Lời khuyên của Đức Phật giúp chúng ta có thể áp dụng để tiêu trừ bệnh tật

Thứ Bảy, 02/05/2020 11:34 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Những lời khuyên của Đức Phật cho người nhiều bệnh tật trong câu chuyện sau đây mang lại không ít giá trị nhân văn cho chúng ta trong bất cứ thời đại nào.

Lời Đức Phật giúp phòng bệnh


Thời Đức Phật còn tại thế, khi Ngài đang ngồi giảng cho các môn đồ thì bỗng có một người trông rất sang trọng bước vào. Ông xin lỗi vì không  hành lễ được như mọi người vì cơ thể đang nhiều bệnh tật và vô cùng đau đớn, đi tới đây cũng là nhờ sự gắng sức của ông rất nhiều rồi. 

Đức Phật hiểu ra vấn đề của người này và hỏi: "Ngươi có biết nguyên nhân khiến mình có bệnh hay không? Dù chỉ muốn đến đây để thể hiện sự thành kính nhưng khi nghe được câu hỏi này, anh cũng tò mò muốn biết.

Ngài tiếp lời: "Nguyên nhân khiến ông mang bệnh là do 5 điều:

- Thứ nhất: Ăn bữa tối quá no

- Thứ hai: Ngủ quá nhiều

- Thư ba: Có cuộc sống quá trụy lạc

- Thứ tư: Chẳng để tâm đến điều gì

- Thứ năm: Lười lao động.
 
Ông này nghe xong bày tỏ lòng ngưỡng mộ không biết vì sao Đức Phật lại biết hết cuộc sống của ông. Ông từng nghĩ, mình là người nhiều tiền nhiều của thì chỉ cần suốt ngày thưởng thức món ngon vật lạ trên đời, nên mỗi bữa ăn thì ăn cho chán mới thôi, không cần biết mình đã no hay chưa. 
 
Hết ăn thì ông lại chơi, suốt ngày tụ tập bạn bè để chè chén, xong đó mệt thì ngủ. Cuộc đời ông cứ luôn phiên diễn ra như thế mà ông không nghĩ tới việc làm vì nghĩ đó chỉ là nhiệm vụ của người nghèo. Bản thân mình cứ ăn sung, mặc sướng chơi bời là được rồi.
 
 
Nghe những lời Phật nói, ông giật mình nhận ra và cẩu khẩn sự giúp đỡ của Đức Phật: "Vậy tôi nên làm gì để thoát khỏi những bệnh tật này ạ?"
 
Đức Phật cho hay: "Từ nay về sau hãy kiểm soát bản thân trong việc ăn uống. Tìm cho mình một công việc để được trở thành người có ích cho mọi người xung quanh bằng những việc làm tử tế của mình. Không phải uống thuốc, chỉ cần theo chỉ dẫn của ta, bệnh sẽ dần khỏi, ngươi sẽ sống thọ". 
 
Khi trở về nhà, người đàn ông này ngay lập tức thực hiện theo và dần thấy kết quả như những gì Phật nói. Thân hình ông dần trở nên gọn gàng hơn, tác phong nhanh nhẹn, thần thái rạng ngời.

Ông đã đến nơi Đức Phật ở và quỳ sụp xuống trước mặt Ngài: "Thưa Đức Phật, Ngài đã chữa khỏi cho tôi nhiều căn bệnh về thể chất, giờ đây tôi đến đây, xin được Ngài khai mở trí tuệ".
 

Bài học rút ra: 5 điều cần tránh để sống thọ


Những lời khuyên của Đức Phật cho người nhiều bệnh tật trên đây cũng chính là lời khuyên cho chính chúng ta.

Từ những gì Đức Phật giáo huấn cho người đàn ông kia, chúng ta cũng phải lưu tâm và ghi nhớ những bài học hay để áp dụng vào cuộc sống của mình. Do đó nhớ tránh những việc sau để đảm bảo có một cuộc sống khỏe mạnh, vui tươi:

1. Ăn bữa tối quá no


Ăn quá no sẽ thường gây ra áp lực không hề nhỏ cho dạ dày phải làm việc quá nhiều trong một thời điểm và đây là nguyên nhân gây ra những bệnh tật khác trong cơ thể.

Nhất là khi ngủ mọi cơ quan gần như nghỉ ngơi, máu lưu thông chậm lại, ăn no làm mỡ trong máu tăng lên, dễ tích lắng ở thành huyết quản ảnh hưởng đến tính đàn hồi của mạch máu, dẫn tới xơ cứng động mạch.
 
Bữa tối căng đầy, thức ăn chưa tiêu hóa hết, giấc ngủ đã tìm đến. Bên cạnh đó, việc ăn quá no thì lượng thức ăn không được tiêu hoá hết, có thể phân huỷ thành độc tố làm tổn thương đến hệ thần kinh trung ương, khi lượng máu không đủ cấp cho não bộ sẽ làm giảm trí nhớ và tư duy của bạn.

Không những thế, xương của bạn sẽ mất đi chất khoáng thiết yếu nếu bạn cứ tiếp diễn thói quen ăn no vào buổi tối, từ đó làm tăng cao nguy cơ mắc phải bệnh loãng xương.
 
Do đó chỉ nên ăn trước khi ngủ khoảng 2 - 3 tiếng và không nên ăn quá nhiều.
 

2. Ngủ quá nhiều 


"Đời ngắn lắm đừng ngủ nhiều" là một thông điệp cụ thể trong một cuốn sách bán rất chạy khuyên chúng ta nên dành nhiều thời gian hơn cho công việc, sinh hoạt hàng ngày hơn là cho việc ngủ.

Tất nhiên việc ngủ đủ giấc quan trọng nhưng không có nghĩa là ngủ càng nhiều càng tốt. Ngủ nhiều sẽ sinh ra một số bệnh tật như nếu bạn nằm ngủ trong một thời gian dài ở một vị trí sẽ gây ra tình trạng cứng cơ và làm đau nhức người thêm.

Không những thế, nó còn ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của não bộ. Điều này sẽ làm bạn kém tập trung, làm suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành các công việc hàng ngày thậm chí khiến bạn tăng rủi ro mắc bệnh về tâm lý.
 
Rối loạn nhịp sinh học xảy ra khi đồng hồ sinh học của cơ thể bạn không đồng bộ với lịch trình thời gian ngày và đêm tự nhiên. Những rối loạn này có thể sẽ khiến bạn khó ngủ vào ban đêm nhưng lại dễ buồn ngủ vào ban ngày.
 

3. Có cuộc sống quá trụy lạc


Cuộc sống cứ tưởng là được ăn chơi, trác táng, trêu hoa, ghẹo nguyệt là vui nhưng đó chỉ là sự trốn tránh của một tâm hồn trống rỗng. Đến khi có phút tĩnh lặng ta lại hoang mang, sợ hãi về chính con người của mình.

Ta có thể dối lừa bất cứ ai nhưng không thể nào lừa chính mình. Tâm bệnh từ đây sẽ gây ra những thân bệnh khác mà chính bạn không biết vì sao mình bị bệnh.

Vì thế, hãy tránh xa lối sống trụy lạc, lãng phí thời gian và tiền bạc nhưng chỉ thấy cuộc sống vô nghĩa.
 
 
 

4. Chẳng để tâm đến điều gì


Làm người thì phải biết quan tâm tới người khác, cảm nhận của người khác vì khi bạn làm tổn thương người khác cũng chính là tổn thương chính mình.

Khi bạn cảm thấy lạnh lẽo trong tình cảm thì tự nhiên muốn thu mình lại, dễ bị trầm cảm và bệnh tật cũng dễ kéo đến khi tinh thần của bạn luôn ủ ê, sầu não, không người tâm sự, chia sẻ buồn vui. 
 

5. Lười lao động

Cuộc sống nếu không lao động sẽ không thấy cuộc đời mình ý nghĩa, sẽ thiếu vắng niềm vui. Chỉ khi được làm điều mình thích và điều đó mang tới lợi ích của những người xung quanh mình thì bạn mới vui tươi, tràn đầy nhựa sống.
 
Hãy luôn ghi nhớ lời của Đức Phật: "Người bình thường chỉ biết nuôi dưỡng cơ thể, còn người thông tuệ sẽ biết cả việc nuôi dưỡng tâm hồn. Nếu chỉ biết thỏa mãn vị giác của mình là ngươi đang tự hủy hoại bản thân mình. Khi đi theo Phật pháp, ngươi sẽ biết bảo vệ bản thân khỏi những cái xấu và có được một cuộc sống dài lâu".

(Tổng hợp)