(Lichngaytot.com) Về đất Bắc Ninh, có lẽ không ai không biết đến miếu Hai bà cô - ngôi miếu nhỏ thờ 2 thanh nữ trung trinh tiết liệt có tiếng linh thiêng với nhiều câu chuyện kỳ lạ phía sau đó...
Nguồn gốc ngôi miếu thiêng hàng trăm năm tuổi
Chúng tôi đi về xã Hương Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh để thăm ngôi miếu thiêng có tiếng với lịch sử hàng trăm năm tuổi của dòng họ Đàm Thận. Nơi đây không giống như những thôn quê khác với nhà cửa san sát, không gian chật chội, chẳng được thông thoáng cho lắm.
Đi hết con đường bê tông chạy dọc làng, chúng tôi ngạc nhiên khi ngôi miếu kia lại nằm sâu trong 1 con ngõ và có sự yên tĩnh kỳ lạ khi được nhiều cây cối bao quanh, càng tô điểm thêm sự huyền bí và linh thiêng nơi đây.
Ngôi miếu này lúc nào cũng có người túc trực hương khói thường xuyên, người dân gọi đây là miếu Hai bà cô. Đọc thêm Giấc mơ về đền miếu hoặc lăng mộ ám chỉ điều gì ?
Theo lời ông thủ từ Đàm Thận Lập, cũng là con cháu trong họ Đàm Thận – dòng họ có truyền thống khoa bảng có tiếng đất Bắc Ninh thì miếu thờ 2 người con gái của Tiết Nghĩa Đại Vương Đàm Thận Huy.
Hai bà ra đi lúc đương còn xuân sắc, vì nước mà hy sinh thân mình nên được người dân tiếc thương mà lập miếu.
Hai bà ra đi lúc đương còn xuân sắc, vì nước mà hy sinh thân mình nên được người dân tiếc thương mà lập miếu.
Cha của 2 bà, Tiết Nghĩa Đại Vương Đàm Thận Huy là người xuất thân khoa cử. Theo lời người xưa kể lại thì vào năm 1490, thời vua Lê Thánh Tông, ông Đàm Thận Huy khi ấy mới tròn 28 tuổi đã thi đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ. Ngày vinh quy bái tổ, ông cùng đi với tiến sĩ Nghiêm Ích Khiêm là người thôn Quan Độ (Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh).
Trên đường đi, 2 ông chuyện trò, bàn đủ chuyện chính sự rồi lại hỏi thăm về chuyện riêng. Ông Khiêm được biết ông Huy vẫn còn chưa nên duyên cùng ai mới mở lời mai mối em gái mình cho ông Huy. Thế là mối nhân duyên giữa chàng tiến sĩ trẻ Đàm Thận Huy với em gái tiến sĩ Nghiêm Ích Khiêm – bà Nghiêm Thị đã thành.
Hai người sống với nhau hạnh phúc, tương kính như tân, sinh được 2 người con gái xinh đẹp có tiếng trong vùng là Dung Hoa và Quế Hoa.
Tiết Nghĩa Đại Vương khởi binh đánh giặc |
Hai nhà Lê – Mạc giao tranh, Tiết Nghĩa Đại Vương giương cao ngọn cờ phù Lê, đứng lên chiêu mộ binh tướng để giữ nước. Hai người con gái của Đại Vương khi đó còn đương tuổi thanh nữ cũng theo chân cha mẹ lên đường đánh giặc.
Hai cô tài sắc vẹn toàn, giúp Đại Vương quán xuyến nhiều chuyện, nào là sắm sửa vũ khí, chuẩn bị quân lương, thậm chí còn giúp cha trong việc chiêu mộ binh tướng giỏi nữa. Ai nấy đều cảm phục 2 cô gái tuổi đời còn trẻ nhưng ý chí yêu nước cao ngất trời ấy.
Nhưng cuối cùng cuộc chiến đi vào hồi kết với phần thua thuộc về Tiết Nghĩa Đại Vương. Không muốn rơi vào tay giặc, 2 vợ chồng Đại Vương đã tự vẫn để tận trung với nước và giữ trọn đạo bề tôi.
Hai cô theo cha đi đánh giặc |
Hai cô khi ấy sức cùng lực kiệt, không còn đường lui, cũng gieo mình tuẫn tiết theo cha mẹ ở gần cầu Khoai, nay thuộc xã Tam Hiệp, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Dân chúng nơi đây cảm phục tấm lòng trung trinh tiết liệt của 2 cô đã an táng và lập đền thờ, nay là Đền Cô, được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Lại nói về ngôi miếu ở Bắc Ninh, theo lời các cụ cao niên trong họ thì ngày ấy, khi dòng họ Đàm Thận nhận được hung tin, biết chuyện chẳng lành xảy ra với gia đình Tiết Nghĩa Đại Vương Đàm Thận Huy đã bàn bạc và thống nhất lập miếu thờ cụ cùng 2 cô con gái để tưởng nhớ công ơn giữ nước và sự trung hiếu, tiết nghĩa hiếm có đó.
Ngôi miếu đã tồn tại ở Bắc Ninh hàng trăm năm nay, luôn có người trông coi, thờ phụng. Cho đến bây giờ, trong ngôi miếu này vẫn còn 1 bát hương cổ với niên đại hàng mấy trăm năm. Xem thêm Chuyện lạ tâm linh: Ngôi chùa có tượng Phật phát quang linh thiêng huyền bí
Qua miếu không vái lạy, gặp đủ chuyện chết chóc tai ương
Nhắc đến chuyện tâm linh này, theo lời ông thủ từ, ngôi miếu nổi tiếng không chỉ vì lịch sử hàng mấy trăm năm mà còn vì sự linh thiêng của nó. Xưa kia, ngôi miếu Hai bà cô được đắp bằng đất, hướng Tây Bắc nhìn về con đường liên xã. Phía đầu đường có đặt bia Hạ Mã bằng đá.
đến gần bia Hạ mã phải xuống xe xuống ngựa chắp tay vái lạy |
Ngôi miếu này ngày xưa không lớn lắm, lại nằm ở rìa làng, lâu ngày dù người trong họ cắt cử nhau ra hương khói nhưng do ở nơi hoang vắng nên cỏ mọc um tùm xung quanh, không phải ai cũng biết có ngôi miếu nhỏ nằm nơi ấy.
Ngày đó, con đường liên xã hiếm người qua lại, ngôi miếu nằm khuất nên chẳng ai để ý đến bia đá Hạ Mã chỉ dẫn người qua đường phải xuống ngựa, xuống xe hành lễ. Vì lẽ đó mà không ít người gặp họa, nhẹ thì bị tai nạn, bệnh tật, nặng thì có thể chết bất đắc kỳ tử. Đọc ngay Phân biệt Chùa, Đình, Đền, Miếu để hành lễ đúng cách tăng phước báo
Chuyện tai ương xảy ra càng ngày càng nhiều, các cụ trong làng thấy không ổn nên phải cắt cử người làng ra đứng chặn ở đầu đường, hễ ai đi qua thì nhắc nhở tới bia Hạ mã phải xuống ngựa xuống xe mà hướng về phía ngôi miếu thiêng hành lễ kẻo mang họa vào thân.
Song xét cho cùng thì đó không phải là kế sách lâu dài, bởi ai cũng có việc của mình, đâu thể cứ mãi cắt cử người làng ra làm việc không công được, hơn nữa có những lúc như đêm hôm khuya khoắt không có người đứng ra chỉ dẫn thì không đành. Cuối cùng, các cụ trong họ quyết định họp bàn với nhau xoay hướng ngôi miếu.
Quyết định xoay hướng miếu để tránh tai ương
Miếu Hai bà cô được lập ra vốn để thờ bà, mong 2 bà phù hộ cho dân làng được bình an, ăn nên làm ra. Ấy thế mà cuối cùng vì ngôi miếu thiêng mà không ít người đi qua vì “vô phép” không vái lạy mà gặp chuyện không hay.
Điều này khẳng định sự linh thiêng của 2 bà khi qua đời lúc còn là thanh nữ, song không thể để sự tình cứ thế mà diễn ra, vừa có hại cho dân chúng mà cũng là bất kính với 2 bà khi biết ngôi miếu bị khuất lấp khỏi tầm nhìn của mọi người mà cứ mặc nhiên để vậy.
Các cụ cao niên trong dòng họ và trong làng sau khi họp bàn đã quyết định xoay hướng miếu. Song bởi ngôi miếu vốn rất linh thiêng, tự ý xoay hướng ngôi miếu biết đâu lại gây sự chẳng lành, chẳng những ảnh hưởng đến đời này mà còn có thể gây hại đến cả đời sau nữa nên các cụ bàn nhau làm lễ xin Hai bà.
Sau khi được Hai bà chấp thuận, ngôi miếu được xoay về hướng Tây Nam. Từ đó đến nay, tính tới ông Lập đã là 7 đời, ngôi miếu được xây dựng khang trang, to đẹp hơn, không còn là ngôi miếu nhỏ nằm giữa mảnh đất hoang vu nơi rìa làng ngày nào nữa.
Tai họa xảy ra, 6 người chết liên tiếp sau ngày xoay hướng miếu
ông thủ từ Đàm Thận Lập |
Tuy nhiên, không phải không có bất cứ sóng gió nào xảy ra sau ngày xoay hướng ngôi miếu. Ông Lập kể lại chuyện được nghe các cụ trong họ kể lại từ khi ông còn bé. Theo đó, vì lo sợ xoay hướng miếu có thể gây họa cho người trong họ, ảnh hưởng đến sự hưng vong của gia tộc nên các cụ trong họ đã làm lễ xin Hai bà rất cẩn thận.
Sau khi miếu Hai bà cô được xoay sang hướng mới, không có sự lạ nào xảy ra. Mọi người còn mừng vì cuối cùng cũng đã giải quyết được mối lo trong lòng, ngôi miếu giờ được nhiều người biết đến hơn. Nhưng ngày vui không dài, chỉ 1 thời gian ngắn sau, những bi kịch liên tiếp xảy ra.
Một người tráng niên trong họ đột ngột qua đời, khi đó người ấy mới chỉ 30 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, trước giờ chẳng bệnh tật gì. Mọi người đau xót, cũng lấy làm lạ nhưng chỉ cho rằng người đó không may vắn số chứ chẳng hề liên tưởng gì đến chuyện xoay hướng ngôi miếu thiêng.
Nhưng không lâu sau đó, cứ lần lượt hết người này tới người khác trong họ nằm xuống, toàn thanh niên trai tráng chưa ai quá tuổi 40. Tới khi người thứ 6 được đưa ra đồng thì các cụ trong họ bắt đầu lo lắng và họp bàn, vì e rằng đã có chuyện gì đó chẳng lành xảy ra với họ nhà mình.
Có người cho rằng, có thể trong khi chuyển hướng cho ngôi miếu đã có điều gì phạm kỵ nên giờ con cháu trong họ mới phải chịu tội mất mạng. Cả họ hoang mang lo sợ, không biết ai sẽ là người tiếp theo đến lượt.
Các cụ trong họ tức tốc họp bàn rồi cử người đi mời thầy giỏi, lại lên chùa vời các vị cao tăng xem giúp. Cuối cùng, có người mách rằng bây giờ muốn thoát nạn thì cả dòng họ phải lập đàn cầu siêu mời 8 vị sư thầy về ngày đêm tụng kinh cầu phúc suốt 15 ngày để tỏ lòng thành tâm và xin Hai bà cô thứ lỗi cho mới được.
Nghe sao làm vậy, may thay sau buổi lễ cầu siêu thì mọi chuyện an ổn, người trong họ không còn ai chết trẻ kỳ lạ như trước nữa, dòng họ được phù hộ cho làm ăn khấm khá dần lên. Bạn có biết Đền ông Hoàng Bảy - ngôi đền SỐ MÁ nổi tiếng Lào Cai
Miếu Hai bà cô giờ không chỉ có người trong làng, trong họ đến thắp hương nữa mà còn có không ít người từ phương xa về xin Hai bà cho lộc, cầu tự cầu danh. Lời đồn đại về ngôi miếu thiêng thờ 2 thanh nữ trung trinh tiết liệt càng ngày càng được nhiều người biết đến.
Tin bài cùng chuyên mục: