- 1. Ăn chay có ăn được trứng không?
- 2. Ăn chay có giảm cân không?
- 3. Ăn chay thường thiếu vitamin gì?
- 4. Mang thai có được ăn chay không?
- 5. Nuôi con bằng đồ chay liệu trẻ có đủ lớn
- 6. Nên hay không nên ăn chay giả mặn?
- 7. Ăn chay nghĩa là kiêng hẳn thịt?
- 8. Thịt chay là thế nào?
- 9. Có cần chế độ đặc biệt nếu tập thể dục không?
- 10. Ăn hoa quả và rau hữu cơ có tốt hơn không?
1. Ăn chay có ăn được trứng không?
Thực ra ăn trứng hay không còn tùy thuộc vào việc bạn theo đuổi phương pháp ăn chay nào, có trường phái ăn trứng và có trường phái không. Ví dụ như hiện nay có trường phái ăn chay có trứng sữa (Lacto Ovo Vegetarian) hoặc trường phái ăn chay có sữa (Lacto Vegetarian) không ăn trứng nhưng được uống sữa. Trường phái ăn chay có trứng (Ovo Vegetarian) lại không ăn sữa nhưng có thể ăn trứng.
Còn những người ăn chay do mục đích tôn giáo (chủ yếu là phật giáo) thì cũng tùy thuộc vào tín ngưỡng của người đó, việc ăn trứng hay không phụ thuộc vào mong muốn, mục đích ăn chay cụ thể của họ.
2. Ăn chay có giảm cân không?
Thế nhưng giảm được cân hay không sẽ không chỉ phụ thuộc vào loại thức ăn mà còn phụ thuộc vào thời gian ăn, sự đa dạng của đồ ăn, chế độ tập luyện của người đó,... Ví dụ như dù là ăn chay nhưng nếu ăn buổi tối muộn thì dễ tăng cân hơn so với các thời gian khác trong ngày.
3. Ăn chay thường thiếu vitamin gì?
Ăn chay thường gây ra sự thiêu hụt những chất sau:
Vitamin B12
Vitamin B12 còn hỗ trợ cho quá trình tạo ra hồng cầu, hình thành AND, a xít béo và một số chất dẫn truyền thần kinh quan trọng cần thiết cho chức năng não.
- Vitamin B12 có nhiều trong thịt và cá, khá ít trong thực vật. Để bù đáp tình trạng thiếu hụt, những ai ăn chay có thể bổ sung bằng cách sử dụng thêm:
- Chiết xuất nấm men, chẳng hạn như Marmite, loại thực phẩm được tăng cường vitamin B12
- Ngũ cốc ăn sáng được tăng cường vitamin B12
- Sản phẩm làm từ đậu nành được tăng cường vitamin B12
Mỗi người trưởng thành cần khoảng 1,5µg vitamin B12/ngày. Hãy kiểm tra nhãn dinh dưỡng của các thực phẩm dùng để hỗ trợ tăng lượng vitamin mà bạn cần.
Vitamin D
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng đặc biệt là sức khoẻ của xương vì cơ thể cần vitamin D để hấp thụ canxi - yếu tố quan trọng giúp xương chắc khỏe. Người ăn chay có thể bổ sung vitamin D thông qua:
- Bơ thực vật và bơ phết
- Các loại ngũ cốc tăng cường
- Lòng đỏ trứng là một trong những thực phẩm giàu vitamin D phù hợp với những người ăn chay có trứng.
- Có thể nhận được vitamin D bằng cách tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
- Nấm cũng có nhiều vitamin D.
Canxi
- Sữa chua, đậu hũ, sữa gạo, sữa đậu nành
- Rau củ có lá xanh, cải xoăn, bông cải,...
- Hạnh nhân
- Cam
- Hạt vừng và bơ vừng
- Hoa quả sấy khô
- Các loại đậu đỗ
- Bánh mì nâu (nguyên cám) và bánh mì trắng
I ốt
Sắt
- Các loại đậu đỗ
- Các loại hạt: hạt mè, hạt điều, đậu nành
- Hoa quả sấy khô, đơn cử như nho khô
- Rau có lá xanh sẫm, ví dụ như cải xoong, bông cải xanh và bắp cải non
- Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như gạo lứt và bánh mì nâu
- Các loại ngũ cốc được tăng cường sắt
Omega-3 tốt
Những loại thực phẩm chứa axit béo Omega-3 sau đây tuy không đem lại lợi ích tương tự như các loại axit béo omega-3 được tìm thấy trong cá béo. Tuy nhiên, nếu đang ăn theo chế độ ăn chay thường thì bạn vẫn có thể ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau củ đa dạng mỗi ngày, cắt giảm các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao, và kiểm soát lượng muối mà bạn tiêu thụ.
- Dầu hạt lanh
- Dầu hạt cải
- Dầu đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành
- Hạt óc chó
- Trứng
4. Mang thai có được ăn chay không?
Tuy nhiên, với một người ăn chay trường từ trước, vẫn muốn tiếp tục ăn chay trong suốt thời gian thai kỳ thì bạn vẫn có thể ăn chay với một chế độ đặc biệc do chuyên gia dinh dưỡng tư vấn.
Phụ nữ mang thai có thể ăn thêm các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, điều, bơ nhạt, hoa quả khô, đậu nành...
Ngoài ra, phụ nữ có thai và các bà mẹ đang cho con bú, nên cân nhắc đến việc mỗi ngày dùng một loại thực phẩm bổ sung có chứa 10µg vitamin D, nhất là trong các tháng mùa đông (tháng 10 đến cuối tháng 3).
5. Nuôi con bằng đồ chay liệu trẻ có đủ lớn?
Xu hướng ăn chay ngày càng trở nên phổ biến, sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nó còn lan từ người lớn sang cả trẻ nhỏ. Nhiều người mẹ quá hào hứng với các lợi ích của việc ăn chay mà muốn áp dụng luôn vào con của mình.
Thế nhưng câu hỏi đặt ra với các bậc phụ huynh đó là: Nuôi con bằng đồ chay liệu trẻ có đủ lớn? Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể ăn chay thuần không?
Thực ra hiện nay có nhiều người ăn chay từ trong bụng mẹ cho tới khi sinh ra và lớn lên không có vấn đề gì về sức khỏe nên nếu bố mẹ có thể cung cấp dinh dưỡng đủ cho con từ nhiều nguồn khác nhau dưới sự tư vấn của các chuyên gia thì không có gì phải lo lắng.
6. Nên hay không nên ăn chay giả mặn?
Ngoài ra, cho dù đồ chay mô phỏng theo hình dáng của thức ăn mặn thì đó vẫn là đồ có nguồn gốc thực vật, vẫn giảm thiểu được sự sát sinh nên là điều tốt, đáng khuyến khích.
Việc ăn chay giả mặn tuy là việc tốt cho sức khỏe nhưng nếu xét về khía cạnh Đạo Phật vẫn có nhiều điều phải cân nhắc thêm mà mọi người cần phải nhìn thẳng vào
7. Ăn chay nghĩa là kiêng hẳn thịt?
Ví dụ như những người kiêng thịt với mục tiêu có tâm thanh tịnh, tu tâm dưỡng tính, họ sẽ ăn chay hoàn toàn nhưng nếu bạn ăn chay vì mục đích cho sức khỏe thì vẫn có thể ăn một ít thịt như thịt gà, cá, hải sản chẳng hạn.
8. Thịt chay là thế nào?
Tuy nhiên, một lưu ý đó là các loại thịt chay dùng trong ăn chay thường chứa nhiều natri, chất bảo quản và chất phụ gia. Vì vậy, trong một số trường hợp, nếu cần bạn nên ăn thịt thực sự chứ đừng sử dụng những thực phẩm chế biến sẵn như thịt chay.
Hãy đọc cẩn thận thành phần của thịt chay cũng như các đồ chay giả mặn vì chúng chứa nhiều chất không có lợi cho sức khỏe.
9. Có cần chế độ đặc biệt nếu tập thể dục không?
Do đó, việc có chế độ dinh dưỡng riêng biệt dành cho việc tập thể dục là không cần thiết.
10. Ăn hoa quả và rau hữu cơ có tốt hơn không?
Tuy nhiên việc ăn hoa quả và rau hữu cơ không nói lên được là có tốt hơn với các đồ ăn liên quan tới thực vật khác vì hàm lượng vitamin và khoáng chất trong thực phẩm là khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau.
Ví dụ như vùng đất trồng khác thì lượng dinh dưỡng cũng khác hay thời gian rau củ quả được thu hoạch và cách chúng được bảo quản cũng ảnh hưởng tới vitamin của chúng. Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được là thực phẩm hữu cơ thì tốt cho sức khỏe hơn.
Quan trọng nhất vẫn là ăn nhiều rau củ và hoa quả nhất có thể, bất kể chúng có nguồn gốc hữu cơ hay không.