Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Đang có bệnh thì nhất định áp dụng ngay những điều Phật dạy sau đây

Thứ Ba, 20/07/2021 10:06 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Từng bước làm theo lời Phật dạy cách tự chữa bệnh sau đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, vì nếu làm đúng thì bạn có thể cải thiện sức khỏe trong thời gian ngắn nhất.

Phật dạy cách tự chữa bệnh cho các đệ tử


Sức khỏe vô cùng đáng quý vì chỉ khi khỏe mạnh thì ta mới có thể thực hiện được những ước mơ, hoài bão của mình. Do đó Phật đã đưa ra những lời Đức Phật giúp phòng bệnh để giúp chúng sinh lưu tâm mà ngăn ngừa bệnh. Thế nhưng, dường như thế là chưa đủ, nếu lỡ khi ngã bệnh cũng phải tự tìm cách để tự điều trị thân mình trước khi nghĩ tới việc đợi ai đó cứu giúp.

Thực tế sự hỗ trợ từ bên ngoài như bác sĩ hay những người chăm sóc mình cũng là phụ mà thôi, cuối cùng phần có tính quyết định nhất đó là chính bản thân mình. Do đó, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải cùng hợp tác ăn ý với họ để quá trình cứu chữa diễn ra nhanh hơn. Do đó, đừng quên nghe lời Phật dạy về cách dưỡng và trị bệnh sau đây:
 
Trong Kinh Tăng nhất A hàm, tập II có ghi lại rằng, có lần khi Đức Thế Tôn đang ở vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ Đà, nước Xá Vệ, Ngài đã thuyết giảng cùng các Tỳ kheo của mình: 
 
- Người bệnh tật thành tựu năm pháp này thì không có lúc lành, nằm liệt giường chiếu. Thế nào là năm? Người bệnh không chọn lựa thức ăn uống; không tùy thời mà ăn; không gần gũi thầy thuốc; nhiều lo, ưa giận; không khởi tâm từ đối với người khán bệnh.
 
Đó là, này Tỳ kheo! Người bệnh tật thành tựu năm pháp này không được lành bệnh.
 
Nếu bệnh nhân thành tựu năm pháp này thì sẽ được lành bệnh. Thế nào là năm? Ở đây, người bệnh chọn lựa thức ăn, tùy thời mà ăn; thân cận thầy thuốc; không ôm sầu lo; khởi tâm từ đối với người săn sóc bệnh.
 
Đó là, này Tỳ kheo! Người bệnh thành tựu năm pháp này liền được lành bệnh. Như thế, Tỳ kheo! Năm pháp trước nên nhớ xa lìa, năm pháp sau nên cùng vâng làm. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.
 
Bấy giờ các Tỳ kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
 
Phật dạy cách tự chữa bệnh
 Hãy học tập ngay những lời Phật dạy cách tự chữa bệnh cho bản thân

5 việc cần làm để tự chữa bệnh

 

Chọn lựa thức ăn phù hợp

 
Người ta có câu: "Bệnh từ miệng mà ra" quả không sai vì nguyên nhân của hầu hết các bệnh tật đều là do đồ ăn, đồ uống mình sử dụng hàng ngày gây ra. Do đó, chính mỗi chúng ta cũng có thể sống khỏe khi biết lựa chọn thức ăn cho phù hợp để phòng bệnh cũng như chữa bệnh.

Đặc biệt là nếu bạn đang nằm trên giường bệnh thì càng phải thận trọng hơn trong việc ăn uống, phải biết món gì nên ăn và không nên ăn để tìm cách điều chỉnh. Hơn nữa đồ ăn phải đa dạng, phong phú nhằm bổ sung dưỡng chất đủ đầy thì mới có cơ hội hồi sức nhanh hơn.

Ngược lại, chớ nên ăn những gì mình thích mà chúng lại gây hại cho sức khỏe của người bệnh. Thực tế quá nhiều người vì thèm món ăn hay uống những gì mình không được ăn trong quá trình dưỡng bệnh nên đã lén lún ăn, không cho người nhà hay bác sĩ biết nên đã phải lãnh hậu quả đáng tiếc.

Lúc này không đơn giản là vấn đề ăn uống nữa mà việc kiềm chế việc đồ ăn có hại còn được xem là tu thân. Hãy cố gắng tránh xa những món ăn đã được khuyên không nên để phòng tránh việc khiến cho bệnh đã nặng càng nặng thêm.
 

Tùy thời mà ăn

 
Theo lời Phật dạy về sức khỏe, ăn uống giống như dùng thuốc để chữa trị bệnh cho thân thể, cho nên sau khi chọn được thức ăn phù hợp rồi thì cũng phải biết thời điểm nào để ăn cho từng loại thức ăn khác nhau.

Có thể nói, việc ăn uống phải đúng lúc, không nên tùy tiện.  Ví dụ như có những loại rau củ, quả chỉ phát huy tác dụng tối đa vào buổi sáng nhưng buổi tối nó có thể trở thành đồ ăn có hại cho cơ thể bạn. Vì thế, phải đặc biệt lưu ý và trang bị kiến thức cho bản thân về vấn đề này, nhất là khi chúng đang ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể bệnh tật yếu ớt của bạn trong thời gian dưỡng bệnh.

Có thể thấy, việc lựa chọn đồ ăn và ăn đúng thời điểm sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình tự chữa bệnh cho mỗi người nhưng chỉ thế thôi là chưa đủ, chúng ta cần phải lưu ý thêm một số điều sau đây: 
 
Nghe lời Phật dạy để chữa thân và tâm bệnh
 

Thân cận với thầy thuốc

 
Để tự cứu chữa lấy thân và tâm đang bệnh tật của mình, bạn cũng cần tìm đến một bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm, chuyên môn chứ không có nghĩa là tự ý chữa bệnh tại nhà hay nghe ai nói gì cũng làm theo. Việc có một bác sĩ thân cận giúp đỡ là việc vô cùng quan trọng vì bác sĩ không chỉ hiểu các vấn đề của ta mà còn có thể cho ta một phác đồ điều trị phù hợp với mình.

Do đó, với bác sĩ thì không nên giấu họ bất cứ điều gì về tình trạng của mình, họ sẽ lắng nghe để tìm cách chữa trị tương ứng vì thực tế không cơ thể ai hoàn toàn giống ai cả, mỗi cá nhân đều có vấn đề riêng cho dù là mắc cùng một loại bệnh.

Khi bị bệnh đúng là cần vái tứ phương nhưng cũng phải tỉnh táo kẻo bị sa vào những quan điểm mê tín kẻo tiền mất, tật mang chỉ vì sự thiếu hiểu biết của bản thân.

Sau khi đã tìm được thầy thuốc giỏi hỗ trợ mình chữa bệnh thì cần tin tưởng và nghiêm khắc tuân theo hướng dẫn trị liệu của thầy thuốc, đó là một trong những nguyên tắc căn bản để nhanh khỏi bệnh, do đó chớ nên lơ là.
 

Không ôm âu sầu


Khi bệnh tật ập đến hầu hết chúng ta có suy nghĩ rất tiêu cực như thể mình là người duy nhất chịu cảnh này vậy. Thực tế đây là việc khó tránh khỏi vì không phải ai cũng có được chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt chuẩn xác để có thể phòng tránh được mọi loại bệnh tật, đó là chưa kể một số bệnh là do nghiệp từ quá khứ chúng ta đã gây ra.

Do đó, nếu không may bị bệnh thì đừng quá u sầu sẽ càng khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Vì vấn đề tâm lý đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chữa bệnh thế nên ta phải tự tìm cách loại bỏ những sầu muộn trong lòng, cố gắng giữ tâm thanh thản, tập trung vào việc chữa bệnh.

Thậm chí nếu bệnh nặng đến mức không thể chữa khỏi cũng cần giữ tâm mình nhẹ nhàng, cứ để mọi thứ tùy duyên, đừng suy nghĩ nặng nề quá cũng không ích gì vào lúc này, hãy quý trọng từng ngày ta còn sống trên cõi đời.
 

Khởi tâm từ với người chăm sóc mình


Người bệnh vì thân đau đớn nên sinh buồn bực, hay cáu gắt vô cớ, không biết trút giận lên ai, nên bên cạnh có người đang chăm sóc mình thì trút giận lên họ.

Đúng ra là ta phải mang ơn, trân trọng tình cảm của người đang chăm sóc, hỗ trợ mình thì lại nóng giận vô cớ với họ. Hành động này quả là ngốc nghếch.

Nên nhớ rằng, không phải ai cũng có thể bỏ công, bỏ sức tới đây để chăm cho bạn, họ đang có cuộc sống riêng nhưng cũng vì thương bạn mà tới đây. Do đó, phải đối đãi với họ nhẹ nhàng, nếu họ có làm sai ý thì từ tốn nhắc nhở rồi bỏ qua.
 

Tin cùng chuyên mục

X