Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Phật pháp nhiệm màu phải chăng là cầu gì được nấy?

Thứ Ba, 11/07/2017 09:57 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Không ít người tới với Phật như một cứu cánh về tinh thần, cuộc sống bế tắc tới cầu Phật, muốn thành công tốt đẹp tới xin Phật, khó khăn hoạn nạn tới khấn Phật sao cho tai qua nạn khỏi. Phật pháp nhiệm màu liệu có phải là cầu gì được nấy, muốn gì có nấy như vậy hay không?
 

1. Thế nào là Phật pháp nhiệm màu?


Phat phap nhiem mau phai chang la cau gi duoc nay
 
Phật pháp nhiệm màu với nhiều người là sự thần thông quảng đại, chúng Phật nghe thấu, hiểu rõ tiếng lòng tiếng khổ của chúng sinh và ra tay giúp đỡ, giải quyết mọi khó khăn hoạn nạn. Nhưng liệu chỉ quỳ dưới chân Phật, cầu khấn van xin thì mọi việc sẽ hanh thông, cuộc đời sẽ may mắn?
 
Nếu vậy thì hẳn trên đời không có người đau khổ, nghèo hèn, không có ai là mất mát buồn thảm. Tiếc rằng cách hiểu ấy hoàn toàn chẳng đúng chút nào. Phật giáo như bất cứ tôn giáo nào khác, Đức Phật như bất cứ thánh thần nào khác, đều không có nhiệm vụ “giải cứu thế giới”, không phải người ra tay che chở tất thảy chúng sinh.
 
Phật giáo là đạo giác ngộ, Đức Phật là vị thần thánh hướng dẫn giác ngộ. Giác ngộ về tinh thần dẫn tới giác ngộ về hành động mới là yếu tố cơ bản nhất giúp con người tự hoàn thiện bản thân mình cũng như tự thoát khỏi những khốn khó của cuộc sống. Quyền năng của Phật pháp chính là dẫn dắt ý chí, định hướng con người tới chân – thiện mĩ như vậy.
 

2. Con đường đến với Phật pháp nhiệm màu

 
Phương tiện để đi đến sự giác ngộ là trí tuệ, trí tuệ giúp con người nhìn nhận sâu sắc và thấu hiểu mọi vấn đề. Trí tuệ là nền tảng cơ bản của sự sáng suốt, tỉnh táo, kiểm soát dục vọng và loại bỏ nghiệp ác. Người có trí tuệ là người giác ngộ nhanh nhất, cũng nhận thấy rõ ràng nhất sự kì diệu của Phật pháp.
 
Người hiểu luân lý nhà Phật không cầu xin ở Đức Phật bất cứ điều gì, chỉ mong được soi đường chỉ lối, hướng dẫn để tu dưỡng đúng đạo. Vì thế Phật giáo là đạo bồi dưỡng và khuyến khích trí tuệ của chúng sinh. Có hai loại trí tuệ: trí tuệ hữu sư và trí tuệ vô sư.
 
Trí tuệ hữu sư là trí do học hỏi từ những người xung quanh, từ thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp, cuộc sống,…. Thông qua những lời chỉ dẫn, những kinh nghiệm thực tiễn, những bảo ban ấy mà chúng ta dần tích lũy được kiến thức riêng cho mình.
 
Trí tuệ vô sư là trí có sẵn trong mỗi con người ngay từ khi sinh ra. Ví dụ như “nhân tri sơ tính bản thiện”, lương thiện cũng là một loại trí tuệ, mà còn là trí tuệ quý giá mà bất cứ ai cũng sở hữu. Nhưng loại trí tuệ này không có người dẫn đường thì dễ bị quên lãng nên cần tới Phật, Bồ Tát hay các vị tăng sư, những người truyền giáo tới dìu dắt, khai mở loại trí tuệ này.

con duong dan toi phat phap nhiem mau
 
Khi có trí, nhận ra bản chất của cuộc đời, tự mình vượt khó vượt khổ tìm thấy sự an yên, bình thản. Nhờ Phật pháp tỉnh mộng trăm năm, khơi dậy cả trí hữu sư và trí vô sư, chuyển từ mê sang ngộ, chuyển từ sai lầm sang đúng đắn, chuyển từ khờ dại sang khôn ngoan, chuyển từ ác nghiệp sang hạnh lành. Đó mới địch thực là sự màu nhiệm của Phật pháp. 

Xem thêm: Lời Phật dạy về an nhiên giúp bạn mạnh mẽ trước mọi sóng gió
 
Là người hướng Phật, quỳ dưới chân tam bảo, cúng dường đọc kinh hàng ngày phải hiểu được đạo lý này. Con người tự bản thân đều có Phật tính, thông qua tu dưỡng mà Phật tính được bộc lộ đó là điều đáng quý nhất của việc tu hành, tin Phật. Những người miệng đọc kinh cầu nhưng lòng có tà niệm, không học hỏi, không giác ngộ thì tuyệt đối không có ý nghĩa gì.
 
Sự nhiệm màu của tâm linh nằm ở tâm ý tương thông, giữa tâm hồn và đạo có sự ăn ý, thấu hiểu và quán triệt. Phật giáo là tôn giáo khuyến khích tất cả mọi người học tập trí tuệ, bởi chỉ có trí con người mới không ngu muội, không dung túng cho cái xấu và cái ác, không mê lầm lạc lối. 
 
Người học đạo, đạo ứng với người, tất cả những bị Phật, Bồ Tát đều thành chính quả nhờ khắc khổ tu hành, đều từ người bình thường trở thành đấng siêu nhiên. Vì thế, sở cầu đắc sở nguyện, những điều mong muốn nếu thực sự tha thiết, thực sự khẩn khoản để trở thành hiện thực, chỉ có con đường giác ngộ. Quỳ dưới chân Phật không làm cuộc đời tốt đẹp hơn, Phật pháp chỉ nhiệm màu khi con người hiểu được ý nghĩa cơ bản của Phật giáo.

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X