Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Phật giáo nói về giới tính - Ngài có phân biệt người đồng giới?

Thứ Ba, 04/08/2020 16:35 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Vấn đề giới tình gần đây được bàn tán sôi nổi, không chỉ còn là vấn đề phân biệt nam - nữ như trước đây nữa. Vậy hãy thử lắng nghe Phật giáo nói về giới tính để bạn có góc nhìn mới, khách quan hơn về điều này xem sao.


Theo Phật giáo, tùy theo nghiệp lực của mỗi cá nhân mà được thọ thân làm người nam hay nữ ở hiện tại là do quá trình luân hồi tự nhiên của vũ trụ, không có ai có thể tác động tới điều này dù là Thần Phật.  

Phật giáo nói về giới tính


Phật giáo luôn đề cao sự bình đẳng giữa nam và nữ, không phân biệt vấn đề giới tính vì trong mắt Đức Phật ai cũng đáng được yêu thương, được trân trọng như nhau. 
 
Theo đạo Phật, mọi người dù nam hay nữ, thuộc tầng lớp nào, dù giàu hay nghèo đều là do nghiệp của họ trong quá khứ mà tác thành hiện tại, còn giờ đây, nếu tự thân họ biết tu hành, tự thân sẽ giải thoát. 
 
Lời Phật dạy về tình yêu cho thấy Ngài cũng không cấm đoán chuyện lứa đôi, thậm chí hôn nhân và sinh con được xem là tích cực, nhằm xây dựng một đời sống hạnh phúc gia đình của đời này và đời sau, nhưng không có nghĩa là bắt buộc. 
 
Đạo Phật không khuyến cáo, lại càng không bắt buộc các tín đồ phải tránh mọi quan hệ nam nữ, quan hệ tình dục trong đời sống hạnh phúc lứa đôi vợ chồng. 

Phật giáo chủ trương thiết lập đời sống hạnh phúc gia đình trên nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng về vấn đề giới tính, không có thái độ phân biệt đối xử nam trọng nữ khinh, hoàn toàn không bị câu thúc bởi lễ giáo phong kiến.

Còn thế nào là quan hệ tình cảm yêu đương, đời sống tình dục không chính đáng, đấy lại là một vấn đề tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng nước. 
 
Kinh Pháp Hoa, một bản kinh quan yếu đối với Phật tử, trong phẩm Phổ Môn, Ngài Quan Thế Âm, với lòng thương tưởng chúng sinh như mẹ hiền thương con, cũng phát nguyện độ trì cho bất cứ người nữ, có khát vọng, mong cầu con trai, thì phải thường xuyên lễ bái, cúng dường Bồ tát Quán Thế Âm để sinh con trai có phước đức trí tuệ.

Hay khao khát mong cầu con gái, liền sinh được con gái có dáng vẻ xinh đẹp; tất cả đều đầy đủ đức độ, được mọi người cung kính: “Nhược hữu nữ nhơn, thiết dục cầu nam, lễ bái cúng dường Quán Thế Âm Bồ tát, tiện sinh phước đức trí tuệ chi nam; thiết dục cầu nữ, tiện sinh đoan chính hữu tướng chi nữ, túc thực đức bổn, chúng nhân ái kính.”

Và như vậy, vấn đề giới tính sinh con trai, con gái là nhu cầu thiết yếu của con người trong việc xây dựng đời sống hạnh phúc thế gian, được giới Phật tử tại gia quan tâm và mong cầu.
 
Ngay trong việc xây dựng nền tảng đạo đức của người Phật tử, giới “Không được tà dâm” đã cũng phản ánh tinh thần tôn trọng lẫn nhau trong các mối quan hệ tình cảm đôi lứa, nhất là tình cảm vợ chồng. Những ai phạm tội tà dâm sẽ tự lãnh hậu quả về mình theo Nhân Quả, chẳng thể trốn tránh.
 
Cho nên, vấn đề đặt ra, là người tại gia phải có thái độ sống và ứng xử văn hóa lành mạnh, không nên tà dâm, nghĩa là đừng có quan hệ nam nữ, hay biểu lộ văn hóa tình dục không chính đáng làm đổ vỡ tình cảm, mang tiếng xấu cho mình và dòng họ, nhằm bảo vệ quyền được hạnh phúc của con người, đảm bảo trật tự an toàn, giảm thiểu tệ nạn xã hội.
 
Phat giao noi ve gioi tinh
 
Lời Phật dạy về hạnh phúc vợ chồng đó là người chồng phải biết yêu thương, kính trọng và trung thành đối với người vợ; săn sóc chu đáo đời sống kinh tế của người vợ với việc cung cấp các tiện nghi vật chất; nuôi dưỡng tình cảm, thường xuyên tặng quà để bày tỏ tình yêu. Có thể thấy, đối với Phật thì thương yêu chưa đủ, hạnh phúc cần phải đáp ứng các nhu cầu thực tiễn nữa.
  
Điểm đáng nói, quan điểm của Đức Phật trong các bản kinh đều ghi nhận người phụ nữ được hoàn toàn tự do, không bị hạn chế bởi những quy tắc lễ giáo khắt khe như là các quy tắc Khổng giáo, theo kiểu như người phụ nữ ở nhà thì theo cha, lấy chồng thì theo chồng, và chồng chết thì theo con.

Đối với đạo Phật, nền tảng hôn nhân đã là tình yêu, thì khi tình yêu vì một lý do nào đó, đã không còn nữa, thì gia đình xác lập trên tình yêu và hôn nhân cũng mất lý do tồn tại - ly dị sẽ là chuyện tất yếu và đương nhiên.

Tuy nhiên, đạo Phật cũng khẳng định, mọi thứ đều vô thường, tất cả hạnh phúc thế gian, bao gồm hạnh phúc liên hệ đến giới tính, chỉ có giá trị hiện thực, đem lại niềm vui, đáp ứng lòng khát khao mong chờ của con người luôn mang tính tạm thời, hạn chế và sẽ không bao giờ thỏa mãn hết được - nếu con người thiếu trí tuệ, lấy đó làm cứu cánh.
 
Đạo Phật khuyến khích con người tìm đến những hạnh phúc chân thật hơn với niềm vui cao cấp hơn, lâu bền hơn như niềm vui sống đạo đức, niềm vui của những tâm hồn rộng mở, vị tha đối với người khác, niềm vui của lương tâm không bao giờ bị cắn rứt, ân hận, biết ly dục, những niềm vui sáng tạo vì hạnh phúc số đông và cuối cùng là niềm vui ái diệt là Niết bàn.
 
theo Phat moi nguoi deu binh dang nhu nhau
 

Tướng nam hay tướng nữ không quá quan trọng


Những gì Phật giáo nói về giới tính có thể thấy Người không phân biệt ai trong hình tướng nam hay ai trong hình tướng nữ, chỉ quan trọng ở thái độ của họ với việc tu thân hay giúp ích cho đời đúng đắn là được.

Nói xa hơn một chút về vấn đề giới tính hiện nay có thể nhận thấy Phật giáo không phân biệt người đồng tính hay chuyển giới. Với tinh thần nhà Phật, sẽ chẳng vì xu hướng tình dục của ai mà chê bai hay đả kích người khác. Vì tất cả trên cơ sở là bất cứ ai sống trên xã hội này cũng có nét đẹp riêng, là hoa của đất trời.

Trong giới luật áp dụng cho hàng cư sĩ tại gia, không có điều luật hay lời khuyên nhủ nào về vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính, miễn là họ có ý thức đóng góp cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn là được.

Có chuyện kể lại rằng, có một bà Phật tử tìm tới một ngài Hòa thượng. Bà nói: Thưa thầy, đời tôi vốn khổ, nhiều thiệt thòi, tôi nhàm chán thân nữ rồi. Xin thầy hãy cho tôi thành tướng nam để mọi chuyện đều tốt đẹp, cho đời tôi đỡ khổ.
 
Hòa thượng đồng ý và mời bà lên Chánh điện thắp hương niệm Phật, và dặn bà nhớ đọc đúng lời bạch của Hòa thượng.

Lời bạch như sau: "Con lậy đức Phật, con tên là... nay con chịu nhiều thiệt thòi đau khổ, con muốn xin được thành tướng nam, con xin chịu tất cả thiệt thòi đau khổ của người nữ trên thế gian này, để cho những người nữ ấy cũng thoát khổ giống con."
 
Bà phản ứng lại tại sao thầy lại khấn như vậy vì bà chỉ muốn có tướng nam cho hết khổ. Hòa thượng mỉm cười giải thích: Đó, đó là lý giải vì sao bà mang tướng nữ đến suốt kiếp đó. Vì trái tim bà đâu có rộng lượng, bà đâu có nghĩ tới ai ngoài mình.
 
Quay trở lại, không có tướng nam tốt hay tướng nữ tốt hoàn toàn, ai cũng có ưu và khuyết điểm. Là một người nam hay nữ, phải có tính "trượng phu", nghĩa là từ bi, bao dung, rộng lượng, không còn sự ích kỷ nhỏ nhen ganh tị.  

Lời Phật dạy về vô thường cho thấy cuộc sống nhân sinh cũng chuyển dịch biến hoá không ngừng và tuỳ theo nghiệp của mỗi chúng sinh, giới tính có thể thay đổi từ giới này sang giới khác như người nam trở thành người nữ hay ngược lại và chuyển dịch từ đời này sang đời khác.

Ngay cả hiện tại cũng đã có nhiều người hoặc tự mình thay đổi với sự trợ giúp của y khoa hay tự nhiên thay đổi giới tính. Dù thế nào chăng nữa cũng không ra ngoài nhân quả.

Vì thế, nếu một người thương yêu một người nào đó, dù trong hình dáng nào cũng đều là có nhân duyên nợ nần với người đó ở quá khứ. Chính nhân duyên và nợ nần quá khứ thúc đẩy người ta tìm đến nhau và thương yêu trong hiện tại. Đó là quan hệ nhân quả bình thường, không ai có quyền chỉ trích hay chê bai tới ai cả.

(Tổng hợp)


Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X