(Lichngaytot.com) Mỗi khi gặp hiểm nguy, gian khó, khổ đau, rất nhiều người có thói quen niệm Phật, niệm Bồ Tát để cầu mong được che chở, tiêu tai giải nạn, bảo hộ bình an. Vậy, hãy ghi nhớ 10 điều tự tại được ghi trong Tâm Kinh của Phật giáo để luôn luôn thanh thản và an khang.
► Xem thêm: Những câu nói hay về triết lý nhân sinh cuộc đời đáng suy ngẫm |
Tự tại tức là tự do ngay trong tâm tưởng. Phật giáo tâm linh dạy rằng, người tự tại là người biết thoát khỏi phiền não và nội tâm không có chấp nhất. 10 loại tự tại dưới đây là cảnh giới cao nhất mà bất cứ ai cũng nên hướng tới trong đời.
1. Thọ tự tại: cuộc sống là hữu hạn, không ai có thể an bài, duyên vạn kiếp mà không lâu, kề bên một niệm mà không ngắn, đây là thọ tự tại. Vì thế, đừng bận tâm cuộc đời dài hay ngắn, chỉ quan tâm làm thế nào để sống thật tốt.
2. Tài tự tại: hết thảy mọi vật lực đều là quả báo từ kiếp trước, cầu không được, mong không có, chỉ tự mình bồi đắp.
3. Nghiệp tự tại: chúng sinh tùy nghiệp mà ở, tùy nghiệp mà đầu thai, tùy phiền não nghiệp tập mà lập nghiệp.
4. Sinh tự tại: sinh ra là hữu duyên, sinh ở đâu, làm con ai đều là tiền duyên nghiệp báo, không thể thay đổi.
5. Nguyện tự tại: người thường có tâm nguyện thì khó mà tự tại, tốt nhất nên biến thành hư nguyện, chỉ nên thành tâm mà làm, còn viên mãn hay không phải tùy duyên.
7. Như ý tự tại: cái gì phải tới sẽ tới, cái gì phải đi sẽ đi, bất luận ra sao thì cong người cũng không có khả năng cản trở hay né tránh, nên cứ bình thản mà đón nhận.
8. Pháp tự tại: tu hành sẽ viên mãn, độ hóa sẽ giác ngộ, nhất tâm chấp niệm Phật giáo.
9. Thắng thua tự tại: thắng chính bản thân mình là thắng lớn nhất, thua chính bản thân mình là thua lớn nhất.
10. Trí tự tại: tích trí để hành thiện và sống thiện, người có trí thì tinh thông, người không có trí thì ngu dốt. Trí là để nâng cao bản thân, không phải vì danh lợi.