(Lichngaytot.com) Quả báo đến khi nào, không ai có câu trả lời cụ thể. Nhưng chắc chắn tất cả những việc ta làm đều sẽ tạo thành nhân quả khác nhau, làm việc xấu việc ác thì quả báo nhất định sẽ xuất hiện, chẳng qua là có người thì quả báo đến sớm hơn, còn có người thì quả báo đến sau mà thôi.
1. Nhân quả báo ứng có thật sự tồn tại?
Theo thiên lý thiện ác hữu báo, người hành ác hành ác vô độ sẽ có ngày gặp quả báo, chuốc lấy những khổ đau mà mình đã gây ra cho người khác.
Người xưa răn dạy: “Hãy tích nhiều đức hơn, để đời sau được tốt hơn“. Bởi khi mất đức có khi đi ăn xin cũng không ai bố thí, phúc phận bị tiêu hao. Thậm chí phải chịu cực hình nơi địa ngục, chuyển sinh làm người vẫn chưa hết nhân quả báo ứng.
Thế gian hỗn độn, con người trong vô minh có khi tạo nghiệp không hay biết, có những việc nhỏ tưởng chừng như vô hại, nhưng đôi khi sẽ để lại hậu quả không ngờ đến, thiện ác tất có báo ứng. Nhưng có thật sự là nhân quả báo ứng có thật trên đời này?
Ngày nay, có câu nói chúng ta thường nghe thấy: “Người tốt không sống lâu, người xấu sống ngàn năm”. Câu nói dường như đang biểu thị sự bất lực với cuộc đời và sự nghi ngờ về thiên lý thiện ác hữu báo của cổ nhân.
Thấy những người xấu làm điều ác nhưng vì quyền thế mà họ có thế thoát khỏi sự nghiêm trị của pháp luật, những người có tinh thần trọng nghĩa lại bất lực và chỉ có thể thốt ra câu nói “thiện ác hữu báo” trên để an ủi bản thân.
Vì đã có nhiều câu chuyện thực tế khiến người ta lực bất tòng tâm khi chứng kiến hành vi ác nhân của người khác nhưng báo ứng không tới nên cho dù tin vào thiên lý nhân quả báo ứng thì lâu ngày khó tránh khỏi trong tâm có chút nghi ngờ.
Luật nhân quả chính là một quy luật tự nhiên của vũ trụ, được hoạt động để giữ gìn trật tự. Nếu như không có luật nhân quả thì trật tự của con người sẽ bị đảo lộn, khiến cho muôn vật trên các hành tinh bị tiêu diệt.
Luật nhân quả vốn không phải do con người hay một đấng tạo hóa nào tạo nên mà nó được sinh ra và vận hành theo cơ chế của vạn vật tự nhiên được tạo thành.
Thiện ác không phải là không báo, chỉ là chưa đến lúc.
Nhân quả báo ứng là có thật!
Tất cả những gì mà chúng ta có được, chúng ta trải qua là kết quả từ quá trình, từ hành động mà chúng ta tích lũy ở kiếp trước, hay còn gọi là nghiệp báo. Bởi vì nghiệp khi đã được gieo thì dù trăm năm hay ngàn kiếp cũng không thể mất đi được. Luật nhân quả chính là quy luật tự nhiên của trời đất, vô cùng công bằng, không hề thiên vị với bất kỳ ai.
2. Quả báo đến khi nào?
Có câu: “Thắng thua vô định, quả báo phân minh”.
Thắng thua trên đời là điều khó đoán, và không ai có thể đảm bảo rằng mình sẽ luôn bất khả chiến bại. Nhưng “quả báo” nhất định sẽ xuất hiện và công bằng với mỗi hành vi tốt – xấu của con người. Chẳng qua là có người thì quả báo đến sớm hơn, còn có người thì quả báo đến sau mà thôi.
Không phải không có quả báo, chẳng qua thời cơ chưa tới mà thôi. “Hiện báo” hay nói chính xác là hiện thế báo, là có báo ứng ở hiện tại. “Sinh báo” chính là chỉ việc kiếp này làm thì kiếp sau mới có báo. Còn cái gọi là “hậu báo” là nói kiếp này làm đủ loại nghiệp, không bị hiện thế báo, cũng không bị sinh báo, mà họ phải qua nhiều kiếp nữa mới bị báo.
Sống trên đời thiện ác hữu báo, khác nhau là sớm hay muộn. Quả báo tới sớm thì có khi chưa đầy một năm đã nếm trải, nhưng quả báo tới muộn thì có khi tới tuổi xế chiều mới phải nhận lấy.
Vậy tại sao nghiệp chướng của những kẻ xấu kẻ ác không linh ứng ngay? Có phải là để trì hoãn nó cho đến sau này? Có thể là do họ làm ác chưa đủ, có thể là do ông trời muốn họ phải chịu quả báo lớn hơn nữa. Nhưng một điều chắc chắn là quả báo đến muộn không chỉ ảnh hưởng tới đời mình mà còn ứng nghiệm lên cả đời con cháu về sau.
Có người nói rằng quả báo của một người thường sẽ dần dần xuất hiện trong 10 năm cuộc đời ở độ tuổi từ 50 đến 60.
Ở tuổi 50, trạng thái của con người sẽ rất khác nhau. Một số người sẽ cảm thấy bồn chồn, một số người sẽ cảm thấy cảm xúc lạc lõng, số khác lại cảm thấy nhẹ nhõm và sảng khoái.
Những người bồn chồn hoặc là đã từng làm điều xấu và cảm thấy "sợ hãi" khi về già. Còn một người luôn mang vẻ tươi tỉnh, hoặc đã giữ được cái tâm trong sáng gần như cả đời và chưa làm điều gì xấu, thì khi về già sẽ tự nhiên an yên tĩnh tại.
Đối với người bình thường, thứ họ mong muốn trong cuộc đời này không phải là cái gọi là tiền tài danh vọng, mà là sự bình yên trong tâm hồn. Tới lúc nhắm mắt xuôi tay, những thứ như tiền tài danh vọng đó vốn không thể mang đi theo, giàu có đến đâu cũng chẳng là gì.
Có những người mong muốn làm giàu đến mức mù quáng, sẵn sàng làm ăn bất chính, mỗi năm cứ dịp đầu năm mới đều lên chùa thắp nén nhang cầu khấn, mong thần phật phù hộ cho mình. Nói một cách thực tế hơn, việc “cầu trời khấn Phật” này chính là tự dối mình. Vì vốn dĩ nếu ông ta làm ăn chân chính, có lương tâm, không bóc lột nhân viên, càng không lừa dối khách hàng thì đâu cần phải cầu trời khấn Phật?
Quả báo, chắc chắn cuối cùng sẽ đến trong tuổi già của con người. Cần phải ghi nhớ điều này để tự răn dạy bản thân biết kính sợ, làm người lương thiện và trong sạch, năng hành thiện tích đức, như vậy mới có thể an phận cả đời.
Xem thêm: Phật dạy 6
lời nói gây quả báo nhãn tiền - Đặc biệt là điều số 6!
3. Báo ứng của mỗi người là do chính mình làm ra
“Nhân quả báo ứng” chính là làm thiện được quả báo thiện, còn làm các điều ác bị quả báo ác. “Luật nhân quả” chính là phương thức, quy tắc cố định của nhân quả báo ứng.
Mỗi hành vi xấu ác, đều phải chịu ác báo tương xứng với hành vi đó. Và cũng căn cứ vào những hành vi xấu ác nặng hay nhẹ mà có quả báo khác nhau.
Nhân quả trên đời này vốn rất công bằng, và cũng không ai có thể trốn tránh được nhân quả, gieo gió gặp bão.
Nguyên nhân đưa đến khổ đau, không phải do hoàn cảnh, không phải do người khác, mà chính tự nơi mình đã gây ra. Vì cứ mải chạy theo vật chất, tham đắm sắc dục, chúng ta lãng quên tâm linh sáng suốt, không tin nhân quả, không học cách sống để thương yêu, bằng trái tim hiểu biết.
Do đó mà ta phải chìm nổi lênh đênh trong biển khổ sông mê không có ngày thôi dứt, bây giờ có duyên được học lại bài học nhân quả, là ta phải biết thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau với tấm lòng vô ngã, vị tha.
Trên đời này chỉ có tuệ giác của Đức Thế Tôn và bậc Thần thông đệ nhất Moggallàna cùng các Thánh giả A la hán mới có thể thấy rõ nhân quả của chúng sinh, còn con người phàm mắt thịt thì lại không.
Cũng bởi vì không thấy nên nhiều người đã không tin hoặc lòng tin rất dễ lung lay, không kiên định. Đó là lý do dù có nhiều người tu nhưng giải thoát chứng đạo thì chẳng có bao nhiêu, thậm chí một vài người còn bị đọa lạc.
Nhân quả có ba thời: quá khứ – hiện tại – tương lai, trong thời hiện tại tức “hiện báo” vẫn có người chưa tin huống chi như những thời “tương lai sinh báo” và “hậu báo”.
Nhưng chắc chắn rằng làm ác sẽ bị ác báo. Quả báo ác sẽ theo người làm ác như bóng theo hình, như “bánh xe theo chân con vật kéo xe”, bất luận người đó là ai.
4. Sự linh nghiệm của nhân quả báo ứng
Sở dĩ có người nghi ngờ nhân quả thiện báo ác báo, vì thấy người lành gặp nhiều thăng trầm, khổ đau, còn kẻ ác được thịnh vượng trường thọ. Câu chuyện dân gian về Bao Chửng sau đây có thể giúp mọi người hiểu rằng mọi việc đều có nhân quả, mắt thấy chưa chắc đã là sự thật.
Truyện kể rằng, ở một nơi nào đó vào thời nhà Tống có một chàng trai trẻ, cha mẹ qua đời, anh này bị tàn tật, sống bằng nghề ăn mày nhưng tính tình tốt bụng, thường thích giúp đỡ người khác.
Tại địa phương anh sinh sống, nước sông chảy xiết nhưng lại không có cầu bắc qua nên rất nguy hiểm, mỗi khi đến mùa nước dâng là gần như không thể qua được bờ bên kia, điều này khiến các trưởng lão địa phương đau lòng.
Thấy cảnh này, chàng trai trẻ muốn xây một cây cầu đá nên đã bền bỉ nhặt đá hàng ngày, bất chấp sự chế giễu của người khác. Theo thời gian, từ năm này qua năm khác, đá chất đống thành một quả đồi. Mọi người vô cùng xúc động và cùng nhau bắt tay xây dựng cây cầu đá.
Trong một lần đục đá, chàng trai kia bị mảnh vụn bắn vào mắt dẫn tới mù lòa, mọi người than trời không công bằng. Nhưng chàng trai trẻ không phàn nàn gì cả, vẫn cố gắng hết sức để giúp đỡ dân làng. Cầu vừa xây xong, khi mọi người đang ăn mừng thì anh ta bị sét đánh tử vong.
Bao Chửng nghe được chuyện này, trong lòng vô cùng phẫn nộ, viết lên tấm bia trên mộ chàng trai một câu đối đầy bi ai rằng: "Thà làm ác, chớ làm thiện".
Không lâu sau, thái tử của nhà Tống chào đời, khóc lóc thảm thiết, tất cả ngự y đều bất lực. Vì vậy nhà vua yêu cầu Bao Chửng nghĩ cách. Khi Bao Chửng nhìn thấy làn da trắng nõn như tuyết của đứa bé, trên bàn tay non mềm còn có mấy chữ lờ mờ. Sau khi cẩn thận xác định, hóa ra đó là những chữ tự tay ông đã viết lên bia mộ anh thanh niên lúc trước.
Bao Chửng hết sức ngỡ ngàng và vội vàng lau đi, chữ viết biến mất trong nháy mắt. Đứa bé cũng ngừng khóc khi nhìn thấy Bao Chửng.
Sau đó, Bao Chửng hiểu được số phận của chàng trai trẻ, hóa ra chàng trai trẻ này đã phạm nhiều tội ác ở kiếp trước và mức độ rất nghiêm trọng cho nên phải chịu quả báo ba đời mới có thể đền đáp hết tội lỗi của bản thân.
Theo an bài, ở kiếp luân hồi thứ nhất, anh bị tàn phế và sống cuộc đời lang thang cô độc; ở kiếp luân hồi thứ hai, anh bị mù lòa nhưng thọ tới cuối đời; tới kiếp thứ ba, anh bị sét đánh phơi thây nơi đất hoang.
Vốn là một đứa trẻ nghèo và tàn tật trong kiếp sống đầu tiên, nhưng anh ta đã thay đổi quá khứ của mình và chỉ muốn làm những điều tốt đẹp cho người khác. Vì vậy, ông trời đã để anh ta trả nghiệp của hai kiếp trong một kiếp, và khiến anh ta bị mù.
Nhưng kể cả như vậy, anh thanh niên vẫn không đổ lỗi cho người khác, mà âm thầm làm điều tốt cho người khác. Chư thần Phật đã lấy nghiệp của anh ta từ kiếp thứ ba để trả cho kiếp đầu tiên, vì vậy anh ta bị sét đánh chết.
Cuối cùng, tại kiếp thứ ba, anh ta sẽ phải gánh chịu đau khổ cho trọn 3 kiếp, kiếp sau sẽ được an bài tái sinh vào hoàng thất, hưởng phú quý, vinh hoa vô tận.
Qua sự việc này, Bao Chửng cũng ngộ ra rằng không nên chỉ nhìn vào bề nổi của vấn đề. Nhân quả báo ứng không thể thiếu.
Nhiều người thắc mắc, liệu thực sự có quả báo dành cho kẻ ác? Tại sao chúng ta không thể thấy quả báo dành cho kẻ ác?
Có câu nói rất hay, “không thấy không có nghĩa là không có”. Một số ác báo không phải là quả báo cho mình, mà còn là quả báo cho người thân trong gia đình hoặc thế hệ tương lai.
Nếu như một người có thể bình an, vui vẻ và khoan khoái sống mỗi ngày, thì người đó quả thực vô cùng may mắn. Nhưng nếu muốn nghĩ cách thoát khỏi những khổ đau và phiền não trên đời, đi tìm cách sống vui vẻ tự tại, không nuối tiếc, thì cũng không phải là điều quá khó – chỉ cần bạn tin tưởng vào “nhân quả”, nhớ kỹ câu “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, đồng thời ghi nhớ một số việc nhất định không được làm, gieo nhân lành ắt gặt quả thiện.
Nhân quả trong đạo Phật dạy cho ta phải có trách nhiệm trong từng ý nghĩ, lời nói và hành động. Nếu chúng ta không tin nhân quả, ta sẽ sống vô ý thức, thiếu trách nhiệm, chỉ biết tham lam ích kỷ để làm tổn thương người khác.
Nhưng con người lại chỉ tới khi gặp quả báo xấu mới than trời trách đất đổ thừa tại, không chịu gieo nhân lành ngay nơi hiện tại. Nhiều người đã phạm tội nhưng chưa bị phát hiện bởi nhân xấu chưa kết thành quả, thì họ vẫn cứ ung dung hưởng thụ, thản nhiên như người vô tội, thậm chí còn phỉ báng luật nhân quả nữa. Đến khi phước hết họa đến chịu quả khổ đau không có ngày thôi dứt.
Nhân quả nghiệp báo tốt xấu sẽ đến sớm hay muộn là tùy theo duyên, bây giờ ta chưa đau bệnh, nhưng sau này sẽ bệnh rồi ta cảm nhận sự thống khổ của nó mà có thể cảm thông người đã bệnh.
Khi hiểu được như vậy chúng ta sẽ thương mình và người khác, nhờ đó nghiệp khổ ngày càng được giảm bớt và tiêu trừ. Nếu chúng ta không hiểu, thì cho dù có tốn hết bao nhiêu tiền của và thời gian đi chùa để cầu khẩn van xin, mong Phật, Bồ tát gia hộ cho mau hết bệnh cũng chỉ là việc làm vô ích, bởi đó là người chưa có niềm tin sâu sắc về nhân quả, chẳng thần Phật Bồ Tát nào chứng cho lòng thành nửa vời đó.