(Lichngaytot.com) Không ít người hiểu rõ Om Mani Padme Hum là gì chỉ biết rằng không chỉ đọc mà chỉ cần nhìn thấy dòng chữ này lòng chúng ta đã có cảm giác thanh tịnh, an yên đến khó tả.
1. Om Mani Padme Hum là gì?
Om mani padme hum là một câu thần chú cổ bằng tiếng Phạn, có ý nghĩa sâu sắc trong Phật giáo, thường được dịch ra là “Viên ngọc trong hoa sen.”
Om: Một từ rất phổ biến gợi lên của sức mạnh tinh thần, đây được xem là lời nói của chư Phật, phản ánh nhận thức của vũ trụ xung quanh, nó liên tục vang dội trên nền của mọi thứ tồn tại trên vũ trụ này.
Âm thanh của nó đại diện cho toàn thể vũ trụ, quá khứ hiện tại và tương lai. Thanh tịnh hóa cõi Trời, nơi ở của chư Thiên, bằng cách giúp chư Thiên loại bỏ tính tự phụ, kiêu căng và thỏa mãn với hạnh phúc tròn đầy, và cầu mong họ được tái sinh vào cõi Hoàn Hảo của ngài Quán Thế Âm.
Om: Một từ rất phổ biến gợi lên của sức mạnh tinh thần, đây được xem là lời nói của chư Phật, phản ánh nhận thức của vũ trụ xung quanh, nó liên tục vang dội trên nền của mọi thứ tồn tại trên vũ trụ này.
Âm thanh của nó đại diện cho toàn thể vũ trụ, quá khứ hiện tại và tương lai. Thanh tịnh hóa cõi Trời, nơi ở của chư Thiên, bằng cách giúp chư Thiên loại bỏ tính tự phụ, kiêu căng và thỏa mãn với hạnh phúc tròn đầy, và cầu mong họ được tái sinh vào cõi Hoàn Hảo của ngài Quán Thế Âm.
Có thể nói, bất cứ ai, bất cứ đâu nếu như bạn có tấm lòng chân thành đều có thể sử dụng. Và mọi người tin rằng mỗi lần đọc hoặc nhìn thấy thần chú này sẽ mang lại nhiều công đức. Nó được lặp lại nhiều lần để gợi lên những phẩm chất yêu thương vô điều kiện của lòng từ bi vĩ đại.
Mọi người thường sử dụng nó trong việc thực hành Thiền để tạo một số cảm giác tỉnh thức về những gì họ đang làm.
Om Mani Padme Hum là gì? |
2. Nguồn gốc Om Mani Padme Hum
Trước khi muốn hiểu Om Mani Padme Hum là gì chúng ta phải hiểu nguồn gốc của nó, câu thần chú này viết bằng tiếng Phạn (Devanāgarῑ) là: ॐमणिपद्मेहूँ hay: ओंमणिपद्मेहूं. Phiên âm quốc tế ra La tinh (IAS: International Alphabet of Sanskrit Transliteration) thành: “Om Mani Padme Hūm”.
Om Mani Padme Hum được xem là chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát và là chân ngôn quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Ở Việt Nam thần chú được mệnh danh là "Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn" tức là "Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ".
Đối với Phật giáo Tây Tạng, “Viên ngọc trong hoa sen” đại diện cho Bồ đề tâm và ước muốn giải thoát khỏi Vòng Luân Hồi. Mỗi một trong sáu âm tiết trong thần chú được cho là hướng đến sự giải phóng từ một cảnh giới khổ sai khác nhau của “Samsara”.
Thần chú Om Mani Padme Hum có nguồn gốc từ Ấn Độ. Khi nó được chuyển từ Ấn Độ sang Tây Tạng, cách phát âm đã thay đổi bởi vì một số âm tiết trong Phạn ngữ Ấn Độ rất khó cho người Tây Tạng phát âm.
Các cao tăng nhiều nơi trên thế giới đã phiên âm câu thần chú trực tiếp từ tiếng Phạn ra nhiều thứ tiếng khác như Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan… Người Việt chúng ta đã không phiên âm trực tiếp từ tiếng Phạn ra tiếng Việt mà đọc câu phiên âm của Trung Quốc theo âm Hán Việt thành: “Úm ma ni bát mị hồng” hay: “Ảm ma ni bát mễ hồng”. Trong Kinh Karaṇḍavyūha thì đọc thành: “Úm Ma Ní Bát Nột Minh Hồng".
Ma: Thanh tịnh hóa cõi A-tu-la giúp các vị thần nơi đây loại bỏ tính ganh tỵ và lòng ham muốn các thú vui và mong muốn họ tái sinh vào cõi Hoàn Hảo của ngài Quán Thế Âm .
Ni: Thanh tịnh hóa cõi Người (Human) bằng cách giúp loại bỏ lòng đăm mê và ham muốn, nuôi dưỡng khả năng kiên nhẫn, cũng như hành vi đạo đứchọ tái sinh vào Thế Giới Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.
Vì thế Mani: Có nghĩa là “đồ trang sức” hoặc “viên ngọc”.
Me: Thanh tịnh hóa cõi Ngạ Quỷ bằng cách giúp loại bỏ sự nghèo đói, thiếu thốn hướng đến một trí tuệ thuần khiết không lẫn tạp chất xấu và mong muốn được tái sinh vào cõi Hoàn Hảo của Bồ-tát Quán Thế Âm.
Pad: Thanh tịnh hóa cõi Súc Sinh bằng cách giúp loại bỏ ngu dốt, vô minh và thành kiến, và mong muốn được tái sinh vào cõi Có Sự Hiện Diện của Bồ-tát Quán Thế Âm.
Me: Thanh tịnh hóa cõi Ngạ Quỷ bằng cách giúp loại bỏ sự nghèo đói, thiếu thốn hướng đến một trí tuệ thuần khiết không lẫn tạp chất xấu và mong muốn được tái sinh vào cõi Hoàn Hảo của Bồ-tát Quán Thế Âm.
Vì thế Padme: Nghĩa là hoa sen.
Hum: Thanh tịnh hóa cõi Địa Ngục, thể hiện tinh thần giác ngộ. Chúng ta không còn hận thù và chấp trước nữa, thay vào đó là phát triển những phẩm chất tốt lành, trí tuệ và từ bi trong mỗi con người. Mong được tái sinh vào cõi Có Tòa Sen của ngài Quán Thế Âm.
Câu thần chú có nghĩa là trong tất cả chúng ta đều là hoa sen, nó chỉ bị che phủ bởi rất nhiều bùn và bụi bẩn. Nếu thần chú này được lặp đi lặp lại với ý định đúng đắn, được cho là loại bỏ những mặt tiêu cực cho đến khi chúng ta lấp lánh, tinh khiết, từ bi và khôn ngoan như chính hoa sen.