Những chuyện "có một không hai" về thầy phong thủy cao tay nhất nước Việt (phần 1)

Thứ Sáu, 03/07/2015 16:11 (GMT+07)

Tả Ao hay Tả Ao tiên sinh là thầy phong thủy địa lý cao tay nổi tiếng nhất nhì Việt Nam. Những giai thoại Tả Ao về phong thủy được lưu truyền rộng rãi cho đến tận ngày nay, trở thành những câu chuyện hết sức li kì.


► Tra cứu Lịch âm dương, Lịch vạn niên nhanh chóng và chuẩn xác nhất theo Lichngaytot.com

 
Tả Ao chỉ là danh xưng gọi theo quê chứ không phải tên thật, hiện nay cũng chưa có thông tin chính xác về tên của thầy phong thủy này. Ông để lại cho hậu thế nhiều cuốn sách địa lý phong thủy có giá trị liên thành như Tả Ao chân truyền di thư, Tả Ao chân truyền tập, Tả Ao chân truyền địa lý (5 tập), Tả Ao tiên sinh bí truyền gia bảo trân tàng, Tả Ao tiên sinh địa lý, Tả Ao xã tiên sư truyền bí mật các lục.
 
Được mệnh danh là Thánh địa lý Tả Ao, trạng Tả Ao, được coi như Thủy tổ khai môn, đệ nhất về địa lý phong thủy Việt Nam, sánh ngang với Cao Biền của Trung Quốc, có nhiều giai thoại về Tả Ao như phá trấn yểm của Cao Biền; tìm đất tốt đặt đình, chùa, đền, miếu, mồ mả, nhà cửa; giúp dân nghèo, trị kẻ gian ác.
 
Dùng tài phong thủy giúp dân nghèo

Một ngày nọ Tả Ao đi ngao du sơn thủy, tuổi tuy đã già nhưng dáng người vẫn quắc thước khoẻ mạnh, khi ông đi đến một làng quê nọ, trời nắng nóng nên ghé vào ngồi nghỉ mát dưới gốc cây đa bên làng, ông nhìn thấy một anh nông dân đang miệt mài cày ruộng, đến khi mặt trời đứng bóng mới chịu tháo cày cũng vào gốc đa ngồi mở cơm nắm ra ăn. Thấy một ông lão cùng ngồi ở đó nhưng không ăn uống gì cả, anh nông dân bèn nhiệt tình mời ông ăn cùng. Bốn, năm ngày sau vẫn giờ ấy Tả Ao ngồi chỗ cũ cũng được anh mời cơm.
 
Thấy anh nông dân chăm chỉ lại tốt bụng, lễ phép, Tả Ao bèn giúp anh táng lại mộ cha mẹ vào huyệt tốt và dặn: Một trăm ngày nữa, vào ngày mùi tháng ngọ, đúng giờ tý có mặt ở kinh đô, đứng ở hướng Đông. Hễ gặp một người đàn ông mặc áo trắng, đi hài xanh, từ trong thành chạy ra với bộ mặt hốt hoảng, thì cứu rồi cõng thẳng về giấu trong nhà, ngày ngày lo cơm nước cho tử tế. 
 
Anh nông dân y lời dặn mà làm, vài ngày sau mới biết ấy là vua đi chạy loạn soán ngôi. Có công cứu vua nên anh nông dân được làm quan đến chức nhị phẩm, ban châu báu vàng ngọc. Ngôi mộ Tả Ao đặt cho cha anh phát kết đúng 100  ngày như lời ông nói.
 
Một giai thoại phong thủy li kì của Tả Ao khác là một lần đi qua tỉnh nọ, thấy có chỗ đất đẹp là huyệt phát bèn mách cho người đàn ông nghèo khổ mà phúc đức mang mộ tổ táng vào chỗ ấy, hẹn 6 tháng sau mộ phát sẽ có lộc làm quan.
 
Gần sáu tháng sau, vào một đêm không trăng, có người khách lỡ độ đường xin tá túc nhờ nhà ông lão. Sau khi được tiếp đón nồng hậu, người khách mới nói thật là tướng quân thất trận, bị Chúa truy lùng, nay được ông lão giúp đỡ thì xin tạ bằng cách đem trói mình nộp cho quan quân lĩnh thưởng.
 
Cả nhà ông lão kinh ngạc sững sờ trước những lời nói của người khách lạ. Không ai nỡ hành động, nhưng ông khách cứ giục mãi, bất đắc dĩ họ phải làm theo. Chúa Trịnh được ông ta giao nộp viên tướng thất thế, hết sức khen ngợi, bèn phong cho làm chức Tri huyện để trọng thưởng. Vị khách đó chính là Mạc Kính Đô, tướng nhà Mạc đang bị thất thế. Vì cảm tấm lòng tốt của ông lão mà Kính Đô đáp lại ông bằng một hành động lạ lùng có một không hai trong thiên hạ.

ST