Phật dạy hai đại bi kịch của con người sẽ đẩy họ tới khổ đau và tuyệt vọng. Đó là chiếm được thứ mình muốn và không chiếm được thứ mình muốn.
► Xem thêm: Những câu nói hay về triết lý nhân sinh cuộc đời đáng suy ngẫm |
Như ta muốn mua một món đồ, mua được rồi thấy vui thích biết bao nhiêu, nhưng chẳng bao lâu lại chán, muốn mua một món đồ khác. Cái muốn của con người không bao giờ ngừng, nối tiếp nhau dài mãi dài mãi. Vì thế mà con người lúc nào cũng có thứ để muốn, có cái phải khát khao, lao tâm khổ tứ vì nó.
Khi muốn một món nào đó, ta phải nghĩ cách giành bằng được. Nhỏ thì xin mẹ cha, lớn thì tự kiếm tiền. Không xin được thì đau khổ, không kiếm đủ tiền thì đau lòng. Ấy chính là bi kịch.
Buông bỏ lòng ghen tị chỉ với 4 điều đơn giản Phật dạy
Tật ghen tị là một tính xấu, như con rắn luồn vào, bóp nghẹt trái tim con người. Muốn sống bình tâm, hãy nghe lời Phật dạy cách xóa bỏ lòng ghen tị.
Tật ghen tị là một tính xấu, như con rắn luồn vào, bóp nghẹt trái tim con người. Muốn sống bình tâm, hãy nghe lời Phật dạy cách xóa bỏ lòng ghen tị.
Đi học thì muốn được nghỉ, nghỉ rồi lại cảm thấy nhàm chán. Được cha mẹ nuôi ăn học thì muốn đi làm kiếm tiền, tốt nghiệp phải đi làm thì lại chỉ mong quay trở lại đi học. Con người không bao giờ hài lòng với những gì mình đang có, đạt được thứ mong muốn rồi lại mong những thứ khác, có cái này lại đòi cái kia.
Nếu không đạt được thứ mình muốn thì trong lòng khổ sở, khó chịu, thậm chí làm đủ mọi việc để có được, kể cả việc xấu. Nhọc nhằn, vất vả muốn chiếm lấy thứ mong ước là một loại bi kịch. Lúc nào cũng mong ngóng về một thứ xa vời, không thể chạm tay tới là bi kịch.
Lòng tham tạo ra hai đại bi kịch của con người, có mới nới cũ, lòng tham vô đáy. Vì thế, muốn giải thoát khỏi bi kịch thì nghe lời Phật dạy sống thanh thản, từ bi và biết đủ. Hài lòng với cuộc sống của mình. Cố gắng vì những điều tốt đẹp nhưng không tham lam, tận hưởng quá trình phấn đấu một cách hạnh phúc.
Tâm Lan (Theo Azg168)
Clip "Các ca khúc về Quan Thế Âm Bồ Tát" buông bỏ sân si