Người mới học Phật nên chọn tông phái nào?

Thứ Năm, 30/06/2016 14:56 (GMT+07)

(Lichngaytot.com) Phật giáo có nhiều tông phái, mỗi tông phái có cách tu tập và tiếp cận lý thuyết Phật giáo khácnhau. Vậy người mới bắt đầu thì nên gia nhập tông phái Phật giáo nào?


Các tông phái Phật giáo chủ yếu được hình thành do những hoàn cảnh khác nhau, nhưng về cơ bản thì vẫn theo đuổi sát những triết lý cơ bản của nhà Phật. Nội dung của Phật giáo bao trùm hầu hét các khía cạnh đời sống, dù không phải khoa học nhưng không vi phạm khoa học; dù không là triết học, nhưng vượt quá triết học; dù không là văn học, nhưng xác thực có văn học; dù không là mỹ học, nhưng đã cảm hóa mỹ học.
Vì vậy, khi chọn tông phái Phật giáo để tu tập, tốt nhất là chọn theo khuynh hướng mình có hứng thú nhất hoặc là thuận tiện nhất. Thiền tông chú trọng về rèn luyện tinh thần, mật tông chú trong về rèn luyện trí tuệ, luật tông lấy rèn luyện kinh Phật làm trụ cột.
Thực chất, khi theo đuổi bất cứ tông phái nào cũng là theo học Phật. Tông phái nào cũng phát triển từ những nguyên lý cốt lõi của đạo Phật, chỉ là phát triển theo hình thức riêng và chú trọng tới một số nội dung hơn. Đã là tu thì tu đâu cũng thành Phật

Ở Việt Nam, các tông phái không rõ ràng lắm, chủ yếu chia thành Đại Thừa và Tiểu Thừa, Phật giáo miền Bắc đa số theo Đại Thừa, mặc áo nâu, miền Nam chủ yếu theo Tiểu Thừa, mặc áo vàng. Tuy có một số khác biệt về cách thức tu hành nhưng lí luận Phật giáo, triết lý nhà Phật, hệ thống kinh sách và lý luận thì đều kế thừa từ Phật giáo chính gốc Ấn Độ, có đan xen Phật giáo Trung Hoa.
Với người bắt đầu làm quen với Phật pháp thì việc lựa chọn tông phái ắt cũng không dễ. Phật quan trọng nhất là duyên, có duyên ở đâu thì học ở đó, có duyên tới đâu thì học tới đó. Trước hết là học lễ nghi, pháp lý, sau tới là nghiên cứu kinh kệ, tìm ra chân lý, chuyên tâm niệm Phật.

Quá trình tu học chia thành 2 dạng: dạng gian nan tức là đời đời kiếp kiếp hy sinh chính mình mà thành toàn chúng sinh, cả đời dâng hiến cho công tác cứu thế; dạng dịch hành đạt tức là tu hành học đạo, sớm đạt tới mục đích thành Phật, tu dưỡng trí tuệ, bồi dưỡng trí nghiệp để lan tỏa chúng sinh, gìn giữ và phát huy Phật hiệu.
Dẫu chọn tông phái nào, đi theo con đường nào thì điều tiên quyết vẫn là tâm hướng Phật và quyết tâm theo đuổi Phật học. Chỉ khi ấy thì đi con đường nào cũng đúng, đi con đường nào cũng thành chính quả.

► Cùng đọc châm ngôn cuộc sống và suy ngẫm

Tâm Lan