Thứ Năm, 03/05/2018 09:47 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Nghiệp lực mình đã tích lũy từ nhiều kiếp trước đã chiêu cảm chúng ta tới hiện tại, vì thế nên khi vô tình ta gặp lại ai ở kiếp này là ta đã có thể có cảm tình ngay.
Có những người không hiểu nên thường oán trách cha mẹ không có phước, không có tài nên không được sinh ra trong gia đình giàu có, khiến mình khổ sở. Họ thậm chí oán giận rằng đây là vì đời cha ăn mặn đời con khác nước và
phúc đức tại mẫu mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo, nên mới sinh vào gia đình tương ưng như thế. Cha mẹ chỉ là phần phụ thôi, gốc ở bản thân chúng ta.
Đi sâu vào tâm lý mỗi người, chúng ta sẽ thấy mình đã từng quen thuộc, ưa thích với những việc làm của thuở quá khứ. Ví dụ như bản thân tôi, tại sao lại thích tu? Người đời lớn lên lo chuyện làm ăn hoặc lập gia đình, tại sao mình không thích những chuyện ấy mà lại thích đi tu? Như vậy là từ đời quá khứ ta đã tích lũy hạt giống Phật, nên bây giờ luôn nhớ việc tu. Rõ ràng chúng ta không quên hết nhân quá khứ, nhân nào chứa sâu đậm sẽ trở thành sở thích, việc làm của mình trong đời này.
Có người ra đời thích làm lành, có người ra đời lại hung dữ. Mỗi người thích mỗi cách, đó là do sự tích lũy của quá khứ khác nhau. Quá khứ đã tích lũy sẵn nên bây giờ nó hiện ra.
Nếu do gen cha mẹ sinh ra là yếu tố duy nhất tạo thành những đứa con sau này, thì cha mẹ bệnh tật gì con cũng phải bệnh tật y hệt như thế. Thế nhưng có những bố mẹ hiền lành nhưng con lại dữ và ngược lại cha mẹ dữ mà con lại hiền.
Những sự khác biệt đó nhà Phật gọi là nghiệp lực mình đã tích lũy của quá khứ, chúng ta mang theo khi thọ sinh. Những gì mình đã chứa chấp đời trước, bây giờ nó hiện ra rõ ràng. Như hai anh em ruột, thể xác tuy hơi giống mà tâm hồn không giống nhau. Như vậy mới thấy mỗi người sinh ra mang một nghiệp khác nhau, từ đó có những sai biệt khác nhau.
Nhiều người từ lúc sinh ra đã thích ăn chay, ngược lại, có kẻ cha mẹ khuyên ăn chay thì ăn không được, một ngày cũng ăn không nổi. Đó là do tích lũy từ trước, bây giờ gặp lại thấy quen, thấy thích, chứ không phải bỗng dưng mà có.
Ăn chay đúng đạo theo tâm linh Phật giáoĂn chay được coi là hình thức tu dưỡng bắt nguồn từ Phật giáo. Các nhà sư theo đạo Phật Bắc tông không ăn thịt, cá và các thực phẩm có nguồn gốc động vật, chỉ
Tích lũy tức là những gì đời trước mình đã từng làm từng huân tập. Đời này trở lại những thứ ấy không mất. Vì vậy trong kiếp luân hồi chúng ta theo nghiệp lực mình đã tích lũy, chất chứa mà hiện ra thành tâm hồn cá biệt của mỗi người.
Nên nói đến luân hồi chúng ta đừng suy ngẫm gì hết, cứ nhìn lại nội tâm mình thì biết ngay. Tại sao người đó chưa quen thuộc mà mình thấy dễ thương, hoặc kẻ kia cũng chẳng quen thuộc mà mình thấy phát ghét. Vì chúng ta không nhớ nổi, nên nói không biết tại sao kỳ vậy. Thật ra do nghiệp lực mình đã tích lũy của quá khứ chiêu cảm nên.
Trên đời này ai không có những người thân, những kẻ thù. Có thân, có thù gặp lại nhau là khổ. Người thân thì mình thương, người thù thì mình ghét. Nhiều người nói tại sao anh chị có duyên quá, xin cái gì cũng được. Còn tôi vô duyên xin cái gì cũng không ai cho. Tại mình hay tại trời đất xui khiến?
Chẳng qua hồi trước mình hắt hủi thiên hạ, bây giờ tới phiên người ta hắt hủi lại mình. Bình đẳng thôi. Như vậy mình tạo nghiệp lành, nghiệp dữ không đợi đời sau mới trả quả mà ngay hiện tại cũng ứng hiện quả báo phần nào. Đó là một lẽ thực.
Thế thì trên nẻo luân hồi muốn đi đường tốt, không đi đường xấu, chúng ta phải làm sao? Thấy người đáng ghét ta nên xử sự thế nào? Nên nghĩ rằng họ có làm gì hại mình mà ghét.
Thiện ác báo ứng: Người ác khẩu nên đề phòng quả báo. Ghét người như vậy là ta đã có ý nghĩ xấu. Nếu tiếp tục nuôi dưỡng ý nghĩ này, sinh chuyện với người ta là cái cớ để tạo thêm nghiệp. Tham khảo:
Theo Phật giáo, nghiệp từ thân, miệng, ý mà sinh, trong đó ý chủ động tạo nghiệp. Miệng nói tốt xấu cũng từ ý, thân làm tốt xấu cũng từ ý. Ý là nói chung cho tất cả những phân biệt thương ghét, buồn giận, hơn thua, phải quấy… đều từ ý nghĩ của mình.
Chúng ta chạy theo ý nghĩ là chạy theo nghiệp. Ý nghĩ xấu nên nói bậy, làm bậy; ý nghĩ tốt nên nói lành, làm lành. Khi thân hoại, nghiệp vẫn không hoại, vì nó đâu có tướng mạo mà hoại, nên sẽ theo ta thọ sinh ở đời sau. Nhà Phật gọi là mang nghiệp đi trong luân hồi sinh tử. Vậy muốn chấm dứt nghiệp phải điều phục được ý thức của mình.
Kate Nguyễn