Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Nên thờ tượng Phật nào trong nhà? Thờ càng nhiều càng được các Ngài phù hộ?

Thứ Ba, 14/07/2020 14:19 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Mỗi đức Phật mang ý nghĩa tâm linh khác nhau, người Phật tử nên thờ tượng Phật nào trong nhà mới đúng?
 
Từ lâu, thờ Phật tại gia đã trở thành tâm niệm của nhiều Phật tử. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nên nhờ tượng Phật nào trong nhà, bởi mỗi vị lại mang ý nghĩa tâm linh khác biệt. 
 
Mục đích thờ Phật trong nhà là để noi theo tấm gương đức hạnh từ bi trí tuệ của các Ngài. Vì thế, việc mua tượng Phật thờ trong nhà cũng không phải cứ ngẫu hứng mua là được. Điều này cần xuất phát từ sự thành tâm.
 
Vậy nên thờ tượng Phật nào trong nhà, vị trí đặt tượng Phật ra sao? Hãy cùng Lịch Ngày Tốt lý giải những thắc mắc thường gặp này một cách thấu đáo nhất.

nen tho tuong phat nao trong nha
 

1. Nên thờ tượng Phật nào trong nhà?

 
Mỗi hình tượng đức Phật hay Bồ Tát lại mang ý nghĩa tâm linh khác nhau. Tùy vào mong muốn của từng người mà có sự  lựa chọn sao cho phù hợp. 
 
Những tượng Phật có thể thờ tại gia phổ biến nhất gồm: Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, tượng Phật A Di Đà, tượng Phật Dược Sư.
 

- Thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát trong nhà

 
Kinh Phật có ghi chép rằng, Quan Thế Âm Bồ Tát có thể hiện thân trong nhiều hình hài khác nhau để cứu độ cứu nạn chúng sinh khỏi hỏa nạn, thủy nạn, đao kiếm và quỷ dữ. 
 
Quan Âm Bồ Tát là nam hay nữ? Thông thường mọi người thường thấy tượng Quan Âm Bồ Tát được tạo hình dưới dạng nữ, mang ý nghĩa về sự từ bi, luôn an ủi, động viên chúng sinh sống có tâm có đức, giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn. Nơi nào có khổ ải, đau thương, nơi ấy có Phật bà cứu độ.
 

- Thờ tượng Phật A Di Đà trong nhà

 
Trước khi thờ đức Phật này trong nhà, bạn nên tìm hiểu ý nghĩa việc thờ cúng Ngài là như thế nào.
 
Phật A Di Đà có công đức và hạnh nguyện quảng đại. Ngài đến với thế giới này trong vai trò là 1 đấng cứu độ chúng sinh, giúp chúng sinh được tái sinh vào cõi cực lạc. 
 

- Thờ tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni trong nhà

 
Phật Thích Ca Mâu Ni chính là người dám từ bỏ ngai vàng, sự giàu sang phú quý để đi tìm chân lý cuộc đời với bao khổ hạnh, khó khăn. Ngài đã giác ngộ, giải thoát mình khỏi thế tục. Và cũng chính Ngài là người đã khai sinh ra Phật giáo. 
 
Thờ phụng, cúng dường tượng Phật Thích ca chính là cách thể hiện sự giác ngộ của người Phật tử: Thành tâm hướng thiện, giải thoát mình khỏi những xấu xa, những tham sân si ở đời và cầu an cho gia đạo, cho thân tâm thanh tịnh. 

Có thể bạn chưa biết cách Phân biệt Phật Thích Ca và Phật A Di Đà.
 

- Thờ tượng Phật Dược Sư trong nhà

 
Trong giới Phật, Đức Phật Dược Sư hay còn gọi là Dược Sư Như Lai là vị giác ngộ có lòng từ bi vĩ đại đối với tất thảy chúng sinh. Ngài bảo vệ chúng sinh khỏi bệnh tật cả về thể chất và tinh thần. 
 
Ngài giúp chúng sinh loại bỏ 3 chất độc là dính mắc, hận thù và vô minh, giúp chúng sinh có cuộc sống an lạc. 
 
Tất cả có 7 vị Phật Dược Sư. Các ngài không chỉ có sức mạnh chữa bệnh mà còn tịnh hóa cho cả  người sống và người đã khuất. 
 
Cũng chính việc tịnh hóa cho cả người đã chết và giải thoát cho họ khổ đau mà vị Phật này mang tới sự thành công, cả tạm thời và viên mãn. 

Xem thêm nhiều thông tin thú vị khác ở bài viết:

Thờ Phật Dược Sư tại gia - khỏe thân an tâm, tiễu trừ bệnh ách
Đức Phật Dược Sư là vị Phật thầy thuốc của Phật giáo, Ngài mang ánh sáng của từ bi và trí tuệ để giải trừ hết tật bệnh của chúng sinh. Vì vậy nhiều người tin

- Thờ bao nhiêu tượng Phật là đủ?

 
Tùy tâm, có thể thờ Tam Thế Phật hay Tây Phương Tam Phật, hoặc chỉ đơn giản là hình tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hay A Di Đà Phật (đặt ở giữa bàn thờ) và mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát (đặt ở bên trái bàn thờ, nhìn từ ngoài vào).
 
Tam Thế Phật gồm Đức A Di Đà – Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni – Đức Di Lặc.
 
Tây Phương Tam Phật (Tây Phương Tam Thánh) gồm Đức A Di Đà, Đức Quán Thế Âm, Đức Đại Thế Chí.

Tam the phat
 

3. Những lưu ý vô cùng quan trọng khi thờ Phật tại gia

 

- Thờ nhiều tượng Phật cùng lúc có sao không?

 
Việc thờ Phật, Bồ Tát trong nhà là quý báu và hợp lý. Tuy nhiên, việc thờ quá nhiều tượng Phật cùng lúc có thể mất đi phần trang nghiêm, thẩm mỹ. 
 
Ví dụ, đặt tượng Phật ở chỗ này, chỗ kia, chỗ cao chỗ thấp khác nhau, khi tưởng niệm hay hành lễ, bản thân người hành lễ cũng khó giữ được nhiếp tâm chánh niệm. Bởi khi thì nghĩ đến Di Đà lúc lại nghĩ đến Quan Âm, rồi Dược Sư, Di Lặc... 
 
Do đó, theo lời khuyên của chư Tổ, chúng ta nên thờ tại gia 1 tượng Phật hay tượng Bồ tát là đủ. 
 
Tùy theo người tập hành trì theo pháp môn nào thì thờ Phật hay Bồ tát theo pháp môn đó cho thích hợp. 
 
Ví như người theo pháp môn Tịnh độ, nên thờ 1 tượng Phật A Di Đà hoặc thờ tượng Tam Thánh (Di Đà, Quan Âm và Thế Chí) cũng được. 
 
Với người tu Thiền, nên thờ tượng Phật Thích Ca. 
 
Lý giải cho lời khuyên chúng ta chỉ nên thờ 1 vị Phật hay Bồ tát như vậy là muốn người thờ Phật được nhiếp tâm. Nghĩa là chúng ta chỉ chú tâm vào một nơi, tâm dễ được an định hơn. 

Ngoài ra, để biết mình nên thờ Phật nào, bạn cần hiểu rõ phật bản mệnh 12 con giáp. Trong đó, mỗi tuổi lại có Phật hộ mệnh riêng. 
 

- Thờ càng nhiều tượng Phật càng được che chở, phù hộ?

 
Có người mang tâm niệm rằng bản thân thờ nhiều tượng Phật hay Bồ tát tại gia, thì sẽ được các Ngài gia hộ nhiều hơn. Thờ 1 vị e rằng sự gia hộ không nhiều. 
 
Thậm chí có người còn quan niệm sai lầm rằng, việc thờ Phật hay Bồ tát tương tự như thờ một vị thần linh. 
 
Họ thờ để được sự che chở phù hộ cho gia đạo bình an, không có ma quỷ nào dám bén mãng tới quấy phá. Bởi các Ngài có thần lực hơn quỷ thần. Do đó mà quỷ thần phải kiêng nể kính sợ… Thờ Phật với tâm niệm như thế hoàn toàn là sai trái, không nên.
 
Thậm chí có người còn lo lót hối lộ các Ngài bằng cách dâng cúng các vật phẩm để cầu mong sự độ trì. Cách thờ này thật là tội lỗi, chẳng khác nào đã chuyển các Ngài từ vị trí giác ngộ sang thần linh, còn bắt các Ngài độ trì cho chúng ta nữa. 
 
Cần nhớ rằng, Phật hay Bồ tát không có quyền năng thưởng phạt hay ban phước giáng họa cho ai cả. Các Ngài chỉ hướng dẫn, chỉ giáo cho chúng ta tu hành đúng theo con đường chính lý để được giác ngộ và giải thoát mà thôi.
 
Chúng ta cần luôn tin tưởng vào luật nhân quả mà nhà Phật chỉ dạy để không rơi vào con đường cạm bẫy tà ngoại. Thế nên, mỗi người tu tập cần có chính kiến riêng để nhận định các vấn đề không bị sai lầm. 

tho nhieu tuong phat trong nha
 

- Cách chọn mặt tượng Phật, Bồ Tát

 
Khi chọn hình tượng Phật hay Bồ Tát, nên chọn tượng sao cho khuôn mặt, diện mạo cân đối, toát lên vẻ Từ Bi Hỷ Xả, trang nghiêm thoát tục. 
 
Sở dĩ nói vậy vì một số người đúc tượng, vẽ hình Phật “không” có tâm nên sản phẩm họ làm ra nhìn rất mất thẩm mỹ, thậm chí khuôn mặt cau có, mày nhăn, môi chúm… không mang nét Từ Bi Hỷ Xả vốn có của nhà Phật. Đây là một trong những quy tắc đảm bảo mua tượng Phật đúng cách.
 

- Cách thức thỉnh tượng Phật về để thờ trong nhà

 
Sau khi thỉnh các chư Phật, Bồ Tát ra khỏi cửa hàng thì nên đi thẳng về nhà, không ghé dừng lại giữa đường ở bất kỳ nơi đâu. 
 
Khi về đến nhà lập tức thượng an vị Phật lên bàn thờ, không để trên bàn hay ghế… Do đó, gia chủ cần chuẩn bị mọi thứ trên bàn thờ Phật cho chu đáo trước khi thỉnh tượng Phật về an vị. 
 
Nếu có thể, tốt nhất nên đến các chùa để các thầy hướng dẫn chọn tượng cho phù hợp với mục đích sử dụng của gia chủ. Có thể mua tượng Phật bằng chất liệu gỗ, sứ hay đồng… đều được.
 

- Nơi thờ tượng Phật phải trang nghiêm, thanh tịnh

 
Khi bài trí bàn thờ Phật cần phải đảm bảo yếu tố trang nghiêm, hàng ngày cần quét dọn, rút bớt chân hương, nếu hoa trái khô héo thì nên thay mới để cúng dường. 
 
Vào những ngày Rằm hay mùng 1 âm lịch hàng tháng nên sắm sanh nhang đèn, hoa trái trang nghiêm dâng cúng. 
 
Không nhất thiết phải lau tượng mỗi ngày. Chỉ khi nào nhận thấy tượng các pho tượng bị khói bụi bám vào thì mới “tắm” tượng. Dùng một chiếc khăn sạch mới tinh lau tôn tượng Ngài theo hướng từ trên xuống cho đến khi sạch sẽ. 
 
Không xịt các loại nước hoa thơm cho Phật, Bồ Tát. Vì đó là những sản phẩm với hương vị đặc thù tạo ra sự dính mắc, trói buộc và mê đắm cho thế gian, nói chung là “mùi thơm bất tịnh”. 
 

- Thờ Phật quan trọng nhất phải thành tâm

 
Việc thờ cúng linh thiêng cốt ở sự thành tâm. Gia chủ phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. 
 
Tốt nhất là nên tập chay tịnh vào ngày mùng 1, ngày Rằm và các ngày vía Chư Phật, Bồ Tát (nhiều hơn hoặc nếu trường chay thì càng tốt). 
 
Bên cạnh đó, cần giữ gìn thân - khẩu - ý trong sạch, tham thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ… 
 
Xem video:
 

Tin cùng chuyên mục

X