Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Lễ Phật Đản năm 2022 là ngày nào? Nên làm gì để có ngày lễ ý nghĩa nhất?

Thứ Hai, 09/05/2022 19:45 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Tìm hiểu cụ thể lễ Phật Đản năm 2022 là ngày nào rất cần thiết, nhất là đối với các Phật tử tại gia, có như thế họ mới chuẩn bị chu đáo nhất có thể cho ngày lễ vô cùng quan trọng này.

Lễ Phật Đản năm 2022 là ngày nào?

 
Tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tại Colombo (tổ chức ngày 25/5 đến 8/6/1950) thì 26 nước thành viên đã thống nhất ngày lễ Phật Đản quốc tế chính là ngày rằm tháng 4 Âm lịch hằng năm dù trước đó từ năm 1959, ngày lễ Phật Đản thường diễn ra vào ngày 8/4 Âm lịch ở các nước Đông Nam Á.
 
Chính vì vậy, đại lễ Phật Đản 2022 sẽ diễn ra vào ngày 15/4/2022 Âm lịch tức là Chủ nhật, ngày 15/5/2022 Dương lịch năm Nhâm Dần.

Đây cũng là Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2566 - Dương lịch năm 2022. Trong suốt tuần lễ Phật đản từ 8 đến ngày rằm tháng 4, nhiều gia đình Phật tử tại gia đã dâng hương, hoa lên bàn thờ Phật với ý nghĩa thể hiện lòng tôn kính của người con Phật dâng lên Đức Thế Tôn.

Đạo Phật có 3 ngày lễ lớn bao gồm: Lễ Phật Đản, lễ Vu Lan và Lễ Thành đạo. Trong đó lễ Phật Đản hay còn gọi là ngày đản sanh của Đức Phật chính là ngày kỷ niệm sự ra đời của Ngài theo truyền thống Phật giáo Bắc tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa.

Tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng đây là ngày Tam hiệp (kỷ niệm Phật Đản, Phật thành đạo và Phật nhập niết bàn).

Hiện nay, tại nước ta, một số tự viện tổ chức lễ Phật Đản theo Phật Đản quốc tế nhưng cũng có một số tự viện tổ chức lễ Phật Đản theo truyền thống vào ngày 8/4 âm lịch.
 
Ngày này được xem là ngày gợi nhắc cho thế gian về sự chào đời của Đức Phật cũng như tưởng nhớ lại hành trình 80 năm nơi trần thế của Ngài, từ đản sanh cho đến thành đạo và cuối cùng là Niết bàn tịch diệt.

Từ đó, khuyến khích người Phật tử tại gia noi gương Đức Phật, tỉnh thức hơn để sống mỗi ngày thật ý nghĩa, vui vẻ, có như vậy thì mỗi ngày trong tâm mỗi chúng ta sẽ luôn có Đức Phật đản sanh.
  
Le Phat Dan nam 2022 la ngay nao
 

Nên làm gì trong ngày lễ Phật Đản?

 
Cũng như ở Việt Nam, lễ Phật Đản diễn ra ở rất nhiều quốc gia như Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Nepal, Sri Lanka, Malaysia, Indonesia, Hồng Kông, Campuchia... ngày lễ lớn này được tổ chức một cách trang trọng để mừng ngày Đức Phật ra đời. 

1. Nghe giảng đạo và làm việc thiện

 
Cả cuộc đời Đức Phật thích ca mâu ni đều làm việc thiện và không ngừng truyền dạy lại những điều tuyệt vời trong cuộc sống này cho chúng sinh. Vì thế, trong ngày lễ Phật Đản cũng là dịp tốt để các Phật tử, nhất là Phật tử tại gia đến chùa nghe giảng đạo.

Sau khi biết ngày Lễ Phật Đản năm 2022 là ngày nào, ta có thể chọn ngày để ghé thăm chùa đúng dịp. Đây là cơ hội tốt để mỗi chúng ta tạm dừng lại cuộc sống xô bồ, có thời gian đến chùa làm công quả, nghe những bài giảng của sư thầy.

Nghe lại kinh Phật dạy, tìm hiểu về cuộc đời và những lời Phật dạy để làm giàu nhận thức của chính bản thân. Qua đó, ta hiểu thêm về triết lý, đạo đức sống, nhắc nhở bản thân sống ý nghĩa hơn, biết giúp đỡ mọi người nhiều hơn.

Hơn nữa, đây cũng là cơ hội để Giáo hội Phật giáo các quốc gia họp mặt, trao đổi về giáo lý nhà Phật. Từ đó tuyên truyền, quảng bá, phát triển Phật giáo, hướng chúng sinh tới con đường tốt đời, đẹp đạo.
 
Sau khi tham gia lễ chùa, ta được tĩnh tâm, chiêm nghiệm lại bản thân suốt thời gian qua, từ đó cân bằng lại cuộc sống, nhờ vậy mà bình an, hạnh phúc và làm hao mòn đi tính đố kỵ, kiêu căng, ích kỷ...

Việc thực hành bố thí và hành thiện là việc chúng ta luôn tâm niệm phải làm mỗi ngày nhưng đúng vào dịp lễ Phật Đản ta lại có cơ hội nhìn lại để từ đây về sau rút kinh nghiệm trong từng việc ta làm để có hiệu quả cao hơn. Những việc như từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém, có hoàn cảnh khó khăn, người bất hạnh như người già cao niên, người khuyết tật và người bệnh,... cũng nên có mục tiêu rõ ràng. 

Ngày lễ Phật Đản từ đó cũng bao hàm cả ý nghĩa mang đến đến hạnh phúc, niềm vui cho với mọi người. Đó không chỉ là việc làm thể hiện sự từ bi, độ lượng của con người mà còn là việc làm ý nghĩa nhất để cúng dâng lên Chư Phật. 
 
An chay niem Phat trong ngay le Phat Dan
 
 

2. Ăn chay niệm Phật

 
Trong Kinh có dạy: “Trong tất cả các tội ác, tội sát sinh là nặng nhất. Trong tất cả các công đức, không giết hại là công đức lớn nhất".

Vì thế, trong ngày rằm tháng 4 Âm lịch hàng năm, các Phật tử thường vinh danh Tam bảo gồm Phật, Pháp, Tăng thông qua các việc như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng và thực hiện việc ăn chay, giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả).

Việc ăn chay được thực hiện khá nghiêm ngặt ở một số quốc gia như Ấn Độ, Nepal, người dân thường mặc áo trắng khi lên các tịnh xá và ăn chay.

Tại Sri Lanka, người dân không được uống rượu, ăn thịt trong hai ngày được dành cho việc cử hành lễ Phật Đản. Theo nghị định của chính phủ, từ cửa hàng rượu, bia cho tới lò giết mổ phải đóng cửa.

Không những thế họ còn thực hiện nghi lễ phóng sinh vì hành động trả tự do cho chim, côn trùng và thú vật mang tính biểu tượng đẹp đẽ như là sự trả tự do cho những người bị giam cầm, bị bỏ tù, bị tra tấn...
 
Còn ở Việt Nam, tuy không phải ai cũng biết ăn chay đúng cách nhưng trong ngày đặc biệt này, các Phật tử tại gia cũng nghiêm túc thực hiện việc ăn chay, không được sát sinh động vật như là một cách thể hiện một lòng, một dạ hướng về Phật pháp.

Ngoài ra, nhiều nơi còn tổ chức phóng sinh, thả chim, thả cá... Theo đạo Phật, muôn loài chúng sinh đều có đủ tính Phật, chúng cũng chỉ vì chịu ác nghiệp trước đây sâu nặng, nên phải sinh làm các loài súc sinh, nếu biết tu tập thì cũng đều có thể chứng thành quả Phật. Vì thế, thường xuyên thực hiện việc phóng sinh cũng giống như việc đang cứu những mạng sống, hay cứu được một vị Phật trong tương lai.  
 

3. Trang trí ban thờ

 
Tại gia đình Phật tử, nếu có điều kiện sẽ tôn trí bảo tướng Thích Ca Sơ Sinh, thực hành nghi thức Mộc dục, tức nghi thức Tắm Phật - một trong những nghi thức lễ Phật Đản vô cùng quan trọng và ý nghĩa.
 
Nghi thức này nhằm tái hiện lại hình ảnh chư thiên tắm mát Đức Phật lúc Ngài vừa đản sinh theo như truyền thuyết. 

Nhưng nếu không có điều kiện thì Phật tử chỉ cần trang hoàng ban thờ Phật tại nhà mình, dâng hương tưởng niệm. Nhưng không cần làm quá cầu kỳ vì quan trọng nhất trong việc học Phật là thông qua hình thức tìm thấy ý nghĩa giác ngộ bên trong, chứ không phải mải mê nơi hình thức. 

Ngoài ra, Phật tử tại gia cũng có thể tụ họp với các Phật tử khác để tổ chức một buổi lễ trang nghiêm bao gồm ăn chay, lễ tắm Phật...
 
Không dừng lại ở đó, để chào mừng ngày lễ Phật Đản, các phật tử còn có thể cùng vệ sinh sân vườn, xóm làng, tham gia các công tác xã hội như bảo vệ môi trường, dọn dẹp các con phố, đường xá nơi mình ở. Đây là cách để gột rửa đi những dơ bẩn, xấu xa, giúp con người thanh thản, an yên hơn.
 
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X