Tang gia đôi khi vì bối rối mà có những nghi thức tâm linh quên hoặc sơ sót, có thể ảnh hưởng tới gia đình. Những điều cấm kị khi liệm sau hãy nhớ thật kĩ để tránh, kẻo gặp điều không hay.
Điều kiêng kị khi khâm liệm |
Nhập liệm mà một nghi thức tâm linh quan trọng trong đám tang, với ý nghĩa đặt người mất vào tấm vải liệm để đưa vào quan tài sang thế giới bên kia. Dẫu đau lòng đến đâu thì người nhà tuyệt đối không được khóc khi tiến hành nghi thức này.
Nước mắt rơi vào thi thể người chết là điều cấm kị khi liệm, vì đây là giây phút, người khuất thực sự chuẩn bị hành trình đi tới thế giới khác. Nước mắt của người sống là sự níu kéo khiến người chết ra đi không yên ổn. Chết rồi mà còn vấn vương trần thế thì không siêu thoát, thường xuyên về, có khi còn càn quấy bởi quá quyến luyến người sống, muốn đưa theo.
Vì thế mà ở nhiều nơi có tục không để vợ, chồng, con cái của người đã khuất nhập liệm vì sợ sơ suất.
Xem thêm:
Ngày xưa, phương tiện và thuốc thang cấp cứu khó khăn. Chính vì để tránh những nỗi đau liên tiếp như trên, dân gian có tục không cho cha mẹ đưa tang con để vơi
Trước khi nhập liệm kỵ mèo, chó đến gần thi thể, bởi dân gian cho rằng chúng sẽ kkiến cho người chết đột nhiên bật dậy hoặc biến thành cương thi. Điều này đã được khoa học chứng minh là không chính xác. Việc chó mèo nhảy qua khiến thi thể bật dậy là do tĩnh điện vật lý. Nhưng cũng nên tránh để không xảy ra sự cố này trong đám tang.
Một điều kiêng kị mà không phải ai cũng biết là sau khi liệm, đưa thi thể người chết vào quan tài thì tuyệt đối không dùng quan tài gỗ liễu. Gỗ cây liễu tuy cũng khá chắc chắn nhưng cây liễu lại không ra hoa kết trái nên hàm ý đời sau không có người nối dõi. Dùng quan tài gỗ tùng, gỗ bách thì tốt hơn về mặt tâm linh.
Ông bà vẫn có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, dẫu những kiêng kị dân gian truyền lại đều chỉ dựa vào quan niệm nhưng vẫn nên nghe theo nếu nó không có hại để người chết an nghỉ, người sống an lòng.