Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Niệm Phật bị vọng tưởng, cau có, khó chịu nhất định phải đọc bài viết này

Thứ Năm, 10/05/2018 09:48 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Niệm Phật bị vọng tưởng, thậm chí đau đầu, tâm trạng buồn bực bất an mà không tìm cách xử lý đúng cách sẽ dễ gây ra họa lớn, không khác gì "thêm dầu vào lửa".
 
Trước tiên, có thể nói, hiện tượng hầu hết người niệm Phật bị vọng tưởng, hay nóng nảy, khó chịu, cau có, thích gắt gỏng với người xung quanh cũng là điều dễ hiểu.

Vì khi niệm Phật cũng đồng nghĩa là có sự thay đổi mà con người ta ít chấp nhận những điều gì mới mẻ, và mỗi khi thay đổi đi kèm với sự khó chịu, bức bách trong lòng.
 
Nhưng quan trọng là bạn phải sớm nhận ra điều đó và tìm cách thức tỉnh mình. Thế nhưng, đa phần mọi người để mặc cho tâm sân hận này lấn chiếm, là nguyên nhân cho những phát ngôn bừa bãi, gây tổn thương người khác, vô tình tạo ra cho mình vô số ác nghiệp.

Kinh Phật hàng ngày: Tất cả các bài kinh phổ biến nhất hiện nay, hướng dẫn cách trì tụng đúng chuẩn
Tổng hợp các bài kinh Phật để phật tử nghe, trì tụng tại gia hàng ngày: Chú Đại Bi, Kinh Sám Hối, Bát Nhã Tâm Kinh, Kinh Địa Tạng, Kinh Pháp Hoa, Kinh Vô Lượng

Vậy tại sao lại có cái hiện tượng này?


Niệm Phật bị vọng tưởng và càng nổi lên cơn sân hận chính là NỘI KHẢO, nói 1 cách khác thì chính là phiền não ma đang khởi hiện hành làm chướng đạo người tu. NỘI KHẢO là một trong cách Duyên Ma Khảo - những duyên nghiệp khảo đảo gây chướng ngại cho người tu. Ngoài NỘI KHẢO còn có Ngoại Khảo, Nghịch Khảo, Thuận Khảo, Minh Khảo, Ám Khảo.

Những tâm niệm sân hận NỘI KHẢO này không khởi lên thì thôi, một khi đã khởi lên thì rất mạnh mẽ, mãnh liệt. Thậm chí, chỉ vì một chuyện nhỏ nhặt mà chính bản thân vốn không để ý gì thì nay cũng dễ dàng cáu bẳn, quát tháo. 

Tham khảo: Có đúng là tích cực niệm Phật sẽ trừ được ma ám không?
 
Niem Phat bi vong tuong
 
Khi gặp hiện tượng này, nếu ta không có đủ định lực và ý thức tỉnh giác để giác ngộ, thì sẽ bị nó lôi kéo, xoay chuyển, khiến cho tâm trạng khi nào cũng bất an, khó chịu. Đó là lý do Cổ Đức thường nói: "Không sợ niệm khởi, chỉ e giác ngộ chậm".
 
Giác ngộ như thế nào? Chúng ta cần phải luôn tâm niệm rằng mọi thứ đều vô thường, kể cả những phiền não sân hận đều không thật có. Nó chỉ sinh ra từ quan điểm cá nhân, góc nhìn của chính mình trong một thời điểm nhất định, thậm chí hôm nay nghĩ như vậy nhưng ngày mai đã nghĩ khác. Hiểu được điều này ta sẽ chẳng muốn bám víu vào những sân hận hiện tại nữa và quan trọng là càng không nên thuận theo nó.
 
Chuyện kể lại rằng: Có một vị sa di trần cứ ít đêm chú nằm mơ, thấy ba bốn mươi người cầm dao gậy đến đánh chém. Chú thay đổi trì chú Đại Bi rồi Chuẩn Đề chân ngôn đều không thành tựu, vì mỗi lần tụng độ ít biến là nhức đầu cả ngày, uống thuốc cũng không khỏi.

Biết mình nghiệp nặng, chú phát nguyện lạy Tam Thiên Phật để sám hối. Nhưng khi lên chùa lễ Phật thì thấy một người tướng mạo cao lớn hung dữ đến xô té không cho lạy.

Do đó chú đến buồn khóc bảo: Có tội thì sám hối tu hành, nhưng sám hối tu hành không được, chẳng biết phải làm sao? Vị này nghiệp sát nặng, mà chú Đại Bi cùng Chuẩn Đề có sức phá nghiệp khá mạnh, và tâm nguyện lạy Tam Thiên Phật là điều nguyện rộng lớn.

Đây là lỗi ở chỗ chỉ biết cầu riêng phần mình mà không cầu cho các vong oan trái, và cách dụng công phá nghiệp không khéo uyển chuyển. Điều này cũng giống như người yếu bị bệnh phong nặng, đáng lẽ phải dùng các vị thuốc nhẹ như Phòng Phong Kinh Giới lần lượt tiêu trừ, mà trái lại vì muốn cho mau lành, dùng đến các vị thuốc mạnh như Mã Tiền Bả Đậu để khu phong, tất con bệnh bị hành hạ chịu không nổi.

Do đó có người khuyên chú mỗi đêm nên thử lạy Tiểu Sám Hối theo Kinh Pháp Hoa, rồi quì tụng Vãng Sanh hăm mốt biến, đoạn niệm Phật độ năm trăm câu để cầu tiêu tội, và nguyện cho các mối tiền oan được mau siêu thoát. Cứ hành trì như thế trong một thời gian, nếu thấy yên ổn, có thể lần lượt tăng thêm. Chú sa di y theo lời, quả nhiên trạng thái ấy dứt tuyệt. 
 
Niem Phat bi vong tuong, san han - Lam cach nao de han che
 

Niệm Phật bị vọng tưởng, sân hận - Làm cách nào để hạn chế?
 

Trong lúc tu tập, bỗng khởi lên những tâm niệm tham lam, giận hờn, dục nhiễm, ganh ghét, khinh mạn, nghi ngờ, hoặc si mê dễ hôn trầm buồn ngủ hoặc đời thường, gặp duyên sự nhỏ cũng dễ sanh cau có bực mình, nhiều lúc trong giấc mơ, lại thấy các tướng thiện ác biến chuyển; gặp cảnh này, chúng ta phải ý thức đó là do công năng tu hành nên nghiệp tướng phát hiện.
 
Muốn hạn chế và dần loại bỏ hiện tượng này, đòi hỏi chính mình phải có ý thức tỉnh giác cao độ. Khi phát hiện cái ý niệm sân hận đang muốn khởi lên trong tâm, thì liền lập tức dùng câu A Di Đà Phật để khống chế nó, đè nó xuống không cho nó khởi lên. Giống như lấy đá đè cỏ vậy, gốc rễ tuy vẫn còn, nhưng nó không thể tiếp tục sanh trưởng được nữa. Kiên nhẫn lặp đi lặp lại việc này, lâu dần thì gốc rễ cũng tự chết và tiêu biến đi.
 
Nếu ý thức tỉnh giác chưa cao, tức là phải khi cái niệm sân hận này đã khởi hiện hành ra bên ngoài thành dáng vẻ sân giận rồi thì mới phát hiện, khi đó phải làm thế nào? Cần phải niệm liên tục A Di Đà Phật thật mạnh mẽ lớn tiếng, hòng dùng oai lực của câu A Di Đà Phật làm suy giảm bớt sức ảnh hưởng của ý niệm sân hận. 
 
Không nên đã nhận ra cái ý niệm sân hận đang khống chế lấy mình, mà vẫn tiếp tục thuận theo nó mà tạo tác. Có như vậy thì mới có thể khống chế và vượt qua nó. Nếu không chính mình phải nghĩ xem bao năm tu tập, nay chỉ vì một niệm sân hận không thể khống chế này mà đốt sạch tất cả công đức tu hành.
 
Nếu đã niệm Phật liên tục lớn tiếng mà vẫn không cách nào khống chế được cơn giận của mình, thì cần phải đứng lên lễ Phật đi kinh hành, hoặc tạm xả lui ra ngoài đọc một vài trang sách, ra vườn ngắm hoa, chờ cho thanh tĩnh sẽ trở vào niệm Phật lại. Nếu không ý thức, ép cầu cho mau nhứt tâm, thì càng cố gắng lại càng loạn. 
 
Tuy rằng trong tâm vẫn còn uất ức, vẫn còn khó chịu, nhưng hình chung ta đã có thể khống chế được nó, làm giảm đi sức ảnh hưởng của nó. Ngay lúc này liền để khởi câu Phật hiệu A Di Đà Phật trở lại, thì những ý niệm sân hận tàn dư sẽ được quét dọn sạch sẽ, tâm lại trở về với trạng thái thanh tịnh, bình lặng.
 
Nói về phiền não ma thì chẳng phải riêng sân hận, mà còn có tham lam, ích kỷ, si mê, dục nhiễm, ganh ghét, nghi ngờ, kêu căng... Đối với những phiền não ma này, chúng ta phải uyển chuyển trong lúc dụng công, ví như thế giặc quá mạnh sợ nước tràn, người chủ soái phải tùy cơ, nên cố thủ chớ không nên ra đánh. Nhưng khi phát hiện trong nhà có trộm, thì chủ nhà cần phải có thái độ dứt khoát rõ ràng để đuổi tên trộm đi, nếu ta sợ hãi lo lắng, thì tên trộm sẽ càng được nước mà làm tới.
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X