(Lichngaytot.com) Khi lòng tham nổi lên không ít người đã phạm sai lầm khi lấy của cải thuộc về người khác để vun vén cho mình, họ không biết họ đang tự gieo nghiệp ác nên nhận quả đắng là điều dễ hiểu.
Chớ tham lam lấy của cải thuộc về người khác
Ngày nay chúng ta đã phải chứng kiến quá nhiều cảnh bố mẹ, con cái, anh chị em trong nhà tranh nhau mảnh đất hay có những người vì tin tưởng cho mượn rất nhiều tiền nhưng đến khi đi đòi thì không nhận được tiền còn bị dọa nạt. Không ít án mạng cũng vì mâu thuẫn tiền bạc do lòng tham mà ra.
Lòng tham muốn tiền bạc của con người khiến ta chẳng thể nào biết điểm dừng, có rồi lại muốn có nhiều hơn nữa cả trăm tới vạn lần. Chỉ vì ham muốn nhất thời nhưng việc lấy tài sản của người khác làm của mình là ta đã bắt đầu gieo nghiệp ác cho chính mình từ lúc đó.
Thế nên dành cả đời kiếm tiền rồi giữ tiền mà trong lòng vẫn không yên, vẫn phải chịu nhọc nhằn, lao khổ, không bao giờ có những phút nghỉ ngơi ngồi chơi thoải mái. Họ vẫn bao biện rằng giờ cố gắng kiếm thật nhiều tiền để sau này được sung sướng.
Những kẻ cứ cố vơ vét tiền bạc của người khác về mình tưởng là để sung sướng nhưng dù cho của cải có chứa đầy nhà nhưng trong lòng vẫn bất an, đêm ngủ không yên, luôn lo lắng một ngày sẽ bị trả thù.
Phật dạy rằng: “Nguồn cội của mọi khổ đau trên đời đều từ 3 việc mà ra: tham, sân, si”. Trong đó, tham đứng hàng đầu, vì do tham mới nổi lên sân hận, mới khiến con người si mê u tối, từ đó gây nên nghiệp ác.
Phật dạy rằng, tham lam càng nhiều thì báo ứng càng lớn. Luật nhân quả của lòng tham thường được trả ngay trong kiếp này, qua rất nhiều minh chứng thực tế mà chúng ta đã thấy.
Chuyện kể lại rằng vào thời nhà Minh có một người đàn ông giàu có tên là Từ Trì, ông sống gần một người tên là Từ Bát. Thấy nhà Từ Bát to và đẹp, Từ Trì tìm mọi cách để có được nó.
Tuy nhiên, Từ Bát không có ý định bán ngôi nhà. Từ Trì đã dụ dỗ con trai của Từ Bát đánh bạc đến khi khuynh gia bại sản, cuối cùng Từ Bát chỉ có thể bán lại ngôi nhà cho Từ Trì. Từ Bát tức giận người con trai sau đó đã qua đời trong phẫn uất.
Chẳng bao lâu sau, ba người con trai và năm người cháu của Từ Trì đều bị bệnh nặng. Trong giấc mơ Từ Trì mơ thấy ông nội nói rằng: “Tai họa của mày sắp đến rồi đấy. Mày có còn nhớ đã có được căn nhà như thế nào không? Vì điều đó, Từ Bát đã kiện mày ở Âm phủ”. Từ Trì rất sợ hãi.
Sáng sớm hôm sau, Từ Trì đi đến miếu Thành Hoàng để cầu cúng. Ngay khi vừa vào miếu, ông ta đã gặp một người ăn xin nhìn mình với vẻ kinh ngạc. Khi có người hỏi nguyên nhân tại sao, ông ấy nói khẽ:
- Tối qua khi ngủ ở trong miếu, tôi thấy ai đó đang cầm một bản cáo trạng, kiện Từ Trì vì đã dụ dỗ con trai ông ấy đánh bạc, khiến họ khuynh gia bại sản. Không ngờ hôm nay lại gặp Từ Trì đến đây để cầu cúng. Vì thế tôi rất kinh ngạc.
Từ Trì nghe thấy vậy càng thêm hoảng sợ.
- Tối qua khi ngủ ở trong miếu, tôi thấy ai đó đang cầm một bản cáo trạng, kiện Từ Trì vì đã dụ dỗ con trai ông ấy đánh bạc, khiến họ khuynh gia bại sản. Không ngờ hôm nay lại gặp Từ Trì đến đây để cầu cúng. Vì thế tôi rất kinh ngạc.
Từ Trì nghe thấy vậy càng thêm hoảng sợ.
Quả thật, trong vòng một năm, Từ Trì bị bệnh nặng và qua đời. Không lâu sau, các con trai và cháu của ông ta cũng qua đời.
Vì tham lam ngôi nhà của người khác, Từ Trì đã bày mưu khiến con trai của Từ Bát trở nên xấu xa, sau đó khiến cha con họ bất hoà, và cuối cùng khiến họ khuynh gia bại sản. Cái tâm ấy thật là hiểm ác.
Để thỏa mãn lòng tham của mình, Từ Trì đã tự gieo nghiệp ác và gặp quả báo trong chính đời này thực là một bài học đáng sợ cảnh tỉnh chúng ta. Tài sản của một người là do phúc phận của họ mà ra, có phúc thì không cần toan tính vẫn hạnh phúc giàu sang bất chấp hoàn cảnh, không phải bằng âm mưu hãm hại mà có thể đạt được.
Vốn phúc đã mỏng lại còn làm điều bất thiện, hại người để tư lợi thì phúc đức càng nhanh tiêu tan. Vì thế, muốn giàu có sung sướng thì cố gắng tạo thêm nhiều phúc đức cho đời, cho người chứ không phải là đi giành giật, hơn thua.
Để thỏa mãn lòng tham của mình, Từ Trì đã tự gieo nghiệp ác và gặp quả báo trong chính đời này thực là một bài học đáng sợ cảnh tỉnh chúng ta. Tài sản của một người là do phúc phận của họ mà ra, có phúc thì không cần toan tính vẫn hạnh phúc giàu sang bất chấp hoàn cảnh, không phải bằng âm mưu hãm hại mà có thể đạt được.
Vốn phúc đã mỏng lại còn làm điều bất thiện, hại người để tư lợi thì phúc đức càng nhanh tiêu tan. Vì thế, muốn giàu có sung sướng thì cố gắng tạo thêm nhiều phúc đức cho đời, cho người chứ không phải là đi giành giật, hơn thua.
Làm người phải biết đủ mới dập tắt lửa tham trong lòng
Đức Phật từng căn dặn chúng ta chớ vì tham lam mà rơi xuống tận cùng khổ đau đời người. Trong Pháp Cú 248 có ghi lại:
"Các ngươi nên biết rõ rằng
Dễ gì chế ngự việc làm ác đâu
Tham lam, tội lỗi hố sâu
Kéo ta xuống chốn khổ đau đời đời".
Vì thế, sống làm người phải biết đủ thì thấy đủ nếu không lửa tham trong lòng cứ thế rực cháy khiến bạn phạm sai lầm này tới sai lầm khác mà không thể nào thoát ra được.
Làm người muốn an nhàn, thanh thản thì nên tập ăn cái gì cũng được, miễn ăn để sống là được, còn ngủ ở đâu cũng được, không cần phải ở nhà cao cửa rộng, đầy đủ tiện nghi mới cảm thấy hạnh phúc.
Thế nên không ít người được xem là giàu nhất thế giới họ vẫn chọn cuộc sống giản dị, đơn giản, không mưu cầu quá nhiều. Họ vẫn vui vẻ lao động, làm việc trong khả năng của mình, không tham đắm vào dục vọng chỉ miễn họ được làm công việc yêu thích cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay là được.
Câu chuyện về người phụ nữ tham lam biến thành quỷ sau đây có thể mang lại cho một bài học về lòng tham để tự răn mình:
Thời ấy, Đức Phật đang ở thành Vương xá, núi Kỳ xà quật. Tôn giả Mục kiền liên ngồi thiền dưới một gốc cây kia, quán sát thấy một ngạ quỷ thân như cây đuốc cháy, bụng như quả núi lớn, cổ họng lại nhỏ như cây kim, tóc dài phủ khắp cả mình, cả thân người đều bốc lửa thiêu đốt, chạy khắp bốn phương tìm những phân dơ để làm thức ăn mà tìm hoài chẳng gặp, đói khát khổ não cùng cực.
Ngài liền hiện thân đến trước ngạ quỷ ấy, hỏi rằng:
- Ngày trước người tạo những ác nghiệp chi mà nay chịu quả báo khổ não như thế?
Ngạ quỷ đáp:
- Nay đang có đức Như Lai tại thế, ngài nên đến đó mà hỏi. Tôi hiện đang đói khát, chẳng thể trả lời ngài được.
- Ngày trước người tạo những ác nghiệp chi mà nay chịu quả báo khổ não như thế?
Ngạ quỷ đáp:
- Nay đang có đức Như Lai tại thế, ngài nên đến đó mà hỏi. Tôi hiện đang đói khát, chẳng thể trả lời ngài được.
Khi ấy, ngài Mục kiền liên liền đến chỗ Phật để hỏi nguyên do tác nghiệp ngày trước của ngạ quỷ ấy.
Phật bảo Mục kiền liên:
- Ngươi hãy chú tâm lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà phân biệt giảng nói. Về thuở quá khứ cách đây đã vô số kiếp, xứ Ba-la-nại nhân dân hòa thuận, sung túc, có vị trưởng giả tên là Hiền Thiện, tâm tánh nhu hòa, hiền hậu, thường làm việc bố thí, cúng dường, khắp nơi đều nghe tiếng.
- Ngươi hãy chú tâm lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà phân biệt giảng nói. Về thuở quá khứ cách đây đã vô số kiếp, xứ Ba-la-nại nhân dân hòa thuận, sung túc, có vị trưởng giả tên là Hiền Thiện, tâm tánh nhu hòa, hiền hậu, thường làm việc bố thí, cúng dường, khắp nơi đều nghe tiếng.
- Tôi có chút việc phải đi ngay, bà hãy thay tôi mang thức ăn ra cúng dường vị Tỳ kheo này.
Người vợ đồng ý với chồng nhưng òng người đàn bà ấy tham lam nên nghĩ rằng:
- Hôm nay nếu cho ông ấy thức ăn, chắc rằng ngày sau lại đến nữa, những người như thế này thật là đáng ghét.
Nghĩ vậy rồi, liền giả vờ mời Tỳ kheo ấy vào phòng trong, xong khóa cửa nhốt lại suốt ngày ấy chẳng cho ăn uống gì cả.
Do nhân duyên tạo nghiệp ấy mà qua vô lượng kiếp phải đọa làm thân ngạ quỷ, thọ khổ như vậy.
Phật lại nói với Mục kiền liên rằng:
- Người vợ trưởng giả ngày trước ác tâm bỏ đói vị tỳ-kheo ấy, nay chính là ngạ quỷ mà ngươi gặp đó. Do vậy, Tỳ kheo các ngươi nên tu hạnh bố thí, chẳng nên giữ tâm tham lam, bủn xỉn.
- Người vợ trưởng giả ngày trước ác tâm bỏ đói vị tỳ-kheo ấy, nay chính là ngạ quỷ mà ngươi gặp đó. Do vậy, Tỳ kheo các ngươi nên tu hạnh bố thí, chẳng nên giữ tâm tham lam, bủn xỉn.