- Kiểm chứng lời tiên đoán của Vanga về thế giới trong năm 2016
- Người mới học Phật nên chọn tông phái nào?
- Giải nghĩa khái niệm KIẾP trong Phật giáo
- Lòng khoan dung sẽ khai sáng cuộc đời bạn
(Lichngaytot.com) Theo dân gian, vào mỗi ngày Rằm, mùng 1 đều có những tập tục tâm linh cần phải lưu ý. Nhưng theo thời gian, những tập tục này đang ngày càng mai một, hãy để Lichngaytot.com nhắc nhở lại cho bạn nhé.
► Tra cứu ngày âm lich hôm nay chuẩn xác theo Lịch vạn sự |
Căn cứ vào sự chuyển động của Mặt Trăng mà mỗi ngày đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng được chia thành hối, sóc, huyền, vọng. Hối là cuối tháng, sóc là mùng 1, huyền phân thành thượng huyền (ngày 7, 8 của tháng) và hạ huyền (ngày 24, 25 của tháng), vọng là ngày Rằm.
Trong ngày sóc và ngày vọng, người Việt thường có thói quen thắp hương lễ bái để cầu mong may mắn, tốt lành, bình an cho bản thân, gia đình. Nhưng đừng quá cẩu thả mà làm qua loa lấy lệ, hãy lưu ý những tập tục tâm linh ngày rằm mùng 1 sau:
1. Bước vào cửa chùa, khách nữ bước chân phải, khách nam bước chân trái, không nên giẫm vào bậc cửa hay đá vào cánh cửa, bước chân càng mềm mại, nhẹ nhàng càng tốt.
2. Thắp hương thì ba nén để cầu phúc cho mình, sáu nén để cầu phúc cho con cháu, chín nén để cầu phúc cho cha mẹ ông bà, mười ba nén là công đức viên mãn, giới hạn cao nhất của số lượng hương dâng lên.
3. Khi thắp hương, tay trái lấy hương, tay phải châm đèn, không được ngược lại vì con người thường dùng tay phải sát sinh, nếu chạm vào hương thì mất thiêng.
4. Khi thắp hương phải càng vượng càng tốt vì người xưa có câu, hương khói tràn đầy mới có phúc. Tay trái ở trên, tay phải ở dưới, giơ lên cao ngang trán. Cắm hướng vào lư rồi dập đầu, trong lòng hướng về Phật tổ, Bồ Tát hoặc La Hán.
5. Tư thế quỳ lạy phải hai gối song song, hai tay chắp lại. Tay giơ cao ngang trán thì dừng khấn, tay giơ tới miệng khì khán nguyện, tay giờ ngang ngực thì mặc niệm. Xong xuôi mở hai bàn tay, cúi sát người lạy, hai tay đặt hai bên người, thân quỳ trên chân, ba lần như vậy.