Infographic: Ý nghĩa sâu sắc của nghi thức tắm Phật

Thứ Ba, 09/05/2017 15:27 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Hàng năm tới mùa Phật Đản, các chùa đều làm lễ tắm Phật, đọc bài kệ, bài chú tắm Phật. Nghi thức này bao hàm ý nghĩa sâu sắc mà không phải ai cũng biết.


Đại lễ Phật Đản 2017 là ngày nào?

Tại sao lại có ngày lễ Phật Đản? Ngày Phật Đản còn là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật (Phật Đản, Vu lan, Thành đạo). Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch. Đối với năm nay, lễ Phật Đản diễn ra vào ngày 15 tháng 4 (Âm lịch) tức ngày 10 tháng 5 năm 2017.

Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15/4 (âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới.

Lễ Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).


Nghi lễ tắm Phật


Theo tâm linh, vào ngày lễ Phật Đản, các phật tử ăn chay niệm Phật, không sát sinh, bày biện lại ban thờ Phật, tới chùa phụ giúp công quả và tham gia nghi lễ tắm Phật – một nghi thức quan trọng trong ngày lễ Phật Đản.

Nghi thức này tái hiện lại truyền thuyết khi Đức Phật ra đời có 9 rồng xuất hiện phun nước nóng lạnh tắm cho Ngài. Ngoài ra, nhiều tổ chức Phật giáo còn tổ chức phóng sinh, giảng đạo hay các khóa tu để thiện nam tín nữ cùng tham gia, nâng cao ý thức ngộ đạo.

Xem thêm: Tháng Phật Đản thành tâm cầu phúc