Ma quỷ trong Phật giáo - u mê còn đáng sợ hơn quỷ dữ

Thứ Tư, 05/07/2017 11:38 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Ma quỷ trong Phật giáo là khái niệm rất khác so với quan điểm ma quỷ trong tâm linh dân gian. Vì thế, khi nhà Phật nhắc tới ma quỷ thì hãy hiểu sâu xa hơn, có tính triết lý hơn nhé.
 
Ma quỷ trong tâm linh là một dạng năng lượng kì bí, ma quỷ có thể là vong linh người chết chưa siêu thoát hoặc những năng lượng xấu xa tích tụ, thường xuyên quấy nhiễu khiến con người hoảng sợ. Ma quỷ tượng trưng cho cái xấu và cái ác, có thể làm hại hoặc ám ảnh linh hồn.
 
Ma quỷ trong Phật giáo cũng có một số nét tương đồng, là năng lượng xấu nhưng nhà Phật không cho rằng có ma thực sự mà đó là “quỷ sứ cám dỗ”. Ma quỷ không phải linh hồn mà nảy sinh trong chính mỗi con người, tượng trưng cho xu hướng tâm thần bấn loạn và sự lầm lẫn, u mê cản trở con đường tu tập của hành giả.

 
Trong kinh sách nhà Phật thường nhắc tới ma nữ - quấy nhiễu người tu hành bằng nhan sắc, ma chướng – quấy nhiễu người tu hành bằng dục vọng, ma tâm – tham, sân, si nổi lên trong chính mỗi tâm hồn. Người hướng Phật tin rằng có ma, thứ ma quỷ đưa lối dẫn đường lầm lạc, làm lung lay ý chí tu dưỡng.

Một số kinh Phật điểm danh các loại ma mà con người cần tránh.
 

1. Thừa Kinh điển

 
Trong Thừa Kinh điển có ghi, ma được thành 4 loại: ma cấu hợp, ma dục vọng, ma thần chết và ma con trời.
 
Ma cấu hợp hay còn gọi uẩn ma là những nỗi đau khổ và cái chết mà con người phải gánh chịu trong vòng quay luân hồi của tạo hóa. Bất cứ ai cũng không thể thoát khỏi con ma này, từ khi sinh ra đã định sẵn “đời là bể khổ”.
 
Ma dục vọng gồm những ham muốn, thèm khát khiến con người đi vào đường sai lầm, phạm phải những hành vi xấu, ác gây ra nghiệp báo, đau khổ. Đây là ma phiền não, lúc nào cũng làm cuộc sống khó khăn và bế tắc.
 
Ma thần chết là sự hủy hoại, là kết quả của mọi mọi sự vật hiện tượng trên đời, có sinh có tử, quy luật vô thường, không ai, không sự vật hiện tượng nào có thể thoát khỏi.
 
Ma con trời là những thứ làm tâm trí ta xao nhãng, phân tâm, sinh ảo giác mà lơ là tu dưỡng, làm ta bấn loạn, không thấy ánh sáng của Phật pháp. Trên con đường tu đạo, bất cứ ai cũng có lúc cảm thấy hoang mang, đó là khi ma con trời hoành hành, phải vượt qua được mới thực sự đi vào cõi tu.

2. Kim Cương thừa

 
Theo Kim Cương thừa, cũng có 4 loại ma nhưng bao gồm ma xiềng xích, ma thả lỏng, ma khánh hỷ và ma kiêu căng.
 
Ma xiềng xích hung tợn và lộ liễu, bám víu vào linh hồn khiến con người ghét bỏ, bị trói buộc như tiền bạc, tình cảm, danh vọng, danh tiếng, địa vị,… Đây là con ma phiền não, lúc nào cũng quẩn quanh bên trong con người.
 
Ma thả lỏng là dục vọng để con người buông thả, tự cho phép bản thân càn quấy. Đây là tâm ma, có tâm ma sẽ sinh hành động sai trái, không có phép tắc khuôn khổ, dễ tha thứ cho lỗi lầm của chính mình.
 
Ma khánh hỷ là con ma đội lốt hân hoan vui sướng, thỏa mãn và biết hài lòng, dễ nghe lời người khác xúi dục sa đà vào hưởng lạc, quên mất con đường tu dưỡng chân chính.
 
Ma kiêu căng là con ma ngạo mạn, đố kị, tự mãn, đó là “cái tôi” lớn nhất trong lòng mỗi người, cái tôi dần lớn, ma kiêu căng dần xâm chiếm, không nhìn nhận thấy đúng sai.

3. Kinh Hoa Nghiêm


 
Kinh Nghiêm Hoa liệt lê 10 loại ma quỷ trong Phật giáo, có nhiều loại đã được liệt kê ở trên:
 
- Uẩn ma – ma cấu hợp 
 
- Ma phiền não – ma xiềng xích
 
- Nghiệp ma: nghiệp ác cảm trở việc tu tập, nghiệp này do chính những sai lầm trong quá khứ tích tụ thành, phải vượt qua thì mới hóa giải được nghiệp ác, gieo trồng thiện hạnh.
 
- Tâm ma  - ma thả lỏng
 
- Tử ma – ma thần chết
 
- Thiên ma – ma con trời
 
- Thiện căn ma – ma khánh hỷ
 
- Tam muội ma – ma kiêu căng
 
- Thiện trí thứ ma: người thông hiểu đạo lý, có tri thức, có trí tuệ nhưng ích kỉ, giữ riêng cho mình, không chia sẻ với những người khác chính là vì thiện trí ma quấn quanh. Ma này làm con người trở nên tối tăm, tù túng, cô độc, giết chết tâm thiện và sự cởi mở.
 
- Bồ đề pháp trí ma: những người tuy có trí tuệ, thấy đường sáng nhưng không theo chính đạo, tự mình mù mắt, từ bỏ tu dưỡng.
 
Như vậy, ma quỷ trong Phật giáo chính là một loại tinh thần sai lệch, trong người có ma tức là tâm ý không đúng đường. Muốn loại bỏ ma, không cần làm phép, chỉ cần bồi dưỡng trí tuệ, đạo hạnh, chăm chỉ tu dưỡng và tu hành, ma nào cũng tự động biến mất.