Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Phật Pháp: Tự tử chính là mở màn cho thống khổ ngút trời, nghiệp báo đời đời

Thứ Tư, 04/10/2017 09:47 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Quan niệm Phật Giáo về tự tử cho rằng tự sát hoàn toàn không giải quyết được vấn đề vì nghiệp trả chưa xong đã vội tìm đường lẩn trốn; tưởng đâu rằng phủi tay để nhẹ nhàng cất bước, nhưng thực sự thì thần thức này đã kéo một cỗ xe ngập đầy tảng đá lớn mang theo mình quá nhiều nghiệp lực.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 
 
Ngày nay, hầu hết mọi người đều chịu áp lực trong cuộc sống nhưng không tin vào luân hồi chuyển thế, thần linh mà lại cho rằng “chết là hết,” “chết là hết tội,” “chết để được giải thoát”… Thế nhưng họ đâu biết rằng đó là lúc họ "trốn nợ" và tội này khiến họ phải trả bằng những nỗi đau bội phần ở cánh cửa tiếp theo.
 
Người tự tử không khác một tù nhân tìm cách vượt ngục, thoát khỏi ngục tù bằng mọi cách nhưng ai ngờ dù trốn ở nơi đâu, bản án tù của họ vẫn không bị xóa. Không chỉ có vậy, họ còn bị cộng thêm bản án vượt ngục.

Vậy rốt cục những người tự tử sau khi chết rồi họ sẽ đi về đâu hay quan niệm Phật Giáo về tự tử là như thế nào?
 
Quan niem Phat giao ve tu tu
 
  

1. Tội lỗi của người tự sát theo Phật giáo


Khám phá thế giới bên kia người tự sát sẽ biết rằng linh thức lập tức bị giam cầm, chìm trong khốn khổ triền miên. Phải biết rằng tự tử có ba tội nặng:
 
1. Bất hiếu với song thân.
 
2. Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, lại không biết quý trọng mạng sống.
 
3. Ngu si vô trí.
 
Thân thể là mượn từ cha mẹ cho nên tự tử nghĩa là thiếu cha mẹ một khoản nợ. Ngay vừa khi đứa bé mở mắt chào đời, cha mẹ đã đặt biết bao nhiêu kỳ vọng vào đứa con của mình: nào là con tôi sẽ học giỏi, nào là con tôi sẽ tạo được một sự nghiệp vẻ vang, nào là con tôi sẽ là người hữu dụng, nào là con tôi sẽ làm cho dòng họ tôi lớn mạnh với đàn con ngoan giỏi của nó, nào là con tôi sẽ làm cho tôi hãnh diện với bà con xóm giềng... nhưng giờ đây bạn hoàn toàn hủy hoại công sức của họ.

Những gì bạn ăn, mặc là mượn từ trời đất núi sông cho nên thiếu trời đất núi sông một khoản nợ. Tri thức và trí tuệ đến từ thầy cô giáo cho nên thiếu một khoản nợ. Kỳ thực, đời người ai cũng thiếu nợ nhiều nhưng lại tự tử nghĩa là trốn nợ.
 
Theo quan niệm Phật Giáo về tự tử thì những người này còn mang tội giết người mặc dù mình tự sát vẫn có tội như giết người khác. Thậm chí, tội giết mình còn nặng hơn tội giết người khác. Cho dù là bạn chết vì tình, vì thiếu nợ, vì đủ lý do… mà bạn muốn nhảy lầu, nhảy sông, uống thuốc độc, cắt mạch máu, cứa cổ, treo cổ… khởi lên ý niệm tự tử đủ cách đủ kiểu để hoại thân tức là đã mang tội.
 
Người tự sát không siêu thoát được vì vừa không được sự hộ trì nào, vừa tạo ra thời khắc tinh thần hoảng loạn đến tột độ. Bình thường thì muốn chết, nhưng trong tích tắc sự sống không còn, lại tuyệt vọng tham sống. Vì thế, linh thức không thể thanh thản từ bỏ xác thân này ra đi được.
 
Người ngu si cứ tưởng chết là hết, là phủi hết muộn phiền, chấm dứt mọi sầu lo… Hoàn toàn không biết rằng sau khi tự sát rồi thì thống khổ ập đến với cường độ mãnh liệt gấp vạn bội lần cái khổ lúc còn sống. Phải biết thân người khó được, nếu phạm lỗi phụ bỏ thân người rất khó có cơ hội đầu thai làm người. Cho nên tự tử là một hành động quá ngu si. 
 
Ba toi nguoi tu sat pham phai
 

2. Sau khi tự tử sẽ phải liên tục diễn lại cảnh tự sát 


Theo Phật Pháp vẫn có cuộc sống sau khi chết và sự tái sinh. Đối với những người tự tử mỗi ngày vào giờ quy định, họ phải dựa theo cách chết của đời trước mà làm lại một lần.
 
Ví dụ như anh A vào lúc 2 giờ chiều nhảy lầu tự tử. Sau khi chết đi, linh thức anh sẽ bị giam cầm thọ khổ, và cứ loanh quanh ở nơi mà mình tự sát. Hàng ngày, cứ hễ đến đúng giờ mà anh từng hủy thân, thì anh sẽ trở lại đúng địa điểm đó, ngôi lầu đó… để mà diễn lại cái cảnh tự sát đó một lần. Ngày nào cũng phải diễn như vậy, diễn mãi động tác hủy thân đó cho đến khi tuổi thọ hết.

Nghĩa là sao? Nghĩa là hễ dương thọ của anh ta được định là sống đến 70 tuổi, nhưng vào năm 40 tuổi thì anh tự tử. Vậy thì sau khi chết rồi, ngày nào anh cũng phải diễn lại cảnh tự tử này, có nghĩa là ngày nào cũng phải… nhảy lầu suốt 30 năm, cho đến lúc dương thọ tận.
 
Hơn nữa, mỗi ngày những tư tưởng cực kỳ thống khổ của giây phút tự sát, cộng thêm đau đớn trên thân cũng đồng tái hiện lại, hoàn toàn giống y nhau. Ngoài thời gian này ra thì linh thức anh bị nhốt tại khu “Phạm nhân tự sát” để thọ hình phạt ở ngạ Quỷ. Trong kinh Phật tả có sáu cõi: Trời, Người, Atula, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh. Hầu hết những người tự tử sẽ đi về cõi Quỷ. Cõi Quỷ rộng lớn vô biên, được phân thành nhiều khu vực.

Quan niệm Phật Giáo về tự tử, người tự sát sau khi chết và thọ xong quả báo tự sát rồi thì phải đi đến các địa ngục lớn nhỏ mà thọ hình tiếp, y như trong kinh Địa Tạng từng mô tả… cho đến khi nghiệp tận rồi, họ mới có thể thoát ra và đi đầu thai. Nhưng tái sinh vào đâu, việc này còn tùy thuộc vào nghiệp đã tạo của họ.
 
Trong khu “Vong tự sát” trú này vô cùng u ám, rất ẩm ướt và hôi thối. Nơi đây, tâm ai cũng ôm đầy oán hận, tiếng rên khóc bi thương, thở than không ngừng… hoàn toàn chẳng có gì cả, chẳng có nhà, giường, truyền hình, yến tiệc, thức ăn... chỉ có sự thống khổ và khóc lóc mà thôi.

Đó là lý do hay có cảnh “vong náo” ở một vị trí nào đó dù mình không nhìn thấy họ. Bởi vì nếu như nhà, phòng nào đó… trước đây từng có người tự hủy thân thì vong linh tự sát đó ngày nào cũng phải quay về mà diễn lại động tác tự tử của họ.

Vì vậy mà người ta thường kể rằng “chỗ người tự tử thường hay nghe tiếng khóc than, rên rỉ" dù không nhìn thấy người. Đó là do vong tự sát phải về diễn cảnh tự tử, bị chìm ngập trong tâm niệm bi thương lúc hủy thân….

 
Sau khi tu tu se phai lien tuc dien lai canh tu sat
 

3. Chết do tự tử cần tìm người thế thân để đầu thai


Một người có ý định tự tử là một người trong quá khứ, đã tạo nên những điều oan ức cho kẻ khác, đã làm cho người khác khổ đau, rơi lệ, uất ức mà không biện bạch được. Chính ở cái việc không thể biện bạch được, mới khiến cho người đó phải tỏ ra một hành động gì để gây sự chú ý của kẻ khác.

Qua sự chú ý, người ta sẽ hiểu được tâm tình của người tự tử. Cho nên Nhân đã gieo trong quá khứ là một Nhân không lành, đem đến sự đau khổ cho kẻ khác. Ngày giờ này nhận lấy Quả không lành, bao nhiêu điều không tốt đẹp đến với mình. 
 
Nếu trong khoảng thời gian đó, có một sự việc gì khơi dậy sự buồn phiền, sự tức tối, nỗi oan ức của người có ý định tự tử, thì việc tự tử sẽ xảy ra.

Trong kiếp nhân sinh, ai sống mà không có não phiền, không có đau khổ? Người giữ Thân – Khẩu – Ý thiện lành thì tâm sẽ hằng an vui. Khổ là do bởi mình từng gieo Ác nhân. Khi phải trả Quả ác, phải bồi đền nợ cũ thì đâu có ai thấy thoải mái, dễ chịu? Vì thế, chỉ cần có ý niệm về việc tự tử quỷ sẽ đi theo để chờ cơ hội thế thân.

Chỉ một lời nói đùa giỡn, quỷ hồn cũng đã nghe được và đi theo cho đến khi người đó tự tự mới thôi. Người chết do tự tử nhất định phải tìm được người thay thế thì mới có thể được đầu thai chuyển thế. Đây là chế định dưới âm phủ, trừng phạt những người không biết quý trọng sinh mệnh của mình mà tự tử, phí hoài mạng sống. 
 
Chet do tu tu can tim nguoi the than de dau thai
 
Quan niệm Phật Giáo về tự tử cho rằng Thượng thiên có đức hiếu sinh, không mong muốn con người tự sát. Nếu như là trung thần chết vì đất nước, liệt nữ chết vì chồng (liệt nữ là người phụ nữ chết để bảo vệ trinh tiết), linh hồn siêu thoát, quá trình tử vong diễn ra vô cùng mau chóng, dựa vào những việc thiện ác của họ làm lúc còn sống mà để họ đi đầu thai, cũng không cần phải tìm người thay thế. 

Nhưng nếu như vẫn còn có một con đường sống, hoặc vì chút chuyện bất bình liền chịu không nổi, hoặc muốn mượn cách này để làm liên lụy đến người khác, liền tùy tiện mà tìm đến cái chết, thì đây chính là làm trái với tấm lòng sinh dưỡng vạn vật của đất trời.

Linh hồn sẽ từ con tim trở xuống mà đi ra ngoài, quá trình tử vong sẽ tương đối chậm chạp. Ngay tại thời khắc còn chưa tắt thở, máu chảy ngược trở lại, da thịt như muốn nứt ra, đau như dao cắt, lồng ngực dạ dày tựa như bị ngọn lửa thiêu đốt, khó có thể chịu được. Trải qua mười mấy khắc thì linh hồn mới thoát ra khỏi thân thể có người vài năm, có người trăm năm, có người nghìn năm.
 
Theo luật nhân quả, những người tự sát nếu được đầu thai lại làm người, cũng thường có khuôn mặt xấu xí (ví dụ mắt lồi ra do hệ quả của treo cổ), hoặc bị mắc chứng điên loạn, tức là liên quan đến thần kinh.

Trường hợp dùng thuốc ngủ để tự sát lại có thể khác, vì khi đó linh thức muốn sống, nhưng không cưỡng lại được, mơ màng, không lối thoát. Và nếu được làm người kiếp sau đó, họ thường bị trầm cảm, u mê, tự kỷ… cũng là vấn đề thần kinh. 
  
Vì vậy, người tự tử không thể nói rằng: mạng sống này của tôi, tôi muốn làm gì thì làm. Tôi vui thì tôi sống, tôi cầu xin để được sống dai hơn, sống lâu hơn. Nhưng khi tôi buồn, tôi không vừa ý thì tôi hủy hoại nó, hủy hoại cái thân xác của tôi.

Dù cho phong ba bão tố, dù cho bao nhiêu biến cố, bao nhiêu tai ương, bao nhiêu cảnh huống đến với mình trong cuộc đời, hãy luôn luôn nghĩ rằng: đây là kết quả của việc tôi đã làm trong quá khứ và dũng cảm đối đầu, vượt qua để bước tiếp. 

Ngoài ra, nếu quá bế tắc, bạn có thể tụng kinh Chú Đại Bi hàng ngày (có thể bằng tiếng Việt hoặc tiếng Phạn) để sớm được giải trừ nghiệp chướng, thoát khỏi khổ đau sân hận.
 
Minh Minh
 
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X