Phật răn dạy kẻ giữ của, mê đắm vật chất
Trong Kinh A Hàm ghi lại một câu chuyện khi Đức Phật vẫn đang ở thành Xá Vệ rằng lúc đó có một ông trưởng giả giàu có nhưng không bao giờ bố thí cho bất cứ ai, nếu có người ăn xin lại gần là ngay lập tức ông sẽ xua đuổi họ đi ngay lập tức.
Được biết ông tích trữ được rất nhiều vàng bạc, châu báo và ông bỏ chúng vào từng hũ rồi chôn trong vường nhà. Thế nhưng khi sắp chết ông vẫn chưa kịp nói điều này cho người nhà mình biết thì đã qua đời nên trước lúc chết ông vẫn còn rất luyến tiếc.
Vì vẫn còn tham ái nên ông tái sinh trở thành chú chó giữ nhà mình, khi nó lớn lên, càng lúc càng khôn ngoan và rất giỏi giữ của cho chủ thế nến con ông trưởng giả thương con chó lắm. Mỗi khi chủ đi đâu về thì nó mừng quấn quít. Chú chó luôn được chăm sóc tận tình với đồ ăn ngon, ngủ trên ván có nệm ấm.
Đức Phật ôn tồn trả lờii: “Trưởng giả, ông hãy nghe ta nói. Ông không biết con chó ấy chính là cha ông. Vì cha ông khi qua đời, không biết tu phước, tham lam, keo kiệt, còn tiếc tiền của nên phải đọa là chó".
Lòng tham sẽ là thuốc độc
Trong cuộc sống, không ít người cũng như ông trưởng giả kia, suốt đời gom góp chẳng dám tiêu pha, thậm chí niềm vui của họ là đếm xem mình có bao nhiêu nhà cửa, bao nhiêu tiền trong tài khoản nhưng lại sống chật vật, khổ sở, chẳng dám mua sắm, không chi ra một đồng để giúp bất cứ ai... Thế mà cứ tưởng rằng mình khôn ngoan.
Ngày nay chúng ta bon chen với đời, tìm kế sinh nhai, kiếm tiền, danh vọng, ham muốn trong tình yêu. Lòng tham ấy kích động tâm trí khiến chúng ta cảm thấy khổ tâm, không hài lòng với những gì mình đang có.
Thế mới thấy, lòng tham có thể che mờ tâm trí ta tới mức nào, nên không chỉ là ông trưởng giả mà chính ta trong hoàn cảnh tương tự cũng vẫn cứ bị tiền bạc, của cải dẫn dụ cho những quyết định sai lầm như thế.
Tham lam vàng bạc, của cải được ví như một liều thuốc độc, nó có thể bào mòn tâm trí con người, càng tham lại càng ham muốn, càng không biết đủ, đến khi mất hết tất cả, sống phí cả một đời người để theo đuổi những điều hư vô, cuối cùng nhận ra mình sống thật khổ thì đã quá muộn màng.
Hãy biết dùng tiền khôn ngoan
Thấy được cách Phật răn dạy kẻ ham giữ của như ông trưởng giả trên, sẽ có người cảm thán rằng: "Có tiền cũng khổ, vậy nhiều tiền để làm gì?". Thực ra tiền bạc đảm bảo an toàn cho cuộc sống của chúng ta và chẳng ai có thể phủ nhận được điều đó. Thế nhưng khổ hay sướng đó là ở việc ta kiểm soát tiền hay để tiền có thể kiểm soát được ta hay không mà thôi.
Đức Phật là người hiểu điều này hơn ai hết nên mới khuyên chúng ta buông bỏ, không tham đắm trong danh vọng, tiền bạc. Thế nhưng không có nghĩa là không làm gì, không cần tới bất cứ nỗ lực kiếm tiền nào nữa. Có người còn thơ ngây cho rằng chỉ cần nghỉ việc, bỏ hết gia đình để lên chùa đi tu mới là buông bỏ. Họ đâu biết buông ở đây là sự cam kết từ trong tâm thức của mình.
Chỉ khi hiểu đúng về chữ buông của đạo Phật ta mới có thể có những quyết định sáng suốt hơn trong mọi việc bao gồm cả việc liên quan tới tiền bạc. Đúng là chúng ta cần chăm chỉ làm việc để có tiền, để kiếm kế sinh nhai nhưng không nên tham đắm với tiền bạc tới mức quên mọi sự đời.
Ta vẫn có thể xem tiền là mục tiêu để sáng tạo, để thành công, để qua đó có thể giúp đỡ nhiều người hơn... Quyết định dùng tiền để làm gì hoàn toàn phụ thuộc vào chính ta chứ không phải ai khác.
Thế nên những bậc hiền tài, những người được xem là khôn ngoan đã khuyên chúng ta rằng khi kiếm được tiền phải cất dành một phần cho những khi rủi ro hoặc để tích lũy cho tương lai, trong đó cũng phải dành một phần cho cuộc sống hiện tại, và cả phần để giúp đỡ người khác.
Quy tắc phổ biến nhất được nhiều người nhắc đến đó là: Quy tắc 6 cái lọ: Lọ thứ nhất cho chi tiêu cần thiết; Lọ thứ 2 cho tiết kiệm dài hạn; Lọ thứ 3 cho quỹ giáo dục; Lọ thứ 4 để hưởng thụ; Lọ thứ 5 thực hiện tự do tài chính; Lọ thứ 6 để làm từ thiện.
Quy tắc trên đã bao hàm được 6 ưu tiên của cuộc sống để đảm bảo cho ta cảm thấy an tâm về hiện tại, tương lai và thậm chí còn có thể giúp đỡ người khác. Thế nhưng có một thực tế là số người biết quy tắc này rất nhiều nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được.
Không cần bao biện cho lý do vì sao ta không làm được nhưng nếu từ nay bạn quyết tâm tránh trở thành lão trưởng giả thời "hiện đại" thì đừng để quá muộn, ngay bây giờ bạn có thể thực hành những quyết định khôn ngoan hơn về tiền bạc.