(Lichngaytot.com) Ngoài việc mỗi người có vận may riêng, phúc báo của con cái và cha mẹ liên quan chặt chẽ đó là lý do người xưa khuyên chúng ta sống sao còn để phúc cho con của mình về sau.
Câu chuyện công chúa số phú quý bất kể lấy chồng nghèo
Vị vua Ba Tư Nặc thời Đức Phật có một nàng công chúa tên Thiện Quang nổi tiếng xinh đẹp, nết na được dân chúng vô cùng yêu mến. Đức vua rất tự hào và nói với mọi người rằng: "Công chúa được người dân yêu quý và nể trọng là nhờ có người cha như ta làm quốc vương của một đất nước".
Công chúa Thiện Quang khi nghe những lời này đã thưa lại rằng: "Nhiều người thương mến con vì nhờ nhân duyên phúc đức của con đủ lớn, thực tế không phải vì đấng sinh thành là bậc đế vương".
Vua Ba Tư Nặc nhiều lần khẳng định suy nghĩ của mình và đều nghe công chúa đáp trả những lời trên. Vì quá tức giận nên Đức vua đầy thách thức khi đem công chúa gả cho một người nghèo khó.
Vua Ba Tư Nặc quả quyết nói: "Lấy một kẻ nghèo khó xem những gì con may mắn có được là do chính con hay nhờ phúc lộc phụ vương của con".
Vua Ba Tư Nặc quả quyết nói: "Lấy một kẻ nghèo khó xem những gì con may mắn có được là do chính con hay nhờ phúc lộc phụ vương của con".
Công chúa không vì thế mà oán giận hay than khóc, cô đã không ngừng cùng người chồng nghèo chăm chỉ làm ăn, buôn bán. Cuối cùng vận may cũng đã ghé thăm gia đình hai vợ chồng và họ sớm phát tài, rồi nhanh chóng trở nên giàu có khắp vùng.
Vua Ba Tư Nặc là người theo dõi cuộc sống của con gái của mình từ từng thay đổi nhỏ, ông rất kinh ngạc trước những gì đã xảy ra nên tìm đến Đức Phật để hỏi.
Vua Ba Tư Nặc là người theo dõi cuộc sống của con gái của mình từ từng thay đổi nhỏ, ông rất kinh ngạc trước những gì đã xảy ra nên tìm đến Đức Phật để hỏi.
Đức Phật với sự tinh thông của mình đã giải thích cho vua Ba Tư Nặc rằng: "Từ thời Phật Ca Diếp trước đây, công chúa Thiện Quang là người hiền hòa, tốt bụng, cô thường dùng đồ ăn cúng dường những người tu đạo.
Chồng cô ấy thời ấy đã cố gắng ngăn cản vì sợ tiền của nhà mình thất thoát. Thế nhưng công chúa đáp lời: "Thiếp đã phát tâm nguyện muốn giúp họ, xin đừng ngăn cản, hãy để thiếp được làm để thỏa mong muốn".
Người chồng sau đó đã nghe theo và cùng cô giúp đỡ những người tu đạo. Với tâm đức của công chúa trong quá khứ nên khi chuyển sinh sang đời này, cô rất giàu sang, phú quý. Còn chồng cô vì trước đó đã ngăn cản việc cô giúp đỡ nên mới biến thành bần cùng, nhưng sau đó đã kịp hồi tâm chuyển ý, nhờ đó mà gặp được công chúa Thiện Quang, từ đó hai người sống cuộc đời sung túc, giàu có".
Chồng cô ấy thời ấy đã cố gắng ngăn cản vì sợ tiền của nhà mình thất thoát. Thế nhưng công chúa đáp lời: "Thiếp đã phát tâm nguyện muốn giúp họ, xin đừng ngăn cản, hãy để thiếp được làm để thỏa mong muốn".
Người chồng sau đó đã nghe theo và cùng cô giúp đỡ những người tu đạo. Với tâm đức của công chúa trong quá khứ nên khi chuyển sinh sang đời này, cô rất giàu sang, phú quý. Còn chồng cô vì trước đó đã ngăn cản việc cô giúp đỡ nên mới biến thành bần cùng, nhưng sau đó đã kịp hồi tâm chuyển ý, nhờ đó mà gặp được công chúa Thiện Quang, từ đó hai người sống cuộc đời sung túc, giàu có".
Vua Ba Tư Nặc nghe xong lời giải thích của Đức Phật liền hiểu ra rằng phúc báo của con cái và cha mẹ liên quan chặt chẽ. Với người con có phúc báo, tự nhiên sẽ ảnh hưởng tới phú quý của cả gia đình. Như công chúa là người có phúc báo, dù gả cho người nghèo, thì cũng khiến người đó trở nên giàu có.
Phúc báo của con cái và cha mẹ liên quan chặt chẽ
Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta đầu thai làm con của bố mẹ mình. Đó là xuất phát từ một phần lý do phúc báo của chúng ta có sự tương đồng với bố mẹ. Nhưng về cơ bản, phúc báo của mỗi người là độc lập, tức là ta hay bố mẹ có được những gì ở hiện tại là do phúc báo từ những kiếp trước và quá khứ hình thành nên.
Mỗi người khi sinh ra đều có phúc báo riêng của mình. Khi một đứa trẻ tới đầu thai là mang cả phúc báo của chúng tới, nhìn bề mặt ta thấy rằng cha mẹ đang nuôi dưỡng chúng, nhưng trên thực tế là phúc báo của bản thân đứa trẻ đang nuôi dưỡng chúng.
Phúc báo của một người đều phải từ bản thân người ấy tự bồi đắp, ngay cả những người thân cũng không cách nào có thể thay thế họ được. Con trẻ cũng có phúc báo và nghiệp lực của riêng chúng, cha mẹ không cách nào thay thế cho con trẻ, vậy thì điều cha mẹ có thể làm được là giúp cho con trẻ nuôi dưỡng và bồi đắp phúc đức.
Trước tiên bố mẹ phải ý thức được tầm quan trọng của phúc báo để dành sự tập trung đặc biệt vào đó để nuôi dưỡng con cái mình nên người.
Hiện nay, chúng ta thường chỉ dồn hết tiền bạc, công sức vào việc muốn con học giỏi, có tài, thành công,... nhưng đó chỉ mới đạt được khía cạnh trí tuệ. Những việc đó thường xuất phát từ thiếu hiểu biết của chúng ta, vì thế ngay từ bây giờ phải ý thức rằng: Mọi sự đều dựa vào phúc báo đầu tiên, còn trí tuệ chỉ đứng vị trí thứ hai.
Có người nhất mực yêu thương con cái tới mức cho rằng có thể chi càng nhiều tiền nuôi con càng tốt nhưng không phải đứa trẻ nào cũng đủ phúc báo để trở thành thiên tài hay người thành công. Vì vậy hãy để chúng học tập trong điều kiện như mọi người bình thường, vận mệnh của chúng có thể đi theo con đường học hành thì sẽ tự có được, hãy để mọi thứ thuận theo tự nhiên.
Nếu quan sát những người xung quanh bạn sẽ thấy rằng, có người làm gì cũng đều kiếm được ra tiền. Ngược lại, trong khi đó có người có chăm chỉ, vất vả, cố công nhiều thế đi nào đi nữa nhưng cũng chỉ có thể đủ nuôi sống bản thân. Lý do là phúc báo của họ không đủ sâu dày.
Thành tựu của một người đều dựa vào phúc báo cộng với trí tuệ mà thành. Nếu chỉ dựa vào trí tuệ, cho dù hiếu học thế nào đi nữa mà không đủ phúc báo thì có cố làm ăn vẫn rất khó khăn.
Có thể nói, khi chúng ta nhận thức được rằng phúc báo của con cái đều liên quan tới cha mẹ, đừng tùy tiện tiêu hao phúc báo của con cháu bằng những sai lầm của chúng ta. Xem thêm: 8 hành động tổn hao PHÚC BÁO, dễ gặp xui xẻo
Có thể nói, khi chúng ta nhận thức được rằng phúc báo của con cái đều liên quan tới cha mẹ, đừng tùy tiện tiêu hao phúc báo của con cháu bằng những sai lầm của chúng ta. Xem thêm: 8 hành động tổn hao PHÚC BÁO, dễ gặp xui xẻo
Hãy lưu lại âm đức lại cho con cháu
Từ câu chuyện trên có thể thấy, tiền bạc của chúng ta luôn có thể bị người khác đoạt mất đi, nhưng phúc báo thì người khác không cách nào có thể chiếm đoạt được. Người xưa dạy: Lưu lại của cải cho con cháu, chúng cũng không giữ được; lưu lại sách vở cho con cháu, chúng cũng không đọc được; chỉ có lưu lại âm đức cho con cháu, mới là lối ra cần thiết nhất cho chúng.
Cổ nhân cũng từng nói rằng: “Tích đức cho con cháu” cũng hàm ý rằng, nếu muốn tốt cho con hãy răn bản thân mình làm điều tốt, giúp đỡ nhiều người nhất có thể và khuyên bảo các con làm điều tương tự.
Cổ nhân cũng từng nói rằng: “Tích đức cho con cháu” cũng hàm ý rằng, nếu muốn tốt cho con hãy răn bản thân mình làm điều tốt, giúp đỡ nhiều người nhất có thể và khuyên bảo các con làm điều tương tự.
Con trẻ nếu như có thể thành đạt, không nhất thiết phải dùng đến tiền của vì dù chúng không đủ hoặc không xứng đáng với phúc lộc đó thì tiền của có để lại cũng sớm tiêu tan, vì thế hãy để lại âm đức cho con cháu mới thực sự khôn ngoan. Xem thêm: ÂM ĐỨC là gì? Tại sao con người phải hành thiện tích ÂM ĐỨC?
Không nên xem nhẹ phúc báo vì khi đó, tất cả của cải bạn đều có thể tạo ra bất cứ khi nào, bất kể trong những hoàn cảnh thế nào đi chăng nữa.
Điều bạn cần làm trước tiên là hãy không ngừng tích đức làm việc thiện, thì sau này tự nhiên con cháu sẽ tự có phúc báo. Với những ai dù có cố gắng kiếm tiền bằng những việc không chính đáng thì chỉ mang lại gánh nặng cho cho chứ không phải thương con.
Ngay từ bây giờ, hãy gieo trồng ruộng phúc, tích đức làm việc thiện, thì sau này tự nhiên con cháu sẽ tự có phúc báo. Nếu hiện tại bạn không tích đức hành thiện, tiền bạc có được là không chính đáng thì sau này con cháu sẽ cơ cực sẽ chịu nghiệp tích lại từ bạn.