- 1. Bát chánh đạo mang lại lợi ích cho muôn loài
- 1.1 Tự cải thiện bản thân
- 1.2 Cải thiện được hoàn cảnh
- 1.3 Làm căn bản cho chánh giác
- 2. Lợi ích cụ thể khi thực hành Bát chánh đạo
- 2.1 Tránh xa tà kiến, ngoại đạo
- 2.2 Tránh được lỗi lầm đen tối
- 2.3 Mang lợi ích cho mọi người
- 2.4 Tránh làm tổn hại tới người hay vật
- 2.5 Gắn kết yêu thương với mọi người, mọi loài
- 2.6 Có được thành quả như mong đợi
- 2.7 Bớt muộn phiền tâm trí
- 2.8 Phát triển trí tuệ đúng hướng có cơ hội thành Phật
Bát chánh đạo được xem là 8 con đường cao quý, là một trong những nền tảng có thể gói gọn được toàn bộ lời dạy của Đức Phật. Bát chánh đạo cũng chính là con đường chân chính để người tu hành, chúng sanh có thể hướng đến đời sống cao thượng, hạnh phúc.
1. Bát chánh đạo mang lại lợi ích cho muôn loài
Phật giáo không khuyến khích niềm tin mù quáng, chính Đức Phật khuyên rằng không ai vội tin những gì Ngài nói mà họ hãy cứ tự đi tìm câu trả lời cho bản thân mình, chính điều này mới thúc đẩy việc nghiên cứu và tiến trình khám phá tự thân.
Theo đó, Bát chánh đạo không phải là những qui tắc đạo đức, độc đoán hay các mệnh lệnh từ trên ban xuống; nó có nghĩa như là một sự hướng dẫn, để chúng ta có thể chiêm nghiệm, và được ứng dụng vào cuộc sống của ta.
1.1 Tự cải thiện bản thân
Một cá nhân chuyên tu Bát chánh đạo sẽ bắt đầu quan sát thân, khẩu, ý của mình mỗi ngày để có thể bắt đầu cải thiện được hành vi bất chính từng chút một. Qua đó họ cũng tạo cho bản thân một đời sống chân chánh ích lợi và thiện mỹ.
1.2 Cải thiện được hoàn cảnh
Đúng là chúng ta không thể chọn được nơi mình sinh ra nhưng nó cũng là do Nghiệp cũ của chúng ta hình thành. Tuy nhiên, ta có thể thay đổi tương lai của chính mình.
Chúng ta hiểu rằng xấu hay tốt cũng là do chính chúng ta tạo ra từ thân, khẩu, ý của mình mỗi ngày. Mọi thứ cũng chỉ là ảo ảnh - kết quả hình thành từ 3 nghiệp đó của chúng ta.
Thế nên dù đối diện với nỗi đau ta vẫn đón nhận, chấp nhận thay vì oán thán và từ từ có thể tự mình tìm cách chuyển hóa được nỗi đau. Không còn đổ lỗi do hoàn cảnh, ta hoàn toàn làm chủ vận mệnh của mình.
Hơn nữa, dựa vào những nội dung của Bát chánh đạo chúng ta hoàn toàn có thể tự kiến tạo nên cuộc sống cho mình.
1.3 Làm căn bản cho chánh giác
Bát chánh đạo là nền tảng căn bản đầu tiên cho sự giác ngộ chân chánh nghĩa là khi thực hành đúng 8 phương tiện này sẽ giúp mỗi người có đời sống an lạc, giải thoát bản thân và đạt tới sự giác ngộ.
Nhất là những bậc Thánh, Hiền khi chuyên cần thực hành 8 phương tiện này sẽ nhanh chóng đạt tới cõi Niết bàn, Phật quả.
Theo luật nhân quả của đạo Phật, sẽ tùy vào nghiệp mà mình đã làm khi sống mà khi chết được lên cõi Niết Bàn hay bị đầy xuống địa ngục.
2. Lợi ích của Bát chánh đạo khi áp dụng vào cuộc sống
2.1 Tránh xa tà kiến, ngoại đạo
Nhờ Chánh kiến chúng ta mới có kiến thức chân chánh không bị mê hoặc và lôi cuốn bởi ngoại đạo tà giáo.
Qua đó có thể tạo sự đoàn kết giữa mọi người với nhau, tạo một cuộc sống hòa hợp, trau dồi đức tính và tinh thần thanh tịnh và cùng nhau hướng về chân lý. Chân lý thì chỉ có một, nhưng chân lý có thể và phải được phản ánh dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo văn hóa, dân tộc của từng vùng.
Những hiểu biết cũ của chúng ta có thể đúng, có thể sai, nhưng khi biết được Bát chánh đạo chúng ta mới hiểu rõ được điều này hơn và nhờ đó mới có thái độ linh hoạt.
2.2 Tránh được lỗi lầm đen tối
Một trong những lợi ích của Bát chánh đạo đó là nhờ Chánh tư duy chúng ta có được suy nghĩ chơn chánh không bị sa vào lỗi lầm đen tối.
Nhờ có Chánh tư duy ta mới có thể thanh lọc tư tưởng, thanh lọc tâm một cách hiệu quả, từ đó mà tránh được lỗi lầm, từ từ tiếp nhận những tư duy mới đúng đắn hơn.
2.3 Kết nối lại mọi người
Nhờ Chánh ngữ chúng ta biết nói chân chánh lợi mình lợi người. Ví dụ như một đứa trẻ hư sẽ chẳng thể trở nên tốt đẹp lên nếu ta tiếp tục chê bai nó, thay vào đó những lời động viên, khích lệ tinh thần mới mang lại hiệu quả.
Cũng vậy, với vấn đề đạo đức đang băng hoại, xuống cấp trong xã hội hiện đại, con người cần thực tập chánh ngữ để thiết lập sự cảm thông, ý thức trong từng lời nói của mình, lúc nào cũng nói lời hay, lẽ thật mang tính chất xây dựng đoàn kết và thương yêu…
Với sự tất bật của xã hội hiện đại, con người sống hối hả, con người thường mệt mỏi, căng thẳng, nóng nảy, họ sẵn sàng nói những lời tổn thương người khác. Thậm chí ghen tức với thành công của người khác cũng đủ khiến họ tìm cách gieo tiếng xấu cho người, cảm thấy hả hê khi người ta bị hạ bệ.
Nhưng nhờ Bát chánh đạo, chúng ta biết nói những lời yêu thương nhau vì đã thực sự hiểu cho nỗi đau của người, biết rằng thành công của họ cũng chính là thành công của mình.
Hay đối với những người gần gũi như các thành viên trong gia đình lại càng dễ xảy ra những mâu thuẫn nhưng ta cần biết bao dung thì tháo bỏ mọi căng thẳng, ta biết hỏi những câu quan tâm thay vì chất vấn, mỉa mai.
2.4 Tránh làm tổn hại tới người hay vật
Áp dụng Chánh nghiệp để ý thức trong từng hành động của mình lúc nào cũng mang lại sự tốt đẹp cho mình, cho người…
Hành động chân chánh có ích cho mình và không làm thương tổn người khác.
2.5 Gắn kết yêu thương với mọi người, mọi loài
Xã hội càng phát triển, thế giới ngày càng hiện đại thì càng nhiều vấn đề trong xã hội nảy sinh, do đó những vấn đề nan giải xuất hiện ngày càng nhiều và hiện tượng khủng hoảng là điều tất yếu.
Chánh mạng giúp chúng ta theo đuổi sự nghiệp mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình, xã hội... có được đời sống chân chánh không bị khinh rẻ, chê bai, được mọi người mến mộ, kính trọng.
2.6 Có được thành quả như mong đợi
Chánh tinh tấn giúp chúng ta nỗ lực chăm chỉ đúng hướng nhờ đó mà có được kết quả như ý.
Trên cuộc đời này, không ít người chăm chỉ, nỗ lực không ngừng nghỉ nhưng lại không có được chút thành quả nào. Họ thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi chán nản vô cùng và có cảm giác mất phương hướng.
Thế nên chỉ khi có Chánh tinh tấn họ mới có thể đi đúng hướng, có khi chỉ cần nỗ lực 1/10 so với trước đây nhưng kết quả lại tăng lên gấp 10 lần.
2.7 Bớt muộn phiền tâm trí
Thông qua Chánh niệm chúng ta chỉ có chân chánh giải tỏa được sự nuối tiếc, muộn phiền ẩn sâu trong lòng.
Theo guồng quay cuộc sống, chúng ta tham vọng theo công việc, vật chất, danh vọng… để rồi chấp chặt, bám víu vào đó, chưa bao giờ có một chút thanh thản để quay về nội tâm, quán chiếu chính mình, thực hiện từng bước đi an lạc, từng hơi thở thảnh thơi.
Chánh niệm kết hợp cùng chánh tư duy, chánh định để có được những suy tư, nhớ nghĩ một cách đúng đắn chân chính, thân tâm được định tĩnh sáng suốt. Được như thế thì hiệu quả công việc sẽ tăng cao, thân tâm không còn dao động, lo âu, stress… như thế thì khủng hoảng về tư duy sẽ không còn tồn tại nữa.
2.8 Phát triển trí tuệ đúng hướng có cơ hội thành Phật
Thông qua Chánh định chúng ta biết cách Thiền định chơn chánh trí huệ phát triển và Phật quả viên thành.
Thực tập được điều này thì chiến tranh và xung đột sẽ không bao giờ phát sanh, đồng thời tâm ý cũng được định tĩnh và an lạc, đó cũng chính là hạnh phúc tối thượng mà đức Phật thường dạy trong các kinh điển: “Không có hạnh phúc nào có thể sánh với sự an bình của tâm trí.”
Trong kinh Tương Ưng V có nói “Khổ diệt đạo thánh đế chính là bát chánh đạo, tức chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định”. Bát chánh đạo là tám chi nhánh cần và đủ để hành giả từ đó đi trên con đường đưa đến giải thoát khổ đau, hay bát chánh đạo là con thuyền để nhờ vào đó mà hành giải vượt qua khỏi bờ bên này tức là bờ đau khổ sang bờ bên kia tức bờ giác ngộ giải thoát.
Bát chánh đạo không những là một pháp môn căn bản và hữu hiệu nhất để hướng về an lạc, đạt được Niết Bàn cao cả, mà còn là một phương pháp hữu hiệu nhất để ứng dụng vào cuộc sống mới, xây dựng cuộc đời, giải quyết những vấn đề mới, giải quyết những khủng hoảng đang hiện diện gây khó khăn cho nhân loại, mang lại một cuộc sống thật sự hạnh phúc và an lạc đích thực cho cả thế giới này.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: