- Thường nghiệp: Những thói quen, việc làm, lời nói hàng ngày chúng ta hay làm.
- Tích lũy nghiệp: Được tích góp bởi vô số các nghiệp từ trong quá khứ đã tạo.
- Cực trọng nghiệp: Nghĩa là những hành động trọng yếu hay là những hành nghiệp nhân cực trọng.
- Cận tử nghiệp: Nghiệp nhân sau cùng con người nhớ tưởng lúc lâm chung.
1. Thường nghiệp
Thời nay, khoa học nói rằng một người có bộ não bình thường, ký ức tế bào não sẽ ghi nhận tất cả những gì con người làm hằng ngày qua tác ý, lời nói và hành động.
Trước đây, Đức Thế Tôn từng nhắc nhở rằng Thường nghiệp là những gì chúng ta làm hàng ngày qua ý, lời và hành động thành thói quen, được cất giữ trong tàng thức. Con người gây ra nghiệp gì thì sẽ thừa hưởng hậu quả của nghiệp ấy! Thường nghiệp có hai loại: Thường nghiệp thiện và Thường nghiệp ác.
2.1. Thường nghiệp thiện
Thường nghiệp thiện là những việc thiện mà người ta làm hằng ngày theo thói quen. Thường nghiệp thiện có thể nói là cuộc sống hằng ngày của con người, là việc làm thiện lành đóng góp vào sự phát triển của đời sống cộng đồng xã hội.
Ví dụ như một bác sĩ cứu người, giáo viên dạy học giúp học sinh mở mang kiến thức giúp đời, hay các nhà nghiên cứu tìm tòi phát minh trên nhiều mặt y học, khoa học, thiên văn, vật lý, kỹ thuật... giúp cải thiện cuộc sống nhân loại trên hành tinh này.
Chẳng hạn như công việc mỗi ngày của các cô giáo trông dạy trẻ đó là chăm sóc, nuôi dưỡng các em bé nhỏ. Những người tận tâm sẽ nuôi dưỡng sự yêu thương trong chúng và nhân nghiệp thiện của con lên nhiều lần thông qua chính công việc của mình. Đây được xem là Thường nghiệp thiện mà chúng ta dễ thấy nhất.
Thường nghiệp thiện khác khá phổ biến như người hiếu thảo, người chồng, người vợ chung thủy, cha mẹ biết hy sinh vì con cái.... Hoặc họ cũng là người thích giúp đỡ người khác, thường xuyên làm việc thiện lành, giúp người có hoàn cảnh khó khăn.
Về tâm linh là người hay đến chùa nghe kinh nghe kệ, tham dự những khóa học Phật pháp hay chăm chú chuyên tu nhằm chuyển đổi nhận thức, chừa bỏ tật xấu, thay vào đó là những việc lành tránh việc ác.
1.2. Thường nghiệp ác
Ngược lại với Thường nghiệp thiện là Thường nghiệp ác.
Ví dụ những người chuyên sống bằng các nghề mang lại sự đau khổ, chết chốc như giết trâu, bò, heo, chó, hành nghề buôn lậu, buôn bán người, buôn bán trẻ em, sản xuất súng đạn là những vũ khí giết người...
Những Thường nghiệp ác này kết tựu thành lực, và lực này đặc biệt sẽ tác động vào con người khi lâm chung tái sanh vào cõi xấu.
2. Tích lũy nghiệp
Tích lũy nghiệp là những việc làm nhỏ nhặt, tốt hay xấu, làm rồi mà không để tâm nhớ đến, nhưng nó vẫn được cất giữ trong tàng thức.
Tích lũy nghiệp tuy nhỏ bé,không đủ mạnh mẽ như Thường nghiệp để tác động ngay lập tức cuộc sống của chúng ta, thế nhưng khi đủ lực, nó cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, bởi hễ gây nghiệp thì phải thọ quả nghiệp mình gây ra.
2.1. Tích lũy nghiệp lành
Có rất nhiều hành động nho nhỏ ta vô tình làm mà không lưu tâm nhưng nó đang âm thầm tích lũy mỗi ngày. Chẳng hạn như hỗ trợ một em nhỏ bị vấp ngã, đỡ một người bị tai nạn đứng dậy, hỗ trợ người ăn xin chút tiền....
Những việc này tưởng là nhỏ nhưng lâu dần sẽ tích tiểu thành đại, nghiệp lành cứ thế tích lũy và sau này mang đến cho ta quả lành. Nhất là thời điểm lâm chung, những nghiệp thiện lành này sẽ góp phần quyết định sự tái sinh của chúng ta.
Vì thế, đừng xem thường sự giúp đỡ, hỗ trợ nho nhỏ của mình. Ngay khi nào có thể giúp người hãy nhiệt tình hỗ trợ người ta, những việc làm thiện nho nhỏ, tích lũy lâu ngày sẽ thành lớn, gọi là “tích lũy nghiệp thiện”, như nước rỉ từng giọt trong lu chứa, lâu ngày nước sẽ đầy lu.
Phật giáo luôn nhấn mạnh tới nhân quả báo ứng, lấy thuyết nhân quả là cội nguồn của mọi thuyết pháp, đạo lý. Nhưng nhiều người thắc mắc, nếu sống thiện, sống
2.2. Tích lũy nghiệp xấu
Đời sống của con người hôm nay là tập hợp sự luân hồi bất tận của vô số kiếp trước. Có thể nói, ta đã tích lũy một số lượng lớn tài sản nghiệp từ nhiều đời ví dụ như ta từng lừa dối, dùng âm mưu của mình để hại người, vô tình giết hại các loài động vật,...
Đó là những việc gây hại, tổn thương những sinh linh khác cho dù ta vô tình hay cố ý. Khi nghiệp ác tích lũy nhiều, đủ năng lực, nó sẽ xuất hiện hỗ trợ Thường nghiệp ác kéo chúng ta tái sinh ở nơi tương ứng.
Chúng thường trở thành những rắc rối, rủi ro mà chúng ta không lý giải một cách cụ thể. Đó là những may rủi họa phước xảy ra bất chợt giống như tình cờ. Thế nên sau này rơi vào vận đen ta có thể tạm hiểu đó là do Tích lũy nghiệp ác của ta từ trong quá khứ đã thúc đẩy.
3. Cực trọng nghiệp
Trong các nghiệp quyết định sự tái sinh, cực trọng nghiệp là nghiệp rõ ràng nhất là ai cũng có thể thấy và nói đến hàng ngày: Như giết người chắc chắn sinh vào cõi ác, sống hiếu đạo với cha mẹ thì tái sinh vào cõi lành...
Có hai loại cực trọng nghiệp: Cực trọng nghiệp thiện và Cực trọng nghiệp ác.
3.1. Cực trọng nghiệp ác
Trong Kinh văn, đức Phật dạy có năm cực trọng nghiệp ác là: Giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, làm Phật bị thương và chia rẽ hòa hợp Tăng. Ngày nay chỉ còn ba cực trọng nghiệp, vì đời này không có vị A-la-hán, không có Phật.
Điều này có nghĩa là những ai đã phạm những điều trên thì cho dù người ấy làm nhiều việc tốt như đóng góp tiền tài vật chất xây cất chùa chiền, góp công góp của đúc chuông, đúc tượng Phật, giúp nuôi trẻ mồ côi,... thì khi chết vẫn bị đọa vào địa ngục.
Họ không có đường lui cho dù có hối cải vì nợ thì nhất định phải trả, không ai gánh vác thay cho họ được cả.
3.2. Cực trọng nghiệp thiện
Có hai loại cực trọng nghiệp thiện:
4. Cận tử nghiệp
Vì cận tử nghiệp là nghiệp tạo ra ngay trước lúc chết, có năng lực vô cùng mạnh mẽ, ưu tiên trả Quả trước cả Thường nghiệp và Tích lũy nghiệp.
Khi con người lâm chung, nếu không có Cực trọng nghiệp hay Tập quán nghiệp nào làm động cơ cho sự thúc đẩy tái sanh thì Cận tử nghiệp sẽ dẫn dắt con người thọ sanh. Hoặc nếu không có cả ba loại nghiệp kể trên thì Tích luỹ nghiệp sẽ dẫn dắt con người tái sanh.
Ngay trước khi tử vong nếu ta đang nghĩ đến điều tốt đẹp rồi chấm dứt hơi thở, thức cuối cùng do nghiệp lành thúc đẩy sanh về cõi lành ngay tức khắc.
Điều này giải thích cho hiện tượng vong linh oán giận trở thành ma chết oan, họ không thể siêu thoát vì lòng còn nhiều oán hận, đó là do những cái chết bất thình lình đối với người ít tu tập thì chính điều này đã tạo ra cận tử nghiệp bất thiện, ảnh hưởng không tốt đến xu hướng tái sinh.
Vì thế, trong các nghiệp quyết định sự tái sinh thì Cận tử nghiệp được xem là quan trọng nhất, thế nhưng để chuẩn bị cho cận tử nghiệp thì phải hiểu và thực hành những nghiệp lành của Thường nghiệp và Tích lũy nghiệp thì tâm thức của ta trước lúc chết mới có thể nghĩ tới được điều hay, điều lành, việc này cần thời gian dài để tích lũy và thay đổi, hay nói cách khác đó là "chuẩn bị chu đáo cho cái chết" của mình.