(Lichngaytot.com) Dù ta là ai: là người hay cây cỏ, loài vật,... thì vẫn không thể nào tránh được khỏi bánh xe Luân hồi giống như cách người ta vẫn nói: Điều gì đến rồi sẽ đến.
1. Luân hồi là gì?
Luân hồi, tiếng Phạn là samsàra, có nghĩa là sự chuyển sinh, sự chuyển tiếp, sự diễn tiến liên tục của những kiếp sống; và sự chuyển sinh liên tục đó, thường được biểu thị bằng bánh xe (cakka) và được gọi là bánh xe luân hồi (samsaracakka).
Trên vòng tròn ấy, không có điểm khởi đầu cũng không có điểm kết thúc, và bánh xe ấy cứ quay mãi trong vòng trầm luân của sanh tử khổ đau cho đến khi nào con người tu tập và đạt đến sự giải thoát tối thượng.
Hiểu về luân hồi không để đi tìm quá khứ mà để tìm ra lẽ thật của kiếp ngườiChết rồi sẽ đi đâu về đâu? Tại sao sinh, rồi tái sinh? Có cõi âm hay không?... những câu hỏi đó chỉ được trả lời khi đã hiểu về luân hồi của cuộc sống này.
2. Vì sao con người phải luân hồi
Để trả nghiệp
Mỗi lần đầu thai chính là hoàn trả "món nợ" bao gồm suy nghĩ, lời nói, hành động mà chúng ta đã gây ra từ muôn kiếp trước, đó như là món nợ có vay có trả trong cuộc đời này.
Đó có thể là điều tốt, cũng có thể là điều xấu. Làm việc tốt được gọi là “Thiện nghiệp”, việc làm xấu được gọi là “Ác nghiệp”.
Con người trải qua nhiều kiếp luân hồi, đã làm biết bao việc tốt và việc xấu. Mỗi lần luân hồi chuyển kiếp là để cân bằng giữa đức và nghiệp, ai cũng đều phải chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm.
Tu luyện để trở thành thần
Có quan niệm cho rằng chúng ta đang mượn hình hài con người để học tập những gì mình còn đang thiếu sót, con người sinh ra chính là để tu luyện, để nâng cao tầng thứ của nguyên thần, để sau nhiều đời, nhiều kiếp tu luyện ta lại được trở về cõi trời.
Con người chính là các vị thần ở trên trời bị giáng hạ xuống trần thế,để học lại những gì họ đã quên trong vai trò một vị thần quá lâu.
Vì sao con người phải luân hồi? Phải chăng chính là món quà cuộc sống?Chỉ khi tìm hiểu vì sao con người phải luân hồi chúng ta mới hiểu rằng là người cũng là một điều tuyệt vời trên hành trình khám phá cuộc sống của mỗi cá nhân,
3. Mỗi lần luân hồi ký ức có hoàn toàn biến mất?
Chính Đức Phật Thích Ca khi đang trên đường tìm đạo cũng không hề biết tiền kiếp của mình, mãi đến khi chứng ngộ đạo pháp mới thấy rõ được mình từng là ai trong muôn vàn kiếp trước, thấy được cả những gì mình làm được và chưa làm được, thậm chí là cả những sai sót xưa kia.
Như vậy, chỉ những bậc đại tu siêu phàm mới có khả năng nhớ lại tiền kiếp, còn loài người hầu như tất cả đều chìm đắm trong tăm tối mê mờ. Nhưng họ cũng chỉ là trường hợp cá biệt chứ không phải số đông.
Điều này xảy ra cũng tuân theo quy luật tự nhiên của cuộc sống với mục tiêu mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn cho loài người. Thực tế là mọi thứ sẽ dễ bị xáo trộn khi con người biết được rõ ràng mỗi kiếp của mình.
Nếu giả dụ rằng có sự tái sinh thì nhớ lại kiếp trước sẽ gây được biết bao điều phiền toái trở ngại khi họ tìm đến những gì liên quan đến bản thân họ ở quá khứ hơn là hiện tại. Trong khi đó người thân ở hiện tại vẫn xem họ là con cháu, là công sức họ dứt ruột đẻ ra và chăm bẵm...
4. Sự vận hành của luân hồi
Luân hồi tồn tại và vận hành độc lập, không phụ thuộc vào bất cứ niềm tin tôn giáo nào.
Các nền tín ngưỡng và tôn giáo trên thế giới đều có những quan niệm khác nhau về luân hồi. Các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Do Thái giáo và cả những người theo thuyết thần trí học đều đề cập đến vấn đề này.
Thuyết luân hồi bao hàm ý nghĩa rằng sau khi chết thì linh hồn của loài người cũng như loài vật và ngay cả loài cây cỏ cũng sẽ chuyển sinh từ cơ thể này qua cơ thể khác tùy theo những gì đã gây ra lúc còn sống.
Dù khái niệm này có liên quan tới nhiều tín ngưỡng, không có nghĩa một người tin vào luân hồi là người có tôn giáo hay ngược lại, người có tôn giáo chắc chắn tin rằng luân hồi là có thực.
Nhiều người nghĩ kiếp luân hồi là chuyện cao siêu trong Phật Pháp tuy nhiên hiểu về luân hồi sẽ nhận ra đây được coi là vòng xoay trong muôn loài dù được thừa nhận hay không thì luân hồi vẫn là sự thật hiển nhiên có thực trong cuộc sống. Riêng đối với Phật giáo thì luân hồi không phải là một giáo lý đặc thù, cũng không phải là một vấn đề triết học cơ bản nhưng nó là một sự thật hiển nhiên đối với những con người còn bị trầm luân trong sinh tử khổ đau.
5. 6 cõi luân hồi
Cửa đầu thai của chúng ta càng không phải do một vị thần minh nào làm chủ tể quyết định. Theo quan điểm Phật giáo thì tùy vào nghiệp, nhân quả của mỗi người mà họ sẽ đầu thai vào 1 trong 6 cõi luân hồi.
Sở dĩ gọi là
6 cõi của Phật giáo, tức là chỉ 6 hình thức đầu thai của sinh mệnh trong thế giới phàm tục, được phân biệt qua các cõi Trời – Atula – Người – Súc Sinh – Quỷ đói và Địa ngục.
1. Cõi Trời (Chư Thiên):
Chư Thiên vui hưởng sức khoẻ, tiện nghi, của cải và hạnh phúc toàn hảo suốt cuộc đời họ.
Cõi Trời phân ra Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Trong cõi Dục giới phúc báo của chúng sinh rất lớn, thọ mệnh lâu dài không phải chịu những nỗi khổ Sinh – Lão – Bệnh – Tử như con người.
Chúng sinh trong cõi Dục giới, từng đôi nam nữ đầu thai vào trong nhụy hoa, khi hoa nở chính là hình thức hóa sinh của họ. Ở cõi này không tính thời gian theo sự chuyển động của mặt trời, mặt trăng mà lấy mỗi lần hoa nở hoa khép là 1 ngày.
2. Nỗi khổ cõi Atula:
Atula còn được gọi là Phi thiên, có phúc báo lớn cách không xa với chúng sinh cõi trời.
Chúng sinh ở cõi này vì thiện nghiệp trong quá khứ lớn, Cõi Atula phúc báo không bằng cõi trời. Nỗi khổ của các cõi khác nhau và trong cõi A Tu La này, cùng những cuộc chiến đấu và gây hấn thường xuyên, họ cũng không thoát khỏi đau khổ vì lòng ganh tị của họ với chúng sinh cõi Trời.
3. Nỗi khổ của con người:
Cõi người, tức là con người ở thế gian, tuy không có phúc báo thù thắng như người Trời, cuộc đời có khổ có sướng nhưng có cơ duyên được nghe Phật giảng kinh thuyết pháp và tu hành Phật pháp đạt đến cảnh giới giác ngộ, siêu vượt khỏi luân hồi.
Không có Thiện nghiệp khiến cho chúng sinh bị đạo vào 3 cõi Ác mà quả báo của thiện nghiệp thì được thác sinh vào 3 cõi Thiện. Trong 3 cõi Thiện, phúc báo của chúng sinh ở cõi Trời rất lớn, tiếp theo là cõi Atula, thứ ba là cõi người nhưng chỉ có cõi người mới là nơi thích hợp để tu trì Phật pháp.
Địa ngục - Súc Sinh - Quỷ đói thống khổ triển miên trong những hình phạt tàn khốc như bị thiêu đốt, lột da, đói rét và ngu si cho nên thiếu cơ duyên tu hành hoặc không nghĩ đến việc tu hành.
6. Duyên vợ chồng là luân hồi
Người với nhau đều có duyên phận, có những người mới gặp ta đã quý mến nhưng có những người khiến ta chỉ muốn cáu bẳn, quát mắng họ mà thôi.
Trong kiếp luân hồi liên kết với nhau như chiếc lò xo không có hồi kết, trong đó có những điều từ quá khứ tái diễn lại ở hiện tại thì bao gồm cả nhân duyên vợ chồng. Các quy luật này đã hình thành từ rất lâu, để duy trì sự cân bằng cho vũ trụ này. Cùng với đó, bất kỳ hành động này tại thời điểm hiện tại cũng sẽ tạo ra kết quả tương đương phải trả trong tương lai.
Do đó, đã nên duyên vợ chồng cần phải quý trọng nhau mà chung sống, vì khoản nợ này vẫn còn cơ hội để thay đổi. Không được oán giận người kia, không được oán thán trời đất. Hai bên chỉ cần thay đổi suy nghĩ, dùng thái độ cam tâm tình nguyện mà đối đãi với người kia, như vậy khoản nợ này sẽ nhanh chóng được trả hết.
7. Chuyện tâm linh về luân hồi có thật
Ca sĩ Madona sinh ra Michigan, Mỹ lại cảm thấy bản thân mình có một mối liên quan đặc biệt nào đó với triều đại nhà Thanh, Trung Quốc. Khi tới Trung Quốc,bà xác nhận mình nhớ lại khung cảnh lần đầu tiên bà tham quan Cố Cung tại Bắc Kinh và cảm thấy từng ngõ hẻm xa xôi trong Cố Cung đều rất quen thuộc. Và bà quả quyết rằng, đời trước bà từng là một tỳ nữ của hoàng đế cuối cùng triều Thanh.
Napoleon nổi tiếng vì đã chinh phục châu Âu vào đầu thế kỷ 19. Ông cho rằng ông chính là kiếp sống trước của Cựu hoàng đế La Mã - Charlemagne.
Ông có niềm tin mãnh liệt rằng bản thân đã được ban cho sứ mệnh cai trị đế chế La Mã, và ông đã lấy con đại bàng La Mã làm biểu tượng cho mình. Được biết, trước buổi lễ đăng quang Hoàng đế, Napoleon đã dành thời gian trầm tư trước mộ của Charlemagne tại Aix-la-Chapelle.
Diễn viên Sylvester Stallone không ngần ngại tiết lộ rằng mình trải qua ít nhất 4 lần kiếp sống trước, có lần ông đã trải qua bị chém đầu trong cuộc cách mạng Pháp.
Stallone cũng cho biết ông từng là một tay boxing bị chết bởi một cú đấm knockout. Kiếp trước vốn là tay đấm bốc cừ khôi nên điều này góp phần cho ông thành công trong vai diễn Rocky Balboa -một nhà vô địch đấm bốc trong bộ phim Rocky.
Nữ ca sĩ người Canada tên là Sherrie Lea Laird 43 tuổi chính kiếp sống mới của huyền thoại Marilyn Monroe trước đây. Thông qua thôi miên, Sherrie Lea Laird chẳng những có thể kể được chuẩn xác quá trình qua lại của Marilyn Monroe và tổng thống Kennedy, mà một số sự tình đời tư của Marilyn Monroe được tiết lộ khá cụ thể.
Mặc dù Sherrie được sinh ra sau khi Marilyn Monroe qua đời 11 tháng, cô giải thích mẹ mình sảy thai một lần trước khi sinh cô nhưng đều là cô.
Sherrie Lea Laird hiện là nữ ca sĩ chính của ban nhạc rock “Panda Pomerania” ở Canada nhưng từ năm 11, 12 tuổi, dù không biết Marilyn Monroe là ai nhưng bỗng nhiên có lúc cô ca bài hát trong phim “Gentlemen Prefer Blondes”. Cô bé cảm thấy có cảm giác quen thuộc khi dì cô cho biết đó là một bộ phim gắn liền với tên tuổi của Marilyn Monroe.
Chuyện tâm linh về luân hồi chuyển kiếp: Oái oăm tình cũ đầu thai làm con traiHàng ngày có khá nhiều chuyện tâm linh về luân hồi nhưng để giải thích cho chuyện này chưa bao giờ là dễ dàng, không những thế nó còn khiến cho mọi người cảm