Nên làm gì khi bị oan? Có 3 bảo bối này BÃO TỐ có ập tới cũng bình an như không

Thứ Sáu, 24/11/2023 17:48 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Không phải ai cũng biết nên làm gì khi bị oan, vì không chuẩn bị tâm lý từ trước nên khi đối mặt với sự việc chúng ta liền rơi vào trong tình trạng hoang mang, hoảng loạn, xử lý theo cách sai lầm.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 

1. Nên làm gì khi bị oan?

1.1 Cách thông thường của mọi người


Một người bình thường khi đối mặt với nỗi oan sẽ tìm cách minh oan bằng cách nói thật nhiều. Tìm mọi lý lẽ để chứng minh rằng mình không gây ra tội lỗi. Vậy nhưng làm gì có mấy ai thực lòng muốn nghe họ nói.

Cứ mỗi khi bị oan là chúng ta đi tìm cách giải oan khắp nơi, nhờ tới cấp huyện không được thì lên cấp tỉnh, thành phố, rồi trung ương,... Thậm chí ngày nay chúng ta còn nhờ tới cả truyền thông, báo chí lên tiếng để mong cứu vãn tình hình.

Thế nhưng từ xưa tới nay các vụ án oan vẫn không hề ít và cách xử lý không phải khi nào cũng thấu tình đạt lý, để lại cho nỗi đau cho chính nạn nhân và những người thân của họ.

Cách này có vẻ là cách mà hầu hết chúng ta tin dùng nhưng có khi hiệu quả, có khi không. Thậm chí, có những vụ án trải qua nhiều năm, người bị oan đã qua đời nhưng mọi việc vẫn nằm nguyên một chỗ, người thân vẫn đi tìm cách kêu oan khắp nơi nhưng vẫn vô ích.

Đa số chúng ta tin rằng mình có thể giải tỏa được oan ức; nhưng sự thật thì chỉ thêm mệt mỏi cho chính vong linh đó và cả gia đình của họ mà thôi.

 

1.2 Theo khía cạnh tâm linh


Những người tin sâu nhân quả thì không có việc gì đến với ta là ngẫu nhiên, thế nên việc ta bị oan nhìn bề ngoài là vậy nhưng thực chất có nguyên nhân sâu xa của nó.

Vậy nên những người tin và làm mọi thứ theo nhân quả xem việc bản thân hàm oan là việc hết sức bình thường. Nguyên nhân cũng có thể là trong kiếp sống nào đó bản thân đã gieo nhân tương tự cho người ta nên giờ lãnh hậu quả.

Việc bản thân từng làm cho người khác, nay chịu về hậu quả tương tự, thế nên đón nhận mọi việc như nó vốn là. Cuối cùng bản thân họ không thấy có gì là oan ức trong hoàn cảnh này cả. Không phải ngẫu nhiên mà cổ nhân cũng khuyên rằng oan ức không cần biện minh, vì càng biện minh thì nỗi hàm oan càng lớn.

Hầu hết chúng ta không hiểu cốt lõi vấn đề nên không chấp nhận việc im lặng trước oan ức của mình. Sự thật là càng tìm cách vùng vẫy thì nỗi hàm oan dường như càng tăng trưởng, càng bị siết chặt với nó, càng cố công càng vô ích.

Có thể khẳng định rằng nỗi oan ức thật sự do chúng ta tạo nên cho chính mình. Đức Phật đã chỉ thẳng rằng tất cả mọi việc do chúng ta tự tạo ra, tự làm, tự chịu.
 
Chúng ta thấy trên mặt hiện tượng nên mới cho rằng mình oan ức, không thể buông bỏ được hận thù, ngược lại Bồ tát hay thánh La hán có hàm oan cũng im lặng vì từ bên trong họ đã đủ khả năng giúp chúng ta tháo gỡ những oan ức, không cần đi giải thích với bất cứ ai.
 
Nếu nói tới chuyện nhỏ hơn "bị oan" là những việc như không được danh hiệu mong muốn, không được đánh giá cao hay xứng đáng với công sức mình bỏ ra... cũng mang ý nghĩa tương tự. Khi một người không được nhận giải thưởng mà họ kỳ vọng hoặc không được nhận số tiền tương ứng với những gì họ bỏ ra liền nảy sinh lòng oán thù. Thế nhưng họ không nhận ra cốt lõi vấn đề là họ đang đánh giá chủ quan mà thôi. Cái kết quả mà họ nhận không chỉ đánh giá trên năng lực, nó còn là từ Nhân mà họ tạo ra từ trước, nay nhận Quả tương ứng mà thôi.

Khi hiểu được điều này, chúng ta sẽ tháo gỡ được mọi chướng ngại trong tâm, xem bất cứ điều bất như ý nào xảy ra với cuộc sống của mình cũng là chuyện hết sức bình thường.

2. Không ít người bị oan vẫn đón nhận như là lẽ thường


2.1 Phật bị vu khống tội tà dâm và giết người

 
Chuyện kể lại rằng giai đoạn Phật Pháp được tin yêu, kính ngưỡng mọi nơi nên các giáo phái ngoại đạo tìm cách để hạ bệ Đức Phật bằng mọi cách. Có lần chúng giao nhiệm vụ này cho nữ du sĩ xinh đẹp tên là Tôn Đà Lỵ.
 
Mỗi buổi chiều, cô trang điểm xinh đẹp, nói cho mọi người biết mình đang đi tới chỗ Đức Phật và cho biết mình thường lui tới đó và suốt đêm ở lại một mình trong hương thất.
 
Thực ra là cô đến một tu viện ngoại đạo và ở lại đợi cho tới hôm sau, cô lại ngược đường trở về thành. Hễ ai hỏi, cô lại trả lời mình qua đêm một mình trong hương thất của Đức Thế Tôn giờ mới về.
 
Khi cảm thấy nhiều người trong thành biết hành trình của Tôn Đà Lỵ, nhóm người ngoại đạo dùng tiền để thuê một số tên du đãng để giết cô, ném thi hài cô ta nơi đống rác gần hương thất của Cồ Đàm vu oan cho Ngài.
  
Sự việc được tâu lên vua và vua hay tin cô ta thường hay lưu tới tinh xá Kỳ Viên, tìm đến nơi phát hiện ra xác cả Tôn Đà Lỵ ở đống rác. Vua ra lệnh loan báo cho dân chúng biết và tiếng xấu lan xa, mọi người chỉ trích Đức Phật cùng các đệ tử của Ngài. 
 
Trong lúc này, chuyện tới tai Đức Phật nhưng ngày vẫn điềm tĩnh, xem như không có chuyện gì xảy ra. Phật bị vu khống tội tà dâm và giết người nhưng vẫn bình thản vô cùng cũng không một lời giải thích, biện minh.
 
Sau này, nhà vua cho đòi các ngoại đạo đến thừa nhận đã giết Tôn Đà Lỵ vì muốn hạ nhục Sa-môn Cồ-đàm. Sa-môn và đệ tử không có lỗi gì.

2.2 Chuyện 3 người bệnh nhân tâm thần


Một tài xế vô tình để 3 bệnh nhân tâm thần chạy thoát nên ông tìm 3 người cho đi nhờ rồi chở họ tới bệnh viện để thế chỗ 3 người cũ. Vậy mà 1 tháng sau, cả 3 người đều thoát được.

Khi phóng viên hỏi lý do họ thoát được, người thứ nhất nói, mình nói với họ trái đất hình cầu và quay xung quanh mặt trời, cuối cùng bị họ tiêm một mũi. Người thứ hai bảo với họ mình là nhà xã hội học và kể về những chuyện chính sự trên thế giới, cuối cùng bị họ tiêm một mũi.
 
Cuối cùng, người thứ ba cho biết ông giữ im lặng, khi họ làm gì cũng cảm ơn. Một tháng sau, ông được thả, ông cũng cứu thoát được hai người kia sau khi nói với mọi người ở bệnh viện rằng cả 3 người bị bắt vào đây.
 

3. Bảo vật Phật cho khi bị hàm oan


3.1. Bảo vật thứ nhất 


Sử dụng đôi mắt để ngắm nhìn thế giới xung quanh 


Phật dạy: "Dù oan ức đến đâu cũng hãy cho phép bản thân được cảm nhận, hãy mở rộng đôi mắt và ngắm nhìn xung quanh, thu nhận những cảm xúc tích cực mới có thể chữa lành những thương tổn".

Thực ra khi bị oan là lúc ta cảm nhận rõ nhất đau thương của những người đã từng rơi vào hoàn cảnh tương tự, từ đó ta sẽ tránh được việc bản thân nhận định chủ quan về người khác trong cuộc sống của mình.

Dù bạn là ai cũng phải quý trọng cuộc sống của mình, quý trọng người khác như chính bản thân mình. Hơn ai hết bạn cần cảm nhận được sự vô thường của cuộc sống, không có gì là không thể xảy ra để ung dung đón nhận khi bất cứ chuyện gì đến với mình. 


3.2 Bảo vật thứ hai 


Sử dụng trái tim để tha thứ cho người khác  


Rơi vào hoàn cảnh bị oan mà không thể giải thích, chúng ta có cảm giác bản thân mình bị bóp nghẹt, không lối thoát. Thế nhưng càng cố vùng vẫy, càng đau khổ. Thậm chí, lòng oán hận còn khiến chính bản thân ta mắc kẹt trong cái vòng xoáy "oan oan tương báo biết bao giờ mới dứt", để rồi tự hủy hoại cả cuộc đời mình.

Thế nên, ta chỉ còn cách tha thứ cho họ để bản thân mình được bình yên. Biết tha thứ cho người khác, đồng nghĩa bạn đã giải thoát được cho bản thân, ngẩng cao đầu tiến về phía trước. 
  

3.3 Bảo vật thứ ba 


Sử dụng thời gian để làm tốt việc của mình 


Dù có oan ức đến thế nào thì không có nghĩa là mình hết cơ hội, trừ khi bạn tự cho mình quyền dứt đoạn mọi vận may của mình.

Thay vì ngồi đó tức giận, ta hãy mạnh mẽ đứng lên, làm những việc mình muốn làm, đến những nơi mình muốn đến, theo đuổi đam mê của mình đến cùng.
 
Chỉ có ta mới có thể yêu thương bản thân mình, đừng mong chờ điều đó từ người khác. Dù có mệt nhọc đến mấy cũng phải để tâm chăm sóc bản thân. Mà phương thức chăm sóc bản thân cơ bản nhất, chính là nuôi dưỡng những thói quen tốt.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: