishiguro từ Đại học Osaka phát minh ra. Kannon có thể giải thích những lời dạy của Đức Phật một cách đơn giản, đã được giới thiệu tại chùa Kodaiji ở Kyoto, Nhật Bản ngày 23/2/2019.
 
Robot Kannon được làm dựa trên hình dáng Phật Bà Quan Âm, cao khoảng 195 cm và nặng 60 kg, được chế tạo bởi công ty A-Lab, có trụ sở tại Tokyo. Robot được làm chủ yếu bằng nhôm, riêng mặt và tay làm bằng silicone. Phần trên của cổ, cánh tay và cơ thể của nó có thể xoay được. Mắt trái được trang bị một camera. 
 
Tuy robot có khuôn mặt đẹp và trông giống con người, cơ thể của nó vẫn để lộ các chi tiết máy móc. Theo ông Goto – sư thầy tại chùa, điều này có hàm ý riêng mang ý nghĩa tôn giáo cũng như kích thích trí tưởng tượng của du khách đến xem.
 
Chi phí nghiên cứu và phát triển robot khoảng 100 triệu yên (tương đương 20 tỷ đồng). Trong tương lai, robot này sẽ được nâng cấp để có thêm khả năng nhận diện khuôn mặt và chuyển động, cũng như thực hiện các hành động phức tạp hơn. 

Có thể bạn quan tâm: 2 loại người và 5 thời điểm nhất định đừng quên tụng kinh niệm Phật
 

2. Ý nghĩa của Robot Kannon trong việc giảng đạo

 
Robot giang dao tai nhat ban 3
 
Theo sư thầy Tensho Goto tại chùa Kodaiji ở Kyoto, Robot Kannon đang hằng ngày thuyết giảng các bài kinh cho du khách thập phương.
 
"Robot không bao giờ chết, chúng sẽ luôn tự cập nhật và 'tiến hóa'. Đó là vẻ đẹp của robot. Chúng có thể lưu trữ kiến thức mãi mãi và vô hạn. Cùng với trí tuệ nhân tạo, chúng tôi mong robot sẽ giúp con người thậm chí vượt qua những trở ngại lớn nhất. Robot đang thay đổi đạo Phật", sư thầy Goto nói.
 
Ngoài việc giảng đạo, Robot Kannon còn có thể cử động thân, tay và đầu. Kannon cũng có thể chắp tay làm động tác như cầu nguyện. Kannon có thể vỗ tay cùng với các tín đồ và phát ra giọng giảng đạo với âm thanh êm dịu. Một camera nhỏ được gắn ở mắt trái của robot.
 
Kannon có thể giảng kinh về nhiều chủ đề như lòng trắc ẩn, tham sân si, giận dữ và bản ngã. Những bài kinh được giảng bằng tiếng Nhật, và được dịch ra tiếng Anh và tiếng Trung trên các màn hình lắp đặt gần đó.
 
Nhà sư Goto của chùa Kodaiji mong rằng robot như Kannon sẽ giúp thế hệ trẻ quan tâm tới tôn giáo nhiều hơn là điều mà những sư thầy truyền thống không làm được.
 
"Giới trẻ gần như nghĩ chùa chỉ là nơi để làm đám cưới hay đám tang. Sẽ rất khó để giới trẻ có thể thấu hiểu được một nhà sư như tôi nhưng tôi mong robot sẽ giúp họ có thể kết nối”, ông Goto nói. 
 
“Con robot này dạy chúng ta cách vượt qua nỗi đau. Nó ở đây để hỗ trợ những ai cần giúp. Mục đích của đạo Phật là để xoa dịu khổ đau của chúng sinh. Xã hội hiện đại có thể mang tới hàng loạt những áp lực và mệt mỏi nhưng mục tiêu của Phật giáo sẽ không thay đổi”, ông Goto cho biết.

Xem thêm: Lời khuyên của thiền sư SỐ MỘT Nhật Bản sẽ khiến bạn CHẠNH LÒNG
 

3. Tại sao robot giảng đạo lại gây tranh cãi? 

 
Robot giang dao Kannon 2
 
Trong một khảo sát tại Đại học Osaka, nhiều người sau khi chứng kiến tận mắt Kannon giảng kinh đã dành nhiều lời ngợi khen. "Tôi cảm thấy sự ấm áp mà bình thường không thể thấy từ máy móc", một ý kiến cho biết.
 
Cũng có những ý kiến chê bai rằng robot trông không được tự nhiên và làm khách tới chùa không thoải mái, nhiều người còn có ý kiến: robot giảng kinh giống như sự báng bổ đối với tôn giáo.
 
Nhà sư Goto cho biết đó là sự khác biệt văn hóa vì phần lớn những lời chỉ trích đến từ các vị khách phương Tây, có thể do họ ảnh hưởng quan điểm từ quan điểm tôn giáo khác nhau.

Tuy nhiên, người Nhật không có định kiến như vậy với robot, với người Nhật, từ lâu robot đã như một người bạn.
 
Tựu chung lại, mỗi quốc gia, mỗi cá nhân đều có quan niệm khác nhau về vấn đề này và tìm cách để bảo vệ cho chính kiến của mình. Tuy nhiên, điều cốt yếu mọi người nên nhớ là “Phật ở trong tâm”, dù là nhà sư hay Robot giảng đạo, chỉ cần con người nhận thức rõ, mọi thứ đều không quá quan trọng và gây nhiều tranh cãi nữa.
 
Khi mà khoa học ngày càng phát triển, việc Robot thay thế con người trong các lĩnh vực của cuộc sống sẽ ngày càng phổ biến, lâu dần, ai ai cũng có thể thích nghi được.
 
Chu Du (TH)

Tin cùng chuyên mục

X