(Lichngaytot.com) Câu chuyện về người phụ nữ dám đưa quả lựu ăn dở cho Đức Phật sẽ đưa bạn đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác vì chúng ta vốn chẳng mấy ai hiểu được bản chất của việc bố thí là gì.
Người phụ nữ dám đưa quả lựu ăn dở cho Đức Phật
Thời Đức Phật còn tại thế, Ngài kêu gọi tất cả mọi người trong thiên hạ hãy gửi hết những gì họ muốn bố thí để Ngài dùng chúng đem đi giúp đỡ những người nghèo khó, ốm đau khác.
Ngay lập tức, vua Bimbisara là người đầu tiên hưởng ứng và đã mang tới không ít ngọc ngà, châu báu, đồ trang sức lấp lánh cùng với vô số những hòm tiền vàng. Không những thế, vua còn muốn bố thí cả đất đai, nhà cửa cho những người không nhà cửa để họ có nơi ở.
Mọi người không ngừng ca ngợi lòng tốt và sự hào sảng của vua Bimbisara, cho rằng Ngài là người đức độ, là ông vua đáng tự hào. Đức Phật vui vẻ mỉm cười cảm tạ và dùng một tay đón nhận món quà của đức vua.
Ngay sau đó, hoàng tử Ajatshatru cũng đem tới vàng bạc châu báu, sơn hào hải vị để bố thì và tiếp tục nhận được những lời khen có cánh của người dân vì sự hào hiệp này. Đức Phật vui vẻ mỉm cười cảm tạ và dùng một tay đón nhận món quà của hoàng tử trẻ tuổi.
Tiếp theo là những món quà bố thí đến từ các vị vua khác, rồi các quan lại, tầng lớp quý tộc và các thương nhân giàu có. Cũng như những lần trước, Đức Phật cảm ơn họ và dùng một tay để nhận chúng.
Một ngày nọ, một người phụ nữ ăn mặc nhếch nhác chen chúc giữa những người giàu có để tới gặp Đức Phật, ai cũng xì xào và chê bai vẻ ngoài của bà và tự hỏi bà tới đây để làm gì.
Khi tiếp cận được Đức Phật, người phụ nữ mới thưa: "Thưa Đức Phật, con không có tài sản nào đáng giá nhưng hôm nay nghe thấy Ngài bảo là sẽ nhận tất cả những đồ bố thí trong thiên hạ trong lúc trên tay con đang có quả lựu ăn dở là quý giá nhất, con thầm nghĩ, nhiều người còn không được ăn nó, vậy nên con muốn tặng phần còn lại của quả lửu, mong Ngài hãy nhận cho ạ".
Đám đông nghe xong cùng ồ lên tỏ vẻ tức giận: "Sao người phụ nữ dám đưa quả lựu ăn dở cho Đức Phật? Bà ta có bị làm sao không vậy? Hãy nhìn vàng bạc, châu báu và vô khối những món ăn ngon kia xung quanh mà tự biết xấu hổ chứ?".
Phản ứng của Đức Phật lúc nàng càng khiến đám đông bất ngờ hơn, Ngài lặng im, rồi từ từ đứng lên đi tới chỗ người phụ nữ nọ, giơ 2 tay ra đón quả lựu.
Một vị vua đứng gần không khỏi ngạc nhiên nên hỏi Đức Phật rằng, tại sao Ngài chỉ nhận một tay với mọi người nhưng với người phụ nữ nghèo khổ, Ngài lại nhận bằng 2 tay.
Ngài ôn tồn trả lời: "Món đồ đắt giá mà các ngài bố thí cũng chỉ là một phần rất nhỏ trong số tài sản của các ngài. Các ngài làm từ thiện là điều tốt, nhưng chẳng phải trong việc làm đó còn gửi gắm một chút hư vinh cho bản thân chứ không hoàn toàn là cho đi vô tư.
Trong khi đó, tất cả những thứ giá trị nhất mà người phụ nữ này có là quả lựu đang ăn dở cũng được bà ấy cho đi với tâm vô tư, vui vẻ, hân hoan, không ngại sự khen chê, xoi mói của người đời, rất đáng để ta dùng 2 tay để nhận món quà".
Xem thêm: Lợi ích bố thí, cúng dường: Vì sao lễ vật của Hoàng hậu không bằng muối của người nghèo?
Xem thêm: Lợi ích bố thí, cúng dường: Vì sao lễ vật của Hoàng hậu không bằng muối của người nghèo?
Khi lòng tốt được đem ra đong đếm ít nhiều
Qua câu chuyện trên, có thể thấy cách cho còn quan trọng hơn của đi cho, và người tốt nhất với bạn, không phải là người có thể cho bạn bao nhiêu trong số tài sản của anh ta, mà là người sẵn sàng cho bạn đồng xu cuối cùng mà anh ta có.
Bố thí đúng cách nhất định phải dựa vào tùy duyên, không phải nhiều mới tốt mà phải phụ thuộc theo điều kiện của mình, thái độ của mình với điều đó. Phật pháp không khuyến khích chúng đệ tử bố thí vượt qua những gì bản thân có, chỉ khiến họ có thêm gánh nặng, áp lực không đáng cho bản thân. Vì thế, chính mình mớ biết cân đối nên bố thí bao nhiêu chứ không phải phụ thuộc vào bất cứ ý kiến của ai khác.
Bố thí đúng cách nhất định phải dựa vào tùy duyên, không phải nhiều mới tốt mà phải phụ thuộc theo điều kiện của mình, thái độ của mình với điều đó. Phật pháp không khuyến khích chúng đệ tử bố thí vượt qua những gì bản thân có, chỉ khiến họ có thêm gánh nặng, áp lực không đáng cho bản thân. Vì thế, chính mình mớ biết cân đối nên bố thí bao nhiêu chứ không phải phụ thuộc vào bất cứ ý kiến của ai khác.
Có thể nói, rất nhiều việc xung quanh việc ủng hộ cho bà con vùng lũ trong thời gian qua đã được mọi người mang ra mổ xẻ khá chi tiết tới mức không cần thiết. Thậm chí có người nghệ sĩ bị chê là ủng hộ ít, trong khi người khác ủng hộ nhiều, có thể thấy, đó là thái độ vô cùng tiêu cực của một số bố phận những người không hiểu bố thí là gì.
Nhất là khi Thủy Tiên nhận được số tiền rất lớn từ các mạnh thường quân cả nước để đến tận nơi hỗ trợ người dân vùng lũ. Thay vì ghi nhận công sức của cô thì một bộ phận lại cố gắng tìm điểm hay, điểm dở của cô - người đang cố gắng dùng sức lực, tiền bạc của mình ra giúp người. Có thể thấy, dùng thứ kiến thức ít ỏi của mình để đánh giá người khác là điều không nên.
Có những thứ, nó có thể ít so với cách bạn nghĩ nhưng nó là tất cả những gì mà họ có đấy, đơn giản mọi thứ đều có tính tương đối mà thôi. Vì thế, đừng làm tổn thương lòng tốt người khác bằng sự kém hiểu biết của chính mình.
Thử hỏi xem bạn có quyền gì mà đánh giá người khác cơ chứ? Hơn nữa, một khi mình đã tin tưởng giao tiền cho ai đó thì hãy tin tưởng cách họ làm, còn nếu họ có làm sai thì theo Luật Nhân Quả họ cũng khó tránh khỏi được tội, nên hà cớ gì mà bạn tưởng tượng ra các tình huống người ta lừa tiền bạn?
Có thể nói, việc này cũng giống như bạn làm sếp mà muốn giao việc cho nhân viên vậy, một khi đã tin mới giao việc, còn không tin thì nên ngừng hợp tác, nếu không bạn chỉ đang ngăn cản tiến trình thực hành nhiệm vụ của họ mà thôi.
Hơn nữa, việc bố thí bằng tiền mà mọi người thường biết tới đó chỉ là một điểm nhỏ trong Tài thí, trong khi đó Bố thí còn có Pháp thí, và Vô úy thí. Điều này có nghĩa là bạn cho người ta tiền còn không bằng việc cho họ tri thức để không còn sợ hãi, để có thể tự xây dựng cuộc sống cho mình, đủ thông tuệ để biết rằng cuộc sống này là giả tạm vì thế, cố gắng hành xử hướng thiện, sống bình an giữa cuộc đời nhiều sóng gió này.
Có thể nói, những ai đang ra sức đi chê bai người khác thì thay vào đó hãy tự tìm cách cải thiện bản thân, để có tiền, có trí, đến lúc đó, nếu bạn có thể không tin ai thì có thể tự mình đi giúp đỡ, bố thì người khác bằng năng lực của mình, đừng lãng phí thời gian bằng những việc làm tiêu cực cản đường người khác thì bạn mới là người lãnh hậu quả chứ không phải ai khác.