(Lichngaytot.com) Pháp Luân Công đang bị thần thành hóa sẽ khiến các giá trị chân thực của cuộc sống bị hiểu sai. Nếu dừng lại ở một mức độ nào đấy thì nó có thể có ích nhưng nếu đi quá xa sẽ khiến con người càng cảm thấy hoang mang hơn mà thôi.
Vấn đề tâm linh, tín ngưỡng luôn là vấn đề nhạy cảm vì chúng chỉ mang tính tương đối, quan niệm, không ai dám khẳng định, không ai dám phủ định vì thế người này tin cũng được, người kia không tin cũng chẳng sao.
Giữa sự ranh giới mập mờ ấy, Pháp Luân Công đang bị thần thành hóa quá mức mọi thứ, mang tính khẳng định khiến cho nhiều người không đủ kiến thức đã vội vàng tin theo, không phải ai cũng đủ hiểu biết để tránh xa những cám dỗ này.
Tuyên truyền thuyết tận thế gây ám ảnh
Càng ngày con người càng cảm thấy hoang mang với thiên tai, địch họa, bệnh tật,... lan tràn và người sáng lập ra Pháp Luân Công - ông Lý Hồng Chí tuyên truyền thuyết tận thế để ông sẽ là cứu thế, giúp con người được an toàn khi ngày tận thế tới.
Không chỉ nói đi nói lại về ngày tận thế gây ám ảnh cho mọi người bằng những dẫn chứng từ thực tế và dẫn giải chúng một cách khá có lý để cho mọi người tin theo, họ nhấn mạnh về việc tiên tri sẽ có một đức Phật giáng trần đem Chân - Thiện - Nhẫn để cứu độ chúng sinh, đó là Pháp Luân Công.
Họ dựa vào sự thật kèm theo một chút thêu dệt để thu hút những người đi theo mình. Trong khi đó những bí ấn Pháp luân công được nhiều người tự khám phá, tìm hiểu vì không phải ở đâu cũng có thông tin chính thức về những niềm tin này.
Họ lập ra những trang báo điện tử trông rất chuyên nghiệp để chỉ ra rằng rất nhiều người đã chữa khỏi bệnh từ khi theo Pháp Luân Công và có phần thành thóa hóa mọi việc lên như thể việc này có thể giải trừ khỏi mọi bệnh tật cho loài người vậy.
Pháp Luân Công đang tận dụng sự yếu đuối của con người khi mà họ bệnh tật, hoang mang với cuộc sống. Khi đó chúng ta đang chán nản vị sự lặp đi lặp lại của cuộc sống và tự hỏi: Mục đích đời tôi là gì? Điều gì đáng để tôi tin theo?
Không chỉ nói đi nói lại về ngày tận thế gây ám ảnh cho mọi người bằng những dẫn chứng từ thực tế và dẫn giải chúng một cách khá có lý để cho mọi người tin theo, họ nhấn mạnh về việc tiên tri sẽ có một đức Phật giáng trần đem Chân - Thiện - Nhẫn để cứu độ chúng sinh, đó là Pháp Luân Công.
Họ dựa vào sự thật kèm theo một chút thêu dệt để thu hút những người đi theo mình. Trong khi đó những bí ấn Pháp luân công được nhiều người tự khám phá, tìm hiểu vì không phải ở đâu cũng có thông tin chính thức về những niềm tin này.
Họ lập ra những trang báo điện tử trông rất chuyên nghiệp để chỉ ra rằng rất nhiều người đã chữa khỏi bệnh từ khi theo Pháp Luân Công và có phần thành thóa hóa mọi việc lên như thể việc này có thể giải trừ khỏi mọi bệnh tật cho loài người vậy.
Pháp Luân Công đang tận dụng sự yếu đuối của con người khi mà họ bệnh tật, hoang mang với cuộc sống. Khi đó chúng ta đang chán nản vị sự lặp đi lặp lại của cuộc sống và tự hỏi: Mục đích đời tôi là gì? Điều gì đáng để tôi tin theo?
Pháp Luân Công đã đi quá xa khi cho rằng nhờ các bài tập bắt đầu thần thánh hoá bản thân như gắn Pháp luân vào bụng, pháp thân tịnh hoá cơ thể cho tín đồ để chữa mọi loại bệnh,... để mọi người từ đó mà dễ dàng tin theo.
Họ đã tuyên truyền và vẽ ra đủ mọi khả năng thần thông quảng đại nhờ tập Pháp Luân Công nhưng sau đó lại "nương tựa" vào các từ của Phật giáo như không chấp trước, phải Chân Thiện Nhẫn, và Chân Thiện Nhẫn là đặc tính tối cao của vũ trụ, vượt qua triết lý của Phật giáo và Lão giáo, vượt qua cả khoa học.
Thế nhưng, mọi người quên một sự thật rằng lợi dụng con người yếu thế là điều không nên. Vì khi ta suy sụp cả về thể chất lẫn tinh thần lúc rơi vào khủng hoàng là lúc dễ bị dẫn dụ nhất. Đó là lý do khi những người này phản biện tất cả những ai nói về Pháp Luân Công như một tà giáo hay sự mê tín khi niềm tin của họ lúc ấy là vô cùng vững chắc.
Trong khi đó, Đức Phật cho thấy mình là người bình thường như bao người khác, Ngài chỉ ra con đường (cách thức) để diệt trừ những mê lầm, khổ đau trong tâm người chỉ có chính người đó giải trừ.
Thông qua các câu chuyện về thời Ngài còn tại thế có nhiều vị đạo sư ngoại đạo đến tìm Ngài để hỏi về những vấn đề siêu hình (sống, chết, luân hồi, vũ trụ, thời không, thần thông…) Ngài đều tránh không trả lời và không tiếp.
Thông qua các câu chuyện về thời Ngài còn tại thế có nhiều vị đạo sư ngoại đạo đến tìm Ngài để hỏi về những vấn đề siêu hình (sống, chết, luân hồi, vũ trụ, thời không, thần thông…) Ngài đều tránh không trả lời và không tiếp.
Ngài dặn các đệ tử là những gì Ngài biết thì nhiều như lá cây trong rừng còn những gì Ngài dạy thì chỉ như nắm lá cây trên tay Ngài thôi. Ngài chỉ dạy những điều gì có ích cho sự tu tập (Tứ diệu đế; Bát Chính Đạo; Tứ Niệm Xứ…). Còn những điều siêu hình không giúp ích gì cho việc tu tập cả mà chỉ làm tăng thêm sự chấp trước và dính mắc.
Lợi dụng về thời mạt pháp mà Phật giáo nhắc đến
Thời còn tại thế, Đức Phật dự đoán về tương lai rằng vào thời Mạt Pháp cũng có nghĩa là thời kỳ Pháp diệt tận đang là giai đoạn mà chúng ta đang trải qua ở hiện tại. Đi theo đó là nạn Tì Kheo giả, có những người cầu nhờ cửa Phật, không tu giới luật, đi kèm theo đó là thiên tai, địch họa hoành hoành và nam thọ ngắn, nữ thọ dài.
Đúng là khi soi chiếu vào hiện tại chúng ta đang thấy những điều đó đang diễn ra và dựa vào đó Pháp Luân Công cho rằng không nên tu đạo Phật nữa khi sư trong chùa còn không tự độ, nhiều người cúng bái lấy tiền,...
Mọi việc có vẻ logic, hợp tình hợp lý để mọi người từ đó tin theo Pháp Luân Công mà họ quên rằng bản thân đang góp phần trở thành người làm hỏng những giá trị chân thực của Đạo Phật.
Mọi việc có vẻ logic, hợp tình hợp lý để mọi người từ đó tin theo Pháp Luân Công mà họ quên rằng bản thân đang góp phần trở thành người làm hỏng những giá trị chân thực của Đạo Phật.
Đạo Phật nói về thời kỳ Mạt Pháp không có gì ngoài thái độ cảnh tỉnh rằng chúng ta sẽ phải bước qua khó khăn để phân biệt tà đạo và chính đạo. Đức Phật chỉ ra rằng nơi nào mang lại sự bình yên, những lợi lạc cho mình và cho người xung quanh mới nên tin theo và có thể những điều này đúng với Pháp Luân Công khi ai đó mới tìm hiểu.
Nhưng nói về lòng từ bi thì Pháp Luân Công trở nên yếu thế hơn khi họ luôn chê bai, nhấn mạnh sự thù ghét trong khi đó, Đạp Phật lại ngược lại, chỉ tập trung chỉ dạy mọi người sống thiện lương vì chỉ có lòng Từ Bi mới cảm hóa được sự hận thù.
Nếu ai học Phật sẽ biết đến câu chuyện của Ưng Quật Ma La giết người hàng loạt và chặt lấy ngón tay xâu thành vòng treo vào cổ, phải giết đủ 1000 người anh ta mới thành Đạo. Và đức Phật là người thứ 1000 đó. Ai cũng kinh sợ anh ta ngay cả đến quân lính của nhà vua.
Nhưng đức Phật vẫn nhìn ra điểm tốt của anh ấy. Bằng tâm Từ Bi đức Phật đã độ được anh ấy buông lưỡi đao xuống và dừng lại sự hận thù. Và sau đó anh ấy đã quy y theo tăng đoàn của đức Phật.
Đối với Đức Phật mọi thứ rất đơn giản: Ai cũng có Phật tính trong người nếu được khơi gợi, vì thế mới có câu: Buông đao xuống là thành Phật.
Nhưng nói về lòng từ bi thì Pháp Luân Công trở nên yếu thế hơn khi họ luôn chê bai, nhấn mạnh sự thù ghét trong khi đó, Đạp Phật lại ngược lại, chỉ tập trung chỉ dạy mọi người sống thiện lương vì chỉ có lòng Từ Bi mới cảm hóa được sự hận thù.
Nếu ai học Phật sẽ biết đến câu chuyện của Ưng Quật Ma La giết người hàng loạt và chặt lấy ngón tay xâu thành vòng treo vào cổ, phải giết đủ 1000 người anh ta mới thành Đạo. Và đức Phật là người thứ 1000 đó. Ai cũng kinh sợ anh ta ngay cả đến quân lính của nhà vua.
Nhưng đức Phật vẫn nhìn ra điểm tốt của anh ấy. Bằng tâm Từ Bi đức Phật đã độ được anh ấy buông lưỡi đao xuống và dừng lại sự hận thù. Và sau đó anh ấy đã quy y theo tăng đoàn của đức Phật.
Đối với Đức Phật mọi thứ rất đơn giản: Ai cũng có Phật tính trong người nếu được khơi gợi, vì thế mới có câu: Buông đao xuống là thành Phật.
Chê bai đạo khác để nâng giá trị của mình lên
Nếu ai đã từng tham gia vào Pháp Luân Công nhưng vẫn đủ lý trí để soi xét họ sẽ phân vân rằng người sáng lập ra nó là sư phụ Lý Hồng Chí lại lên án Phật giáo nhiều như vậy? Trong khi việc cần làm là nên khuyên mọi người tu tâm chứ không phải chê bai người khác và khuyên đệ tử không nên đọc sách của những chủ thuyết khác vì cho rằng Pháp Luân Công đang thời chính Pháp.
Từ đó, các đệ tử của họ không dám đọc các quyển sách khác vì sợ sẽ có những tà linh nhập và điều khiển mình. Sự thật là điều chúng ta cần làm lại là không bới lông tìm vết mà chỉ cần mở rộng kiến thức để so sánh, đối chiếu, để tự tìm ra con đường của riêng mình mới là khuyến khích sự đa dạng của cuộc sống này.
Thực ra mọi hành động đó là xuất phát từ tâm khá "con người" rằng họ đang muốn độc tôn bản thân nên muốn xoá bỏ văn hoá truyền thống bằng cái bất nhị pháp môn. Thực tế là những cái gì muốn "độc quyền", "độc tôn" là mong muốn xuất phát từ tâm tham, muốn mình trở thành người có khả năng điều khiển thế giới chứ không phải từ tâm lành, muốn có lợi cho muôn dân.
Từ đó, các đệ tử của họ không dám đọc các quyển sách khác vì sợ sẽ có những tà linh nhập và điều khiển mình. Sự thật là điều chúng ta cần làm lại là không bới lông tìm vết mà chỉ cần mở rộng kiến thức để so sánh, đối chiếu, để tự tìm ra con đường của riêng mình mới là khuyến khích sự đa dạng của cuộc sống này.
Thực ra mọi hành động đó là xuất phát từ tâm khá "con người" rằng họ đang muốn độc tôn bản thân nên muốn xoá bỏ văn hoá truyền thống bằng cái bất nhị pháp môn. Thực tế là những cái gì muốn "độc quyền", "độc tôn" là mong muốn xuất phát từ tâm tham, muốn mình trở thành người có khả năng điều khiển thế giới chứ không phải từ tâm lành, muốn có lợi cho muôn dân.
Thế mới nói, các giá trị của Pháp Luân Công cũng có vẻ tốt đấy nếu họ không nói xấu, hạ thấp các pháp tu khác, không bài xích bất cứ ai… mà chỉ tập trung vào tu tâm theo Chân Thiện Nhẫn và luyện thân bằng tập 5 bài công pháp đơn giản như bài tập thể dục để cân bằng thân và tâm mà thôi.
Hãy nhìn về cách đức Phật cũng khuyên các đệ tử của mình để thấy rằng Ngài khuyến khích mọi người không nên ôm chấp, mắc kẹt vào lời Pháp của Ngài mà nghe và đọc kinh văn rồi thì phải tư duy và suy nghĩ về những lời dạy đó có phù hợp và đúng đắn không rồi thì mới thực hành tu theo. Như vậy mới là người tỉnh thức, không dễ bị xa vào những đường tà.
Ngài còn nói, Pháp Phật là ngón tay chỉ mặt trăng chứ không phải mặt trăng, Pháp Phật là chiếc bè đưa người qua sông, qua sông rồi là phải bỏ chiếc bè đi chứ không nên đội nó lên đầu mang theo. Còn các đệ tử phải tự thắp đuốc lên mà đi bằng chính đôi chân của mình chứ không phải ai khác.
Có thể thấy, những yếu tố siêu hình nghe khá xa vời, con người cuối cùng đi một vòng cũng là để trân trọng cái ở hiện tại, xử lý những vấn đề thuộc thân và tâm mình mà thôi. Khi hiểu mình hơn cũng là hiểu người hơn, có thể mở rộng lòng hơn để dung chứa lỗi lầm của người khác.
Có thể thấy, những yếu tố siêu hình nghe khá xa vời, con người cuối cùng đi một vòng cũng là để trân trọng cái ở hiện tại, xử lý những vấn đề thuộc thân và tâm mình mà thôi. Khi hiểu mình hơn cũng là hiểu người hơn, có thể mở rộng lòng hơn để dung chứa lỗi lầm của người khác.