Đức Phật nhấn mạnh 6 nguyên nhân phung phí tài sản, nếu không tránh được sẽ mãi nghèo

Thứ Năm, 13/04/2023 17:19 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Đức Phật chỉ ra các nguyên nhân phung phí tài sản cho thấy Ngài rất chú trọng đến đời sống gia đình. Khi bản thân và gia đình ổn định, hạnh phúc, an vui thì chúng ta mới có thể sống tốt, vô tư giúp người và giúp đời.
Mục lục (Ẩn/Hiện)


1. Đức Phật nói về nguyên nhân phung phí tài sản


Nói về nguyên nhân phung phí tài sản, những lời Đức Phật dạy được ghi lại trong kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt (thuộc Trường bộ kinh II).

Một thời, Thế Tôn ở tại Ràjagaha, tại Veluvana, Ngài dạy Singàlaka về ý nghĩa đảnh lễ sáu phương và giải thích thêm:
 
Này gia chủ tử, có sáu nguyên nhân phung phí tài sản: Đam mê rượu chè là nguyên nhân phung phí tài sản. Du hành đường phố phi thời là nguyên nhân phung phí tài sản. La cà hí viện đình đám là nguyên nhân phung phí tài sản. Đam mê cờ bạc là nguyên nhân phung phí tài sản. Giao du với bạn ác là nguyên nhân phung phí tài sản. Quen thói lười biếng là nguyên nhân phung phí tài sản….
 
 
Bài học
 
Tài sản vốn là thứ mà con người luôn cầu mong nên ai ai cũng cố công đi kiếm suốt cả cuộc đời. Khó khăn lắm mới kiếm được tiền nhưng không phải ai cũng có thể gìn giữ hoặc tiêu xài đúng đắn.

Và điều quan trọng là không ít người làm những việc vô tình khiến bản thân tiêu hết phước báu mà không hay biết.

Mỗi cá nhân đều có những sở thích, đam mê riêng, thế nhưng nên tránh những việc gây hoang phí tiền bạc mà Đức Phật đã nên trên đây vì đó có thể là nguyên nhân gốc rễ cho những vận hạn về tài chính khiến không ít người từ giàu có mà trở nên lao đao, khốn đốn.

Về quản lý chi tiêu tiền bạc cũng được Đức Phật đề cập đến trong kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt: “Tài sản cần chia bốn/ Để kết hợp bạn bè/ Một phần mình an hưởng/ Hai phần dành công việc/ Phần tư, phần để dành/ Phòng khó khăn hoạn nạn”.

Đức Phật đã lưu tâm rằng đây là việc quản lý tiền bạc còn đòi hỏi sự thông minh và khéo léo, trong đó những phẩm chất đạo đức cũng góp phần ảnh hưởng đến cách chi tiêu. 
 
Tranh cãi khiến bạn dễ nổi nóng, vậy Đức Phật sẽ làm gì với tình huống tương tự?
Những gì Đức Phật nói về người hay tranh cãi giúp chúng ta hiểu ra rằng không phải cứ dùng lý trí của một người khôn ngoan là có thể khẳng định mình đúng,

2. Lý giải 6 tác nhân phung phí tài sản

 
Từ xưa tới nay, việc tạo ra tài sản đã khó, việc gìn giữ và phát triển lại càng khó hơn. Việc lãng phí tiền bạc được Đức Phật ví như việc một hồ nước lớn có bốn cửa nước chảy vào và bốn cửa nước chảy ra.

Có những người đóng các cửa nước chảy vào và mở các cửa nước chảy ra nên cuối cùng hồ cạn nước. Thế nên phải cẩn thận với những việc đang gây ra phung phí tài sản vì chúng như thùng không đáy khiến nước chảy ra hết, không có cơ hội cứu vãn.
 

2.1  Đam mê rượu chè


Chắc chắn cần tiền mới có thể uống rượu, mà ngồi uống rượu thì cần phải có bạn hiền, phải có mồi nhậu nên việc lãng phí một khoản tiền kha khá là ai cũng nhìn thấy. Đó là chưa kể tới những nguy cơ rình rập của một kẻ say sưa rượu chè được Phật chỉ ra đó là:  
  • Tài sản hao tổn.
  • Ưa tranh đấu.
  • Bệnh tật dễ xâm nhập.
  • Thương tổn danh dự.
  • Để lộ thân tàng.
  • Trí huệ thương tổn.
Tất cả những hậu quả trên tiếp tục gây ra những quả xấu khó lường khác khiến bản thân người đó dễ rơi vào cuộc sống khổ đau, nghèo đói sau này. Vậy nên hãy cảnh tỉnh bản thân cũng như những người xung quanh mình tránh xa thú vui tai hại này.
  

2.2 Cờ bạc


Ai cũng hiểu rằng "cờ bạc là bác thần bần", và Đức Phật nhắc nhở về 6 quả báo cờ bạc khiến người đời lao đao, không thể ngóc lên nổi vì những hậu quả sau:  
  • Nếu thắng thì sinh thù oán.
  • Nếu thua thì sinh xấu hổ.
  • Mắc nợ ngủ không yên.
  • Khiến kẻ thù vui mừng.
  • Khiến thân thuộc lo âu.
  • Nói ra lời gì cũng không ai tin dùng.
Đam mê cờ bạc không chỉ dừng lại ở việc mất tiền mà còn sẽ dẫn đến những hậu quả như trên, về lâu về dài hậu vẫn lao đao, không ai cứu giúp.
 

2.3 Du hành đường phố phi thời


Du hành đường phố phi thời được tạm hiểu là tham gia các hoạt động ngoài giờ làm việc quá nhiều hoặc đi chơi đêm quá thường xuyên. Ít ai để ý đây là tác nhân phung phí tài sản vì mọi người nghĩ rằng sau giờ làm thì cần giải trí, nghỉ ngơi, không có gì phải suy nghĩ ở đây.
 
Thế nhưng Đức Phật đã liệt kê cụ thể một số nguy hiểm rình rập một người du hành đường phố phi thời như sau: 
  • Tự mình không được che chở hộ trì.
  • Không ai hộ trì gia đình.
  • Tài sản không ai trông nom.
  • Bị tình nghi là tác giả của các ác sự.
  • Nạn nhân của các tin đồn thất thiệt.
  • Tự rước vào thân nhiều khổ não.
Qua những lời Phật dạy mới thấy rằng việc đi chơi tưởng không có gì đáng ngại nhưng việc này không chỉ lãng phí tiền mà còn có thể xảy ra nhiều hiểm họa khôn lường, không có Thần Phật nào phù hộ cho mình, những người thân và tài sản, danh dự đang sở hữu.
 

2.4 Là cà hí viện


La cà hí viện đình đám tức là hay lui tới những nơi vui chơi, đàn ca múa hát mua vui; trà đình tửu điếm, lầu xanh... hoặc ngày nay là quán bar, vũ trường, sòng bạc...

Những nguy hiểm rình rập từ việc này bao gồm: 
  • Tâm mơ tưởng vui chơi.
  • Bỏ bê vợ con.
  • Xao lãng công ăn việc làm.
  • Bị lôi cuốn bởi tán tụng.
  • Hao tổn tiền bạc.
  • Bị lôi cuốn bởi kèn trống. 
Ngày nay, ngành công ghiệp dịch vụ giải trí phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Thế nhưng đừng vì thế mà sa đà, cần phải biết giới hạn, biết dừng lại đúng lúc… để tránh phung phí phước đức, tài sản của gia đình mình.

2.5 Giao du với bạn ác


Không nên giao du với những người bạn sau:
  • Giao du với kẻ cờ bạc là nguy hiểm.
  • Giao du với kẻ loạn hành là nguy hiểm.
  • Giao du với kẻ nghiện rượu là nguy hiểm.
  • Giao du với kẻ trá ngụy là nguy hiểm.
  • Giao du với kẻ là lừa gạt nguy hiểm.
  • Giao du với kẻ bạo động là nguy hiểm.
Đó là những người bạn cần tránh vì nếu không khi ta chơi với họ sẽ bị họ ảnh hưởng xấu, mà cái xấu học rất nhanh, chẳng bao lâu sau, bản thân ta trở thành một trong số họ lúc nào không hay.
 

2.6 Lười biếng


Những người lười biếng thường lấy lý do quá nóng, quá lạnh, quá trễ, quá đói, quá no... để không phải làm việc. Thế nhưng dù nhàn thân nhưng đó chính là nguyên nhân của nghèo đói mãi mãi về sau.

Để xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, tất cả các thành viên trong gia đình đều phải siêng năng tháo vát trong việc tạo ra tài sản, biết sử dụng tài sản một cách hợp lý và giữ gìn tài sản, không để tài sản thất thoát. 

Đức Phật đã từng dạy: Dù làm bất cứ nghề nghiệp gì cũng cần phải vừa giỏi, vừa hướng thiện, có đầy đủ sự tháo vát,... thì mới mong kiếm được tiền, tự mình an lạc, hoan hỷ.

Trong khi mọi người hiểu nhầm rằng cứ theo Phật nghĩa là chỉ đi tu, không phải làm gì, tránh xa việc trần gian thì Ngài lại khuyến khích chúng ta làm ra của cải với mục đích:
  • Làm cho cha mẹ, vợ con, người phục vụ, người làm công được an lạc, hoan hỷ.
  • Làm cho bạn bè, thân hữu an lạc, hoan hỷ.
  • Chặn đứng các tai họa có thể khiến họ trở thành trắng tay, giữ được tài sản an toàn. 
  • Họ có thể hiến cúng cho bà con (cho, biếu, tặng, giúp đỡ, chia sẻ, tương trợ về vật chất), cho khách (thết đãi bạn bè, tổ chức tiệc tùng, cho, biếu, tặng), cho hương linh người quá cố (cúng tế), hiến cúng cho vua (đóng thuế, cống nạp) và chư thiên (cúng dường).
  • Có thể cúng dường các bậc Sa-môn, Bà-la-môn đưa đến phước báo vô lượng ở cõi người, cõi trời.
Thực trạng xã hội cho thấy những nguyên nhân dẫn đến phung phí tài sản hiện đang tràn lan. Điều đáng nói là không chỉ giới nhiều tiền mới phung phí mà ngay cả những người thu nhập thấp cũng tích góp tiền để đổi điện thoại mới, mua xe máy xịn, họ bị đam mê cuốn hút làm cho khánh kiệt.
 
Vì vậy, hãy luôn quán niệm về sự khó nhọc của bản thân, tài sản được đổi bằng mồ hôi và nước mắt mới có, vì thế phải ý thức về tiết kiệm, không phí phạm. Mặt khác, quán niệm về sự nghèo khó của những người xung quanh, nuôi dưỡng và phát khởi từ bi để sẻ chia, sử dụng tài sản một cách có ý nghĩa và hiệu quả thiết thực nhất.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: