Các động vật khác có tu tập hay không? Liệu chúng có khả năng cảm nhận về tâm linh?

Thứ Sáu, 22/10/2021 11:03 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Không ít người tò mò liệu động vật khác có tu tập hay không nhưng không có tài liệu vào ghi chép cụ thể về hiện tượng này và sau đây là góc nhìn của người viết để bạn có thể tham khảo và tự tìm ra câu trả lời cho mình.


 

Các động vật khác có tu tập hay không? 


Thực ra câu trả lời cho câu hỏi: Động vật khác có tu tập hay không đến nay vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng. Đức Phật chỉ khẳng định rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật, bao gồm cả các loài vật khác chứ không chỉ con người, thế nhưng quá trình đó diễn ra cụ thể như thế nào thì Người không nói cụ thể.

Thực ra các loài vật không có bộ não hay lối tư duy được như con người nên nếu có tu tập được cũng là hiếm có, xảy ra với tỉ lệ rất nhỏ và việc này cũng khó khăn hơn rất nhiều so với chúng ta.

Một số bản kinh Phật khẳng định rằng tâm của một con thú có thể có suy nghĩ phát triển cao. Thú vật, thông qua việc nghe Phật pháp của Thế Tôn cũng có thể đạt được lợi ích hỗ trợ cho tiến trình phát triển của chúng. Lợi ích của sự hỗ trợ ấy không chỉ trong hiện tại mà còn là cho tương lai, đó là những lần tái sinh thứ hai hoặc thứ ba,... sau đó.

Có thể vì thế mà cho đến nay có rất nhiều hiện tượng tâm linh liên quan tới các loài động vật mà chúng ta không thể nào giải đáp được một cách rõ ràng như sau:

- Một ngôi chùa ở Bến Tre người ta từng chứng kiến mỗi năm thì loài quy (một loài như rùa) lại kéo về đúng ngày rằm tháng 7 để nghe kinh. Không biết từ đâu chúng bò ngổn ngang khắp khuôn viên chùa.

- Người ta từng ghi lại được hình ảnh bầy tinh tinh hú hét, nhảy múa đón trận mưa rào sau mùa khô kéo dài không khác gì cách chúng ta đón nhận tin vui cả. Thậm chí chúng còn thực hiện những nghi lễ tương tự một đám tang như cúi đầu đứng xung quanh với khuôn mặt ủ rũ khi một thành viên trong bầy qua đời.

- Những chú voi cũng biết thực hiện hành vi tưởng nhớ một thành viên đã chết, chúng cũng chôn cất những xác chết của loài khác như tê giác, ngựa, hươu... nếu vô tình bắt gặp trên đường đi. 

- Chúng ta được thấy rất nhiều chú chó khóc khi chủ qua đời và còn có câu chuyện lạ kể lại rằng, một chú chó ở gần chùa Kim Cang đã bỏ nhà sang chùa ở. Người chủ dùng thịt để dụ nó về nhưng nó không chịu, lại tiếp tục trốn qua chùa và nhất định không chịu về nhà nữa. Điều đặc biệt là nó rất hiền, ăn chay dễ dàng và cứ đến giờ chư Tăng tụng kinh thì nó lên chánh điện nằm nghe kinh, xong thời kinh tự động đi xuống. 
 
Người ta không thể dùng khoa học để giải thích cho những điều trên nhưng chúng ta có thể tạm hiểu rằng những loài động vật cũng có rung cảm nhất định, chúng cũng có chút thiên hướng tâm linh nên mới có những điều lạ như trên, chỉ là chúng ta ít quan sát và biết được điều này mà thôi.

Có phải vạn vật có linh hồn?
Nhiều lúc chúng ta có cảm nhận cây cối, con vật dường như hiểu điều chúng ta nói, vậy liệu có phải vạn vật có linh hồn đúng không?
 
 

Phật cực kỳ xem trọng động vật và muôn loài


Trong những lời Phật dạy ta có thể đúc rút ra một điều rằng, nhà Phật lấy từ bi làm trung tâm, coi hết thảy chúng sinh là bình đẳng, bao gồm cả động vật như voi tượng trưng cho sự cao quý, sư tử là ẩn dụ của dũng mãnh và vĩ đại, rùa vàng thể hiện tính sinh tử niết bàn…

Thế nên Ngài mới khuyên chúng ta chớ nên sát sinh, kinh “Mười điều lành” có dạy, nếu không sát sinh ta sẽ được rất nhiều điều lợi ích: Được mọi người kính mến; Lòng từ bi mở rộng; Trừ được thói giận hờn; Luôn luôn mạnh khỏe; Tuổi thọ lâu dài; Thường được người tốt giúp đỡ; Ngủ ngon giấc và không gặp ác mộng; Trừ được các mối thù oán; Khỏi bị đọa vào ba đường ác; Sau khi chết được sinh lên cõi Trời.
 
Theo Đạo Phật, tất cả chúng sinh đều bình đẳng như nhau nhưng vì quan hệ nhân quả nên hình thái sinh mệnh mới khác nhau mà thôi, do đó sinh mệnh của muôn loài đều đáng quý. Chính vì sự khác biệt này nên Đức Thế Tôn đã phải căn cứ vào đặc tính khác nhau của mỗi loài mà thuyết Pháp với giáo lý khác nhau để độ chúng sinh thoát khỏi biển khổ luân hồi.
 
Dù không rõ động vật khác có tu tập hay không nhưng qua lời kinh của Đức Phật cũng tác động tích cực chẳng những cho con người mà còn có lợi cho cả loài thú hay cỏ cây hoa trái.  
 
 
Trong kinh từng kể lại rằng, Đức Phật sau khi độ năm anh em Kiều Trần Như, Ngài một mình đi đến tu viện của Ưu Lầu Tần Loa Ca Diếp bất chấp việc ở đây nổi tiếng có con rắn hổ mang đáng sợ. 

Kẻ này mừng thầm vì đã có thể sai khiến rắn hại Đức Thế Tôn nhưng Ngài vẫn rất điềm tĩnh, xin tá túc một đêm. Ưu Lầu Tần Loa Ca Diếp cố tình sắp xếp cho Đức Phật ở phòng nọ nhằm sai con rắn hổ mang chúa nửa đêm bò vào hại Ngài. 
 
Nhưng không ngờ, Đức Phật bằng cách nào đó đã có thể cảm hóa con rắn chúa, sáng hôm sau, người ta định vào dọn xác Ngài thì thấy con rắn dữ đang nằm yên ngoan ngoãn trong bình bát của Đức Thế Tôn.

Kết quả này thể hiện rõ rằng năng lượng từ bi của Đức Phật đã trực tiếp tác động con rắn chúa và dập tắt ý sát hại của nó. Quá kinh hãi kèm nể phục, kẻ từng muốn hại Ngài và hai người em của ông ta là Già Da Ca Diếp, Na Đề Ca Diếp cùng cả nghìn đồ đệ đã xin xuất gia làm đệ tử Phật.  

Theo Phật giáo, ai ai trong chúng ta cũng có Phật tính, tuy nhiên, chỉ loài người có đủ điều kiện tối ưu để đạt đến quả vị Phật. Thật vậy, với cấu trúc đặc biệt về thân vật chất và tinh thần là vốn quý báu giúp con người phát huy đạo đức, trí tuệ để tiến đến quả vị Vô thượng Bồ đề dễ dàng hơn các loài khác.

Bản chất mục đích tu tập của con người là để tâm thanh tịnh, dần dần hưởng thêm những lợi ích khác chứ không đơn giản là chỉ để tiến tới cõi Niết Bàn. Còn đối với các loài vật thì việc "tu" của chúng không giống như chúng ta như ăn chay, tụng kinh, hay nghe kinh phật, tọa thiền... mà là chúng có thể kiểm soát được thú tính, không làm hại loài khác, hoặc chúng sẽ “an tĩnh” trong một nơi trú ẩn nhất định nào đó, chỉ giữ cho thân không chết, nhưng chúng không ăn, không hoạt động trao đổi với bên ngoài.

Có thể tạm hiểu rằng, các loài khác tuy có hạt giống Phật, nhưng không có được sự đặc thù của thân người, nên các loài, kể cả chư Thiên nhiều phước báu hơn loài người mà muốn tu thành Phật cũng phải tái sanh làm người để từ vị trí con người rồi tiếp tục tiến tu lên. 
 
Có thể thấy, các loài động vật khác còn phải trải qua nhiều hành trình khó khăn hơn nữa trong việc tu hành, nhưng nếu chúng có được phước duyên gần gũi chư Tăng, Phật tử, hay ở gần chùa, thì nương vào từ trường thanh tịnh của Tam bảo mà khơi gợi cho chúng nhớ lại những điều thiện lành. Nhờ đó, ở một kiếp sau này chúng đủ duyên để chuyển hóa nghiệp súc sanh, trở lại làm người và tiếp tục quá trình tu tập thực sự vào lúc này.