Thứ Ba, 13/06/2017 08:48 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Thế giới tâm linh vô cùng rộng lớn khiến nhiều người tò mò. Đi sâu vào nghiên cứu thế giới này, dường như các nhà khoa học chưa đưa ra được câu trả lời chính xác. Liệu hồn ma có tồn tại hay không? Những người chết đi về đâu trong 49 ngày? Đây là những câu hỏi khiến nhiều người tò mò muốn đi tìm câu trả lời nhất.
1. Chết không phải là hết
Theo giáo lý nhà Phật, chết không phải là hết, thân giả tạm này không phải là ta, chết là thay đổi thân xác giống như thay đổi một cái áo cũ.
Chúng ta là những người khoa học, không tin vào những điều mê tín. Nhưng theo bạn, tin vào tâm linh có phải là mê tín không? Những thứ thực có trong cuộc sống không phải là mê tín, tâm linh không xa rời thực tế cuộc sống này, tâm linh hiện hữu trong cuộc sống, chỉ là do ta không biết, không nhìn thấy nên tưởng là không có.
Thế giới
tâm linh rất rộng lớn, những kiến thức không đúng về tâm linh thì gọi là mê tín, những kiến thức đúng thì không gọi là mẹ tín. Có nhiều người thắc mắc chết rồi sẽ đi về đâu,
người chết đi về đâu trong 49 ngày hay người mới mất làm gì, có hay về nhà không.
2. Người chết đi về đâu trong 49 ngày?
Người ta quan niệm rằng, sau khi qua đời, con người ta chỉ còn lại tâm thức hay linh hồn. Trong vòng 49 ngày, vong hồn của người chết sẽ quanh quẩn bên người thân hoặc bên cạnh thân xác của mình. Sau khoảng thời gian này, người chết sẽ đi đầu thai.
Cụ thể, trong sách “Hiện tượng của tử sinh” của tác giả Thích Như Điển, ấn hành PL. 2558 – DL 2014, trong chương 5 “Tâm thức của người mất trong 49 ngày” có đoạn:
“Tâm thức rơi vào trạng thái sáng suốt, biết người khác một cách dễ dàng nhưng người khác không thể thấy và biết tâm thức của mình. Nhiều khi tâm thức làm những cử chỉ bình thường, nhưng những người thân thương nhất cũng không thể hiểu.
Bắt đầu từ giờ phút tắt hơi thở cho đến 1 rồi 2 hay 3 tiếng đồng hồ, tâm thức ấy hân hoan, vui vẻ quan sát thấy tất cả mọi hình ảnh, động thái và cảnh vật xung quanh, trong khi những người thân đứng bên cạnh cái xác bất động ấy đang lo toan, khóc lóc. Tâm thức muốn bảo người thân như: cha, mẹ, vợ, con và những người thân thuộc đừng làm như vậy nhưng chẳng ai hiểu cả”.
“Thế rồi thời gian cứ thế trôi qua, tâm thức thấy những người thân chẳng ai để ý đến mình nên đã tìm cách bay đi xa hơn nữa. Thỉnh thoảng lại về nhà để thăm vợ, con và bà con quyến thuộc của mình, nhưng lại chẳng thấy ai để ý đến nên cứ thế lại ra đi.
Tâm thức bây giờ có tính cách quyết đoán và tự lập hơn. Nghĩa là đi tìm cái gì mình thích và mình muốn chứ không đợi chờ người thân nữa. Có thể là ngay trong ngày đầu, tâm thức ấy đã đi đầu thai làm người đâu đó, nhưng cũng có thể là ngày thứ 2 cho đến 7 ngày đầu ”.
Trong thời gian 49 ngày, đây có lẽ là thời gian đau khổ nhất không chỉ đối với người còn sống, mà đối với những người chết đi họ đã và đang phải trải qua thời khắc đau khổ nhất của mình.
Nghiên cứu Phật giáo cho rằng: Tùy theo tiền kiếp, người khi mới chết nếu đã đi đầu thai thì sẽ không về nhà nữa. Tuy nhiên, nếu người chết rơi vào giai đoạn trung ấm, họ phải trải qua giai đoạn kết tập tội nghiệp, gặp các Phán Quan để phân định tội phước, nếu lúc sống gây nhiều điều ác thì khi chết sẽ như bị khủng bố, mặc mày cau có, trợn mắt, qua thân trung ấm thì đau khổ không nói hết được.
Thường thì nếu người chết rơi vào giai đoạn này, tức là người chết không biết mình đã chết. Vong hồn của họ ở trong nhà, hoặc quanh quẩn bên xác của họ nếu họ quá luyến tiếc thân xác, xác được chôn thì họ sẽ quanh quẩn ở nghĩa trang.
Chúng ta không thể thấy họ, nhưng họ lại thấy chúng ta, họ kêu tên và đụng vào người thân nhưng không ai thấy họ. Điều này khiến họ tức giận và rơi vào trạng thái sợ hãi, bởi sự vô hình của họ và bị chúng ma níu kéo. Và trong vòng 49 ngày chính là thời gian quyết định để tâm thức đi đầu thai. Lưu ý
những điều tâm linh cần nhớ trong lễ cúng 49 ngày để không phạm những điều cấm kị.
3. Người thân cần phải làm gì trong 49 ngày này?
Trong thời gian
49 ngày, để tốt cho người mất thì người sống cần làm nhiều điều thiện lành như: phóng sinh,
ăn chay, niệm Phật, làm ma chay, tụng kinh (đặc biệt là kinh Địa Tạng)... sau đó hồi hướng cho người chết thì người chết sẽ được thêm nhiều phước lành mà được sanh về cõi lành.
Nếu gia đình khó khăn thì tùy sức mà làm có tiền ít thì
phóng sinh ít quan trọng là tâm chân thành, không cần mời thầy cúng, tự bản thân mình có thể tụng kinh niệm Phật, ăn chay mà quan trọng là thật lòng muốn tốt cho người đã khuất mà làm những việc đó một cách nghiêm túc.
Gia đình phải luân phiên niệm Phật và khai thị nhắc nhở hương linh, thì nhất định sẽ giúp người thân mình được giải thoát.
Đối với những người chết do tai nạn, thì phải nhanh chóng đưa thân xác về nhà, tiến hành gọi hồn về nhà, tránh trường hợp thân xác một nơi, hồn một nơi. Điều này không chỉ có hại cho người đã mất, mà còn gây hại tới cuộc sống của người đang sống.
Việt Hoàng