Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Lễ Phật Đản 2018 là ngày nào? Nên làm gì trong Đại lễ Phật Đản?

Thứ Hai, 07/05/2018 10:22 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Đại Lễ Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn nhất trong năm của đạo Phật. Sắp đến Lễ Phật Đản 2018, hãy cùng tìm hiểu thêm về nguồn gốc của ngày lễ này nhé.
 

Đại Lễ Phật Đản là ngày gì?

 
Theo truyền thống đạo Phật, ngày Phật Đản được xem là một trong ba ngày lễ lớn trong năm là Phật Đản, Vu Lan, Thành Đạo. Lễ Phật Đản sinh cùng với lễ Phật Thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn hợp với nhau thành lễ Tam hợp, hay còn gọi là lễ Vesak.

dai le phat dan la ngay gi
 
 
Ngày lễ tâm linh trọng đại này được cả hai phái Nam tông và Bắc tông trong đạo Phật tổ chức hàng năm. Tại sao có ngày lễ Phật Đản? Lễ Phật Đản có nghĩa là ngày sinh của Đức Phật, hay còn gọi là Vesak. Vesak ở đây là từ ngữ thuộc ngôn ngữ Sinhalese cho các biến thể tiếng Pali, "Visakha". Visakha / Vaisakha là tên của tháng thứ hai của lịch Phật và lịch Ấn Độ, ứng với tháng 4, tháng 5 của lịch Gregorian phương Tây.
 
Ngày lễ Phật Đản có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó phát triển sang các quốc gia khác. Tại những quốc gia theo Phật giáo Nguyên thủy như Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và một số nước Đông Nam Á, Đại Lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng Vaisakha.  Ngày lễ này còn được gọi là Visakah Puja (lễ hội Visakah) hay là Buddha Purnima, Phật Purnima, (Purnima nghĩa là ngày trăng tròn trong tiếng Phạn) hay là Buddha Jayanti, Phật Jayanti, với Jayanti có nghĩa là sinh nhật ở Nepal và Tiếng Hindi.

nguon goc cua le phat dan
 
 
Ở Thái Lan, đất nước mà hơn 90% dân số theo đạo Phật thì ngày này được gọi với cái tên là Visakha Bucha. Ở Indonesia, người ta gọi ngày này là Waisak, còn ở Tây Tạng là Saga Daw. Người dân Lào thì biết đến ngày này với cái tên là Vixakha Bouxa, ở Myanmar lại gọi là Ka-sone-la-pyae (nghĩa là Ngày rằm tháng Kasone, cũng là tháng thứ hai trong lịch Myanmar).
 

Lễ Phật Đản 2018 là ngày nào?

 
Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức Đại Lễ Phật Đản vào ngày 8/4 dương lịch. Tuy nhiên, tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên được tổ chức ở Colombo, Tích Lan từ ngày 25/5 đến 8/6 thì ngày lễ này có sự thay đổi về thời gian tổ chức. Theo đó, các phái đoàn Phật tử giáo hội với thành viên đến từ 26 quốc gia khác nhau trên thế giới đã thống nhất chọn tổ chức ngày Phật Đản quốc tế vào ngày rằm tháng 4 âm lịch hàng năm15/4 âm lịch được xem là ngày mừng Đại lễ Phật Đản, kính ngưỡng Đức Phật Thích Ca.

ngay le phat dan 2018 la ngay nao
 
 
Tới ngày 15/12/1999, có một dấu mốc lịch sử nữa xảy ra. Theo đề nghị của 34 quốc gia có người dân theo Phật giáo, nhằm mục đích tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa cũng như tư tưởng hòa bình và đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại phiên họp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak, tức Đại lễ Phật Đản là một lễ hội văn hóa tôn giáo quốc tế của Liên Hợp Quốc. Các hoạt động kỷ niệm ngày lễ này sẽ được tổ chức hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp Quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi. 
 
Lễ Phật Đản 2018 như thường lệ cũng sẽ được tổ chức vào rằm tháng 4 âm lịch. Theo đó, ngày 29/5 dương lịch chính là ngày 15/4 âm lịch, là ngày mà Đại Lễ Phật Đản diễn ra.
 
Ở nước ta, lễ Phật Đản được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức một cách trang trọng, được các Phật tử trên cả nước đón nhận và hưởng ứng nhiệt liệt. Song song với việc tổ chức buổi lễ chính vào đúng ngày rằm tháng 4 âm lịch, Giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm khác như diễu hành xe hoa trên các đường phố, tổ chức lễ phóng sinh, thả đèn hoa đăng trên sông, tổ chức các buổi văn nghệ chào mừng ngày Phật Đản, thuyết giảng Phật pháp… Khắp các chùa được trang trí lộng lẫy với đèn lồng và cờ Phật giáo. Theo thống kê, hàng năm vào ngày lễ này có tới hàng nghìn tăng ni, phật tử cùng tham dự và bày tỏ lòng tín ngưỡng của mình với Đức Phật.

to chuc phong sinh ngay phat dan
 
 
Vào ngày lễ Phật Đản diễn ra, các Phật tử theo lời Phật dạy, không sát sinh, mọi người đều ăn chay. Các Phật tử cũng có các hoạt động tự phát như thả chim, thả cá phóng sinh, tạo niêm vui và hiến dâng sự sống cho muôn loài. Phóng sinh một lần, phúc báo đời đời, nghiệp lành khai nở. Tất cả các hoạt động đều được diễn ra trong không khí thành kính, tuân theo lời Phật tổ chức khiêm nhường, không gây tốn kém, không phung phí, sống sao cho tốt đời đẹp đạo, hướng con người ta tới Chân Thiện Mỹ với tấm lòng từ bi hỷ xả.
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X