(Lichngaytot.com) Phật dạy có 4 kiểu người không được làm hại bởi “gieo nhân nào gặt quả nấy”, nếu hãm hại người khác thì cuối cùng cái ác đó sẽ quay lại với chính mình, bao nhiêu phúc báo cũng bị tổn hại.
Một trong những nguyên lý cơ bản của giáo lý Phật giáo đó là nhân quả báo ứng, tức có luân hồi sẽ có nhân quả, hai việc này liên tục xảy ra.
Theo
lời Phật dạy: “Phụ tác bất thiện, tử bất đại thọ, tử tác bất thiện, phụ bất đại thọ. Thiện tự hoạch phước, ác tự thọ ương”.
Tức là: Cha làm điều chẳng lành, con không chịu thế được, con làm điều chẳng lành, cha không chịu thế được. Làm lành tự được phước, làm dữ tự mang họa".
Có câu: "Ðiều lành dữ cuối cùng đều có trả, khác nhau chỉ đến chóng hay chầy, nhanh hay chậm mà thôi".
Theo
luật nhân quả, cái Quả hay Nghiệp vốn là kết quả cái nhân hay duyên của con người tạo ra trong kiếp trước hoặc kiếp này. Rồi cái Quả ấy lại làm nhân cho cái Quả khác sẽ báo ứng về sau. Nhân và Quả cứ tiếp tục tương ứng như vậy mãi như bóng với hình, mãi mãi là cuộc trả vay, vay trả của cõi luân hồi.
Con người không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh khó khăn khiến bản thân mình sa đọa. Làm Thiện hay làm Ác, tạo Ác nghiệp hay Thiện nghiệp đều là do tự thân mình chọn lấy, quả báo thế nào là do chính mình làm ra chứ không phải do Thần Phật nào quyết định.
Vậy muốn biết nhân quả kiếp trước của ai, cứ xem cái địa vị sang hèn của người ấy ở kiếp hiện tại. Muốn biết nhân quả đời sau của họ thế nào, cứ xem tâm tánh và hành động của họ ở ngay kiếp này vậy.
Sống ở trần gian, trong quá trình ứng xử với con người và vạn vật, cuộc sống đua chen không ít lần đẩy chúng ta phải rơi vào bước đường lầm lỡ và cứ thế va chạm, làm tổn thương hết người này đến người kia.
Tuy nhiên, xét về mặt nhân quả báo ứng trong nhà Phật, cố tình hãm hại người khác đã là việc sai và nếu không may hãm hại nhầm 4 người dưới đây thì cái sai ấy còn nhân lên gấp trăm vạn lần, kéo theo phước báu tiêu tan, cuộc đời mãi mãi không như ý.
Cùng xem Phật dạy có 4 kiểu người không được làm hại đó gồm những ai?
Loại người thứ nhất: Người ác
Kinh Phật có ghi rằng khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, người em họ của Ngài là Đề Bà Đạt Đa hoàn toàn là một “người ác”.
Trước khi xuất gia, ông ta có tâm ganh ghét với Đức Phật từ hồi nhỏ, tức là với Thái tử Tất Đạt Đa. Khi thấy Thái tử Tất Đạt Đa đầy đủ tướng hảo trang nghiêm, tài năng xuất chúng, đức hạnh siêu quần như thế thì Đề Bà Đạt Đa rất không bằng lòng, dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để tranh giành ngai vàng với thái tử Tất Đạt Đa.
Sau này gia nhập Tăng đoàn, để chiếm đoạt quyền lãnh đạo, ông ta nhiều lần chống lại Đức Phật, thậm chí còn muốn lấy tính mạng Đức Phật và phá vỡ sự hòa hợp của Tăng đoàn.
Nhưng Đức Phật đã đối xử với ông như thế nào? Trong Kinh Pháp Hoa có nói rằng Đức Phật đã tiên đoán rằng Đề Bà Đạt Đa sẽ thành Phật trong tương lai. Bởi vì Đề Bà Đạt Đa là người đã giúp Đức Phật nhanh chóng đắc được sáu pháp ba la mật, mười lực, bốn vô úy, mười tám pháp độc nhất và các công đức khác, và đạt được giác ngộ vô thượng.
Như vậy, người ác với ta không phải lúc nào cũng xấu, đôi khi người ác cũng sẽ giúp chúng ta hoàn thiện và trở nên mạnh mẽ hơn trong cuộc đời xô bồ này.
Người ác giống như nước trong, giúp chúng ta gột rửa tâm hồn và bộc lộ sự sáng chói của Phật tánh. Nếu bạn có mong muốn trả thù những kẻ làm ác, hoặc nếu bạn luôn ôm mối hận chỉ để thỏa mãn cái tâm trả thù của mình, thì bạn đã rơi vào hành vi của một “kẻ ác”, và nhiều nghiệp chướng sẽ theo sau.
Nhân phía trước, hoặc giả là ngay trong đời quá khứ ta đã từng dùng thái độ này đối với họ, ngày nay nhân duyên hội đủ họ hồi báo đối với ta, ta hiểu rõ ta phải nên thừa nhận, không nên so đo, ân oán của chúng ta liền được hóa giải ở ngay đây.
Cho nên người học Phật nếu muốn học Bồ Tát quyết định không nên kết oán thù với bất cứ chúng sanh nào, chúng ta chỉ có hóa giải, quyết định không nên tạo thêm oán kế tiếp. Bất cứ tai nạn gì, bất cứ khổ báo gì đều chấp nhận. Không những không có ý niệm báo thù, một ý niệm oán hận cũng không có, cho nên Phật nói đó là hiện tượng nhẫn nhục Ba La Mật viên mãn.
Do đó, người khác vô duyên vô cớ đến hãm hại chúng ta, đó chẳng phải là thành tựu nhẫn nhục Ba La Mật cho chúng ta hay sao? Nếu bạn hiểu rõ được đạo lý này, không những không có tâm oán hận mà còn cảm tạ, cảm ơn họ đã tạo cơ hội để cho ta tu nhẫn nhục.
Nếu như không có những người ác và nghịch cảnh giày vò thì nhẫn nhục Ba La Mật của ta không có chỗ để tu. Hiểu rõ cái đạo lý này, thấu đáo chân tướng sự thật này, thì những người này là đại thiện tri thức của chúng ta, là đại ân nhân của chúng ta, làm sao chúng ta có thể dùng tâm ác để đối đãi với ân nhân chứ?
Vì vậy, mỗi người phải sống thực sự tốt đẹp, không làm những việc xấu ác kể cả với những kẻ ác hại mình. Bởi với người không tin nhân quả mà làm ác thì họ sẽ tự chịu nhân quả với việc làm xấu ác đó.
Xem thêm:
Phật dạy: Hãy tha thứ cho người làm tổn thương bạn
Loại người thứ 2: Người tốt
Người tốt hay còn gọi là “nghiệp tốt” là những người có tư cách đạo đức ngay thẳng, có phúc đức lớn, có thể dạy chúng ta làm những điều tốt đời đẹp đạo, thậm chí có thể giúp đỡ chúng ta ở những thời điểm mấu chốt trong cuộc sống.
Chắc hẳn ai cũng từng gặp ít nhiều những người tốt như vậy trong cuộc sống, chẳng hạn như người cố vấn, người lãnh đạo luôn hỗ trợ, những người bạn giúp đỡ lẫn nhau, v.v.
Theo quan điểm của Phật giáo, những người tốt xung quanh bạn được truyền cảm hứng từ gốc rễ tốt đẹp của chính bạn và có thể gặp được nhưng không thể tìm kiếm.
Làm tổn hại người tốt tức là làm hại nghiệp tốt, tương đương với việc làm tổn hại đến thiện căn, trí tuệ và mạng sống của chính người đó.
Kinh Tứ Thập Nhị Chương có viết: “Người ác hại hiền nhân, như người ngước lên trời phun nước miếng, nước miếng không tới trời mà trở lại rơi vào mình; hoặc như người ngược gió tung bụi, bụi chẳng đến nơi khác mà trở lại làm dơ mình; người hiền không hại được, kẻo họa tất diệt mình”.
Người tốt luôn rất được lòng mọi người xung quanh và được sự chứng giám của đất trời, nhân tâm và thiên ý đều bảo vệ họ. Cho nên, nếu vô tình hãm hại người tốt, chúng ta sẽ gặp phải hai hậu quả:
Một là những người xung quanh yêu mến họ sẽ phẫn nộ với chúng ta, thậm chí còn tìm cách trả thù thay. Hai là khiến đất trời tức giận, phúc khí của bản thân từ đó mà nhanh chóng tiêu tan, kéo theo hàng loạt quả báo khổ đau triền miên.
Nếu bạn cố tình hãm hại những con người lương thiện, chân thành thì bạn sẽ chiêu mời sự tức giận, phẫn nộ về mình, sớm muộn bạn cũng bị quả báo. Thế nên làm người hãy biết trước biết sau, biết tôn trọng người khác.
Phật dạy hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn bản thân mình được đối xử.
Bạn muốn được tôn trọng, hãy tôn trọng mọi người trước tiên. Bạn muốn được quý mến, hãy thật chân thành và đừng giả tạo. Bạn muốn được tự do, đừng dành cho người khác cái nhìn quá khắt khe.
Hãy gửi trao những thứ bạn muốn được nhận, rồi sẽ có ngày bạn nhận lại được những điều tốt đẹp hơn thế.
Loại người thứ 3: Người thân
Người xưa thường nói “máu đặc hơn nước”, tình cảm gia đình có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người. Dù là giữa cha mẹ và con cái, hay giữa anh chị em, tình cảm cho đi gần như là vô điều kiện và không cần khen thưởng.
Theo đạo Phật, vợ chồng, con cái là do duyên số, có mang nghiệp, mang nợ với nhau, chứ không hề tự nhiên mà lấy nhau được. Một gia đình có hạnh phúc, bền vững hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách giữa vợ chồng, con cái, cha mẹ, anh em ứng xử với nhau trong gia đình.
Việc làm tổn thương người thân là trái với nhân quả theo nguyên tắc Phật giáo, và không thể dung thứ được trong cả luật lệ thế gian và nguyên tắc Phật giáo. Vậy nên nếu ngay cả người thân ruột thịt mà cũng có tâm muốn làm hại thì nghiệp báo chất đống, phước báu cạn kiệt, mãi chìm đắm trong biển khổ.
Trong kinh “Điềm lành lớn”, Đức Phật dạy rằng: “Hiếu dưỡng cha và mẹ, nuôi dưỡng vợ (chồng) và con, làm nghề không rắc rối, là điềm lành tối thượng”.
Ở đây Đức Phật cho biết việc nuôi dưỡng, thương yêu, chăm sóc cho những người thân trong gia đình, xây dựng tốt các mối quan hệ trong gia đình, có nghề nghiệp lương thiện ổn định cuộc sống gia đình là một hạnh phúc lớn lao, là điềm lành tối thượng.
Cha mẹ, người có công sinh thành và giáo dưỡng, chính là người bạn phải mang ơn nhiều nhất. Hãy nhớ rằng cha mẹ chính là Phật sống ở trong nhà. Đừng bao giờ làm tổn hại hay xúc phạm cha mẹ mình. Đối xử tốt với cha mẹ cũng chính là một cách tu dưỡng đạo đức, tích phúc báo.
Bất cứ việc gì, bất cứ người nào, trong gia đình (ngay cả ngoài gia đình, bề trên, cấp dưới…) phàm làm khiến cho ta tổn hại, đều phải gánh chịu thọ báo. Gia quyến lục thân, đều do tứ nhân tương tụ (tứ nhân là trả nợ, đòi nợ, trả ơn và báo oán).
Đức Phật dạy rõ chân tướng sự thật, người một nhà là do bốn loại quan hệ ấy mà tụ hợp. Gia đình là như thế, mà người trong một họ cũng là như thế. Ân, oán, nợ nần nhiều, bèn biến thành cha con, anh em một nhà hay ân oán, nợ nần ít hơn cũng có thể biến thành thân thích, bầu bạn. Do đó, giữa người và người với nhau đều có duyên phận.
Bất luận chúng ta thọ báo bao nhiêu oan ức, không những không được sân hận, ngược lại phải sám hối cho nghiệp chướng của chính ta, tội nghiệp của quá khứ hay đời trước nay phải trả, nếu đem lòng sân hận, làm sao không tạo thêm nghiệp mới, “Chúng sanh oan oan tương báo đến bao giờ mới hết, nếu biết lấy ân báo oán thì oán liền tiêu trừ”.
Loại người thứ 4: Người tu hành
Người tu hành là người có tâm trong sạch, trì giới và chuyên tâm tu tập. Kinh Phật có nói, người tu hành mang di sản của Như Lai, có trách nhiệm giáo hóa chúng sinh và quảng bá Phật giáo, nếu làm hại họ thường sẽ gặp báo ứng ở đời này.
Trong Kinh Phạm Thiên có đoạn nói rằng có bốn nhóm người đã vượt giới luật. Bốn nhóm người này đồng thời cũng là đệ tử của Đức Phật, bao gồm tu sĩ, tỳ kheo ni, ưu bà tắc và ưu bà di. Khi thấy những lời nói hay hành động không phù hợp của người tu hành, hãy coi đó là lời cảnh cáo và chỉ im lặng bỏ qua, không bao giờ nói xấu hay có hành động làm tổn hại tới họ.
Tuy phần lớn người tu hành đều là người phàm, nhưng việc phỉ báng họ tức là chán ghét Pháp và hủy hoại trí tuệ và mạng sống của con người, nhân quả không hề nhỏ.
Tất nhiên, người tu hành được đề cập ở đây là những người tu hành chân chính ở bất kể tôn giáo nào đi chăng nữa, chỉ cần họ sống lương thiện, tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người xung quanh. Những người này thường luôn có các đấng thần linh bảo hộ và minh giám. Do đó, một khi vô tình hãm hại hay xúc phạm họ, quả báo đáng thương sẽ luôn chờ chúng ta trước mắt.
Cho dù trước đây họ là kiểu người như thế nào nhưng khi đã đặt chân vào con đường tu luyện chân chính trong Phật giáo thì họ chính thức cho Phát thân và được Phật bảo hộ. Đừng hãm hại hay xúc phạm kiểu người này sẽ nhanh bị báo ứng.
Phật pháp luôn nhấn mạnh việc đối xử tốt với người khác, thực ra đối xử tốt với người khác là một loại trí tuệ vĩ đại, cần phải biết khi đối tốt với người khác đồng thời cũng là đang đối tốt với chính bản thân mình. Có một câu nói rằng: “Hạnh phúc không nằm ở tài sản, quyền lực và nhan sắc bạn có được mà nằm ở lối sống của bạn với những người xung quanh.” Vì vậy khi bạn sống với mọi người nhất định ghi nhớ phải đối tốt với họ.
Trong cuộc đời, ta sẽ gặp rất nhiều người, nếu có duyên có phận sẽ đi cùng nhau một đoạn, thậm chí may mắn là cả con đường... nhưng nếu không may, chúng ta chỉ đi cùng nhau một đoạn thôi rồi người rẽ trước, người rẽ sau... Có những người, khi đi lướt qua nhau sẽ thành người xa lạ. Nhưng mỗi cuộc gặp, mỗi đoạn đường, mỗi người đi cùng ta một đoạn đường, đều có ý nghĩa với ta.
Gieo nhân nào thì gặt quả ấy, như trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, việc làm ác cũng lại như thế. Phật dạy: Dù chúng ta có lên núi cao hay trốn xuống vực thẳm, cũng không thể nào tránh được nghiệp quả khi đủ nhân duyên. Do chúng ta đã tin sâu về nhân quả nên người học Phật, luôn cẩn thận và có sự quán xét trong suy nghĩ, lời nói và hành động của mình.
Kinh dạy: “Vì lòng từ bi trang nghiêm nên không làm hại tất cả chúng sinh.” Có thể bảo vệ thân, khẩu, ý của mình và không có ý định làm hại tất cả chúng sinh là đang tích lũy công đức. Ngược lại, nếu bạn sân hận với chúng sinh và làm hại họ thì công đức và phước lành của bạn sẽ bị tổn hại. Nếu thật sự tin vào đạo Phật thì đừng làm hại 4 hạng người nêu trong bài, kẻo nhân quả báo ứng lập tức hiện hữu.