1. Những nguyên tắc thoát kiếp nghèo
1.1 Nguyên tắc 1: Không bao giờ mong giàu
Nghe có vẻ vô lý khi một người muốn giàu mà lại không mong mình giàu. Sự thật là một người càng mong giàu chỉ thể hiện rằng mình không xứng đáng với nó, vì thái độ đó cho thấy sự thiếu thốn từ sâu bên trong họ.
Không ít người vì mong cải thiện cuộc sống, sớm được giàu có mà làm liều, bán đứng mạng sống, danh dự của mình,... Họ chọn những con đường "không sạch" để làm giàu nhanh. Kết quả là có người thành công, có người không nhưng cho dù có được cái giàu đó cũng không thể kéo dài được lâu. Cuối cùng, người thì tù tội, người thì bị trả thù, hoặc do thiên tai mà mất sạch...
Thậm chí có người lao tâm khổ tứ, làm việc vất vả nhưng tiền vẫn chẳng thấy đâu. Hoặc có khi đầu tư nhiều tiền cả công sức nhưng tất cả vẫn đổ sông, đổ bể lại còn thêm nợ nần chồng chất.
Nguyên nhân gốc rễ là vì chúng ta chỉ đang thể hiện sự đói khát của mình về tiền bạc, của cải chứ không phải thể hiện rằng mình xứng đáng. Khi bạn xứng đáng, tiền sẽ tự động chạy vào túi mà không cần phải mong cầu quá nhiều.
Phải hiểu rằng giàu có hay không là do ruộng phước của mình có tốt tươi hay không. Thế nên thay vì tâm lý mong cầu thì hãy hành động để vun xới ruộng phước của mình, chăm chỉ tích lũy, làm việc tốt mỗi ngày.
Chúng ta phải làm những việc có lợi cho đời, có ích cho người. Còn nếu chỉ suốt ngày ngồi nghĩ về tiền thì nó lại càng xa, càng mong muốn nhiều tiền thì tiền càng không có.
Có một cuộc sống giàu sang phú quý, tài chính dư dả và viên mãn luôn là điều ai cũng mong muốn và cố gắng hướng tới. Vậy làm sao để có được điều đó, hãy lắng
Những nguyên tắc thoát kiếp nghèo theo Phật giáo |
1.2 Nguyên tắc 2: Hiểu rằng đã gieo nhân xấu
Quy luật nhân quả tồn tại độc lập với ý chí của con người, mọi thứ đang xảy ra với chúng ta đều là do một cái nhân nào đó mà chính ta đã gây ra. Thần Phật không bao giờ có thể tác động vào vận mệnh của bất cứ ai.
Thế nên ai đang nghèo khổ hay vô tình rơi vào hoàn cảnh nghèo khó thì không phải cứ chắp tay xin Thần, Phật hay ông Trời là được. Ta phải nhận ra rằng mình nghèo ở hiện tại là do bản thân đã phạm sai lầm gì đó trong quá khứ, hoặc từ trong kiếp trước.
Theo Phật giáo, có luân hồi, nghiệp quả, nguyên nhân của sự nghèo khó hiện tại là vì ta đã gieo nhân xấu trong quá khứ. Thế nên thay vì kêu than thì từ nay về sau phải nguyện làm điều tốt, giúp người, giúp đời bằng trái tim rộng mở mới mong thoát ra khỏi tình trạng hiện tại.
Nguyên tắc thoát kiếp nghèo theo Phật giáo đó là hiểu sâu nhân quả để biết rằng ngay lúc này ta gieo nhân tốt, tương lai sẽ được hái quả ngọt. Quan trọng nhất là biết mình sai để sửa, tránh trường hợp đổ lỗi do hoàn cảnh, do thị trường, do người đời lừa gạt,... việc này không giúp ích gì cho ta cả. Tất cả những nhân duyên đến với ta cũng là do chính ta chiêu mời tới mà thôi.
1.3 Nguyên tắc 3: Biến ơn hoàn cảnh hiện tại
Thay vì oán trách số phận hãy trân trọng hoàn cảnh hiện tại của mình. "Được" nghèo cũng là cơ hội để ta có thể hiểu hoàn cảnh của những người tương tự, để ta có quyết tâm, phấn đấu thay đổi số phận.
Thực tế là không ít người vì sống trong cảnh sung sướng nên quên mất việc tôi dưỡng bản thân, cải thiện chính mình. Vậy nên sinh ra từ vạch đích không đáng mừng như ta vẫn tưởng. Đó thực ra là cái bẫy để một người mải hưởng thụ mà quên mất nhiệm vụ hoàn thiện bản thân, không ngừng học hỏi khi mình may mắn mang thân người ở cõi đời này.
Thế nên nghèo không có gì là xấu, là đáng buồn hay tệ hại, thay vì thế hãy biết ơn hoàn cảnh hiện tại vì nó cho ta sức mạnh, cơ hội để thay đổi hoàn cành, để có thể tự tin khẳng định mình đủ tài năng từ tay trắng xây dựng cả cơ đồ.
1.4 Nguyên tắc 4: Nghèo vẫn ý thức giúp người
Hầu hết chúng ta có chung suy nghĩ là phải giàu mới có thể giúp đỡ người khác. Thế nhưng thực ra có ít giúp ít, tuy đang cảnh nghèo mà vẫn giúp người thì còn đáng quý bội phần.
Những gì người nghèo có thể cho đi đó là những thứ cực kỳ quý giá đối với họ. Thế nên quan trọng nhất là ở cái tâm, ở tấm lòng. Từng có câu chuyện đó là có người nghèo hỏi Đức Phật:
- Con nghèo quá, không có gì để bố thí cả.
Đức Phật trả lời:
- Không ai nghèo đến mức không có một hạt cơm để bố thí cho con kiến.
2. Đi tìm nguyên nhân gốc rễ của giàu có
2.1 Chọn nghề tạo phúc đức
Trong cuộc đời này ngu dại nhất là để đồng tiền điều khiển mình, khi đó người tự hào là khôn ngoan nhất cũng sẽ biến thành kẻ ngốc.
Thế nên dù làm việc gì cũng nên chọn lựa kỹ càng, hãy lấy thương yêu chính là chất liệu, nền tảng của những việc lành thiện, tạo ra phước giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn.
2.2 Phá vỡ hạt giống gây nghèo
Hạt giống gây nghèo khó rất nhiều bao gồm là việc thất tín, tham lam, ích kỷ, sai hẹn... Thế nên một người hay đi làm muộn (chiếm dụng thời gian của người khác), làm hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng… thì sẽ chẳng bao giờ giàu có bền vững, nếu có thì cũng chẳng giàu được lâu, thậm chí còn để lại hậu họa cho con cái về sau. Bởi gieo nhân xấu sẽ tạo nghiệp ác đó là lẽ thường ở đời.
Thế nên để phá vỡ hạt giống nghèo khó, bản thân phải tập trung vào con đường chân chính để tạo nghiệp thiện. Những của cải tạo ra từ công việc trong sạch, chính đáng bằng mồ hôi nước mắt và sự nỗ lực tinh tấn của trí tuệ thì mới xứng đáng. Có như vậy bản thân chúng ta, người thân của chúng ta mới an lạc và tài sản có được mới bền lâu.
2.3 Học hỏi không ngừng để có trí tuệ sáng suốt
2.4 Có nghị lực
Thế nên Đức Phật luôn đề cao những ai chăm chỉ lao động, vì trí tuệ sinh ra từ đôi bàn tay làm lụng vất vả ấy. Thực tế người thành công và người thất bại chỉ khác nhau ở chỗ họ làm nó đến cùng hay không mà thôi.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: